Crimea một ngày trước cuộc trưng cầu sáp nhập Nga
Những người ủng hộ chính quyền lâm thời và lực lượng thân Nga ở bán đảo Crimea tiếp tục thách thức nhau bằng những cuộc biểu tình, khi chỉ còn một ngày nữa cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga sẽ diễn ra.
Nhóm vũ trang ủng hộ Moscow canh gác ở cổng vào của tòa nhà nghị viện Crimea tại thủ phủ Simferopol hôm qua. Tòa nhà này đã bị các tay súng chiếm giữ từ cuối tháng hai. Bầu không khí ở đây đang nóng lên khi nghị viện Crimea sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc trở thành một phần lãnh thổ của Nga vào ngày mai.
Các nghị sĩ của nước cộng hòa tự trị trên bán đảo cùng tên đã bỏ phiếu tán thành mong muốn Crimea “sáp nhập vào Liên bang Nga với các quyền lợi của một chủ thể thuộc Liên bang Nga” hôm 6/3. Đến hôm 11/3, nghị viện địa phương tiếp tục phê chuẩn “một tuyên bố về sự độc lập của nước cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol” khỏi Ukraine.
Trong hình, các tình nguyện viên ủng hộ Nga tập trung ở quảng trường cạnh tòa nhà Hội đồng Bộ trưởng của Crimea, tại Simferopol, hôm qua.
Những xe tải quân sự thuộc phe thân Nga kéo pháo di chuyển về khu vực biên giới giữa Crimea và vùng Kherson của Ukraine, trên đường cao tốc gần thị trấn Dzhankoy. Lực lượng này đang giành quyền kiểm soát nhiều căn cứ quân sự của quân đội Ukraine trên bán đảo trong gần một tháng nay.
Một tay súng bịt mặt thân Nga kiểm tra giấy tờ của một tài xế ở chốt an ninh tại Chongar, vùng biên giới giữa Crimea và Kherson. Nhiều cuộc đụng độ gần đây xảy ra giữa nhóm vũ trang được gọi là “lực lượng tự vệ địa phương” và các binh sĩ Ukraine.
Video đang HOT
Những người ủng hộ Nga lái xe và phất cờ Nga trong trung tâm Simferopol của Crimea. Bán đảo này có hơn một nửa dân số là người Nga và tính riêng Simferopol, con số này là khoảng 70%.
Những người ủng hộ Nga phô trương lực lượng trước tòa thị chính ở quảng trường Lenin, Simferopol. Crimea dự kiến sẽ lấy đồng rouble của Nga làm đồng tiền chính thức khi gia nhập vào Liên bang Nga.
Trước viễn cảnh Crimea bị chia tách khỏi Ukraine ngày càng hiện rõ, cộng đồng ủng hộ chính quyền mới lên ở Kiev cũng tổ chức biểu tình để phản đối cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga. Trong hình, những người thuộc dân tộc Tatars cầm biểu ngữ có dòng chữ “Tôi yêu Ukraine” và “Crimea là một đất nước tươi đẹp!”, tại một căn cứ quân sự của Ukraine ở thị trấn Bakhchisarai, cách Simferopol khoảng 40 km.
Người Tatars chiếm chỉ 12% ở Crimea. Họ phản đối Nga bởi tộc người này từng bị các lãnh đạo Xô viết ra lệnh trục xuất đến Trung Á hồi Thế chiến II. Trong hình, người biểu tình cầm biểu ngữ “Trưng cầu dân ý là bất hợp pháp”.
Tòa án Hiến pháp Ukraine hôm qua ra tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Cộng hòa tự trị Crimea về sáp nhập vào Nga là vi hiến. Theo luật pháp Ukraine, quyết định của Tòa án Hiến pháp là bắt buộc phải thực thi và không thể kháng lại.
Người biểu tình cầm tấm bảng có dòng chữ “Ukraine thống nhất” ở Simferopol. Hầu hết mọi giờ trong tuần qua, tất cả các kênh truyền hình của Ukraine đều phát sóng đoạn video kêu gọi bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cả bằng tiếng Ukraine lẫn tiếng Nga.
Những thanh niên người Tatars cũng tham gia cuộc biểu tình với biểu ngữ “các sinh viên phản đối cuộc trưng cầu dân ý”. Pravy Sektor, phong trào cực hữu Ukraine, khẳng định họ sẵn sàng cầm súng để bảo vệ Crimea.
Một người đàn ông cầm bóng bay mang hai màu sắc của quốc kỳ Ukraine nói chuyện với các binh sĩ Ukraine tại một căn cứ quân sự ở thị trấn Bakhchisarai.
Moscow tuyên bố sẽ tôn trọng “sự lựa chọn tự do và dân chủ” của người dân Crimea trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Liên bang Nga.
Tuy nhiên, Mỹ và cộng đồng quốc tế cảnh báo sẽ không công nhận kết quả trưng cầu dân ý của Crimea và sẽ phản đối nếu Quốc hội Nga phê chuẩn. Washington đồng thời nhấn mạnh hành động này sẽ kéo theo một lệnh trừng phạt và nguy cơ căng thẳng Đông – Tây lớn nhất kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.
Hôm nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ có cuộc họp khẩn cấp do Mỹ yêu cầu, để bỏ phiếu cho một nghị quyết được phương Tây hậu thuẫn. Nội dung của nghị quyết được cho là lên án cuộc trưng cần dân ý sắp diễn ra tại Crimea. Theo nhận định của các nhà ngoại giao phương Tây, Nga sẽ bỏ phiếu phủ quyết, còn ý định của Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng.
Anh Ngọc
Theo VNE
Lực lượng thân Nga đã kiểm soát toàn bộ Crimea?
Ông Sergei Aksyonov, người đứng đầu Khu tự trị Crimea, Ukraine nói rằng lực lượng thân Nga đã kiểm soát toàn bộ bán đảo Crimea và bao vây toàn bộ các căn cứ quân sự Ukraine chưa chịu đầu hàng, AP đưa tin ngày 6.3.
Binh sĩ vũ trang mặc quân phục không phù hiệu, được cho là lính Nga, đang đứng bao vây một doanh trại quân đội Ukraine ở Khu tự trị Crimea - Ảnh: Reuters
Ông Aksyonov cho biết đã có 11.000 người tham gia vào lực lượng cảnh sát chống bạo động và an ninh địa phương.
Được biết, các nước phương Tây cùng chính quyền lâm thời tại Ukraine cáo buộc "lực lượng tự vệ" tại Crimea chính là quân đội Nga yêu cầu Nga rút quân khỏi Crimea, nhưng Moscow khẳng định không hề có binh sĩ Nga hoạt động tại khu tự trị này.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 5.3 cho rằng báo đài thế giới công bố những bức ảnh và video về những xe quân sự biển số Nga và những binh sĩ trong quân phục không phù hiệu được cho là quân Nga ở khu tự trị Crimea của Ukraine là "vô lý" và "gây hấn".
Nhưng khi được hỏi tại sao lực lượng phòng vệ địa phương Crimea lại có các loại xe quân sự Lynx và Tiger của Nga, ông Shoigu trả lời: "Tôi cũng chẳng biết".
Trong khi đó, cũng trong ngày 5.3, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Robert Serry cho hay ông đã phải cắt ngắn một sứ mệnh tại Crimea sau khi bị các "lực lượng tự vệ" tại Crimea đe dọa.
Hoàng Uy
Theo TNO
Obama cảnh báo Nga đừng can thiệp quân sự vào Ukraine Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo rằng ông có thể không dự hội nghị cấp cao G8 ở Nga nếu nhận thấy Moscow có ý định xâm phạm chủ quyền của Ukraine. Cờ Nga tung bay phía trước và trên nóc tòa nhà chính quyền địa phương ở thủ phủ Simferopol của Crimea. Ảnh: AFP Theo AFP, Tổng thống Obama bày tỏ...