Crimea kêu gọi Hà Lan ngăn chặn chuyển bộ sưu tập vàng Scythia sang Ukraine
Tòa phúc thẩm Amsterdam có cơ hội đưa ra quyết định công bằng mang tính lịch sử bằng cách không cho phép chuyển bộ sưu tập vàng Scythia của Crimea cho Ukraine.
Người đứng đầu nhóm làm việc về các vấn đề pháp lý quốc tế tại Đại diện thường trực của Crimea trực thuộc Tổng thống Nga Alexandr Molokhov tuyên bố.
Một hiện vật trong Bộ sưu tập vàng Scythia. Ảnh: AP
Bộ sưu tập vàng Scythia và khoảng 2 nghìn hiện vật cổ từ bốn bảo tàng của Crimea đã được đưa đi triển lãm tại Bảo tàng Allard Pearson ở Amsterdam vào đầu tháng 2/2014, trước khi Crimea tái hợp với Nga.
Sau khi kết thúc cuộc triển lãm vào tháng 8 cùng năm, Nga và Ukraine, vốn đều coi bộ sưu tập là tài sản của mình, không thể quyết định cổ vật sẽ được trả lại cho ai.
Video đang HOT
Vào ngày 14/10/2016, Tòa án quận Amsterdam đã xem xét yêu cầu của các bảo tàng Crimea và quyết định rằng bộ sưu tập nên được trả lại cho Kiev.
Phía Crimea đã đệ đơn kháng cáo và được tòa án tại Amsterdam xem xét vào ngày 11/3. Tòa án phúc thẩm Amsterdam dự kiến sẽ công bố quyết định về vàng Scythia vào ngày 16/7.
Theo ông Molokhov, Nga sẽ cố gắng đến cùng để đạt được việc trao trả cổ vật cho Crimea, vì chúng có quyền được ở ngay trên vùng đất nơi chúng được tìm thấy.
Theo baonghean/vn.sputniknews.com
Zelensky-Putin : Kẻ cần, người không vội, vì sao?
Trong những ngày gần đây, ở châu Âu dấy lên nhiều đồn thổi và ngay cả tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cũng như tổng thống Nga Vladimir Putin cũng xa gần đề cập đến khả năng có cuộc gặp giữa hai vị tổng thống này trong thời gian tới.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky.
Khác với người tiền nhiệm, ông Zelensky khi còn vận động tranh cử tổng thống ở Ukraine cũng như từ khi lên cầm quyền ở đất nước này đều vẫn có ý sẵn sàng gặp ông Putin, cho rằng nếu muốn giải quyết cả chuyện ly khai và nội chiến lẫn vấn đề Crimea thì phía Ukraine phải tiếp xúc và đối thoại với Nga chứ không thể cự tuyệt mọi trao đổi trực tiếp cũng như giáp tiếp với Nga như ở thời người tiền nhiệm của ông Zelensky là ông Petro Poroshenko. Ông Putin tuy không loại trừ khả năng sẽ có gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với ông Zelensky, nhưng luôn dè dặt chứ không mặn mà, chỉ để ngỏ khả năng chứ không xúc tiến. Từ sau khi ông Zelensky đắc cử tổng thống ở Ukraine, ông Putin cho thấy không những không chủ ý tranh thủ người mới này mà còn có những biện pháp chính sách gây khó dễ nhiều hơn cho Ukraine như tạo thuận lợi cho việc cấp hộ chiếu Nga cho những người Ukraine ở các khu vực ly khai chính phủ Ukraine hay cho người Ukraine hiện lưu trú ở Nga và tuyên bố của ông Putin sẵn sàng cấp hộ chiếu Nga cho tất cả người Ukraine.
Thực trạng hiện tại trong suy tính sách lược của hai người này cho thấy ông Zelensky cần cuộc gặp và trao đổi với ông Putin cấp thiết hơn là ngược lại. Thực trạng ấy có thể được giải thích như sau.
Ở Ukraine, ông Zelensky đã chính thức cầm quyền nhưng không có đảng phái chính trị của mình trong quốc hội hiện tại. Vào tháng 10 tới này, quốc hội Ukraine sẽ được bầu lại và ông Zelensky cần phải có được đa số cho đảng phái chính trị của mình trong quốc hội mới để có thể yên ổn cầm quyền. Cho nên đối với người này, việc vận động bầu cử quốc hội hiện còn quan trọng hơn cả chuyện cầm quyền.
Trong tình cảnh hiện tại, tiếp xúc trực tiếp được với ông Putin, cho dù với kết quả mà ai cũng biết trước được là Ukraine không thể giành về Crimea và chưa thể chấm dứt được tình trạng ly khai và nội chiến, vẫn giúp ông Zelensky tăng được đáng kể vị thế và uy tín cá nhân trong cộng đồng cử tri ở Ukraine, thể hiện sự chủ động và năng lực vận hành chính sách đối ngoại, bảo vệ lợi ích quốc gia và nỗ lực tìm kiếm thoả hiệp với Nga. Ông Zelensky ý thức được rằng càng đạt được thoả hiệp với Nga sớm bao nhiêu thì càng có thể có lợi cho Ukraine bấy nhiêu vì theo thời gian, vấn đề Ukraine sẽ bị mất dần tính thời sự, các đồng minh hiện tại của Ukraine sẽ dần bớt đối đầu để chuyển sang hợp tác với Nga.
Việc Nga trở lại Hội nghị nghị viện của Hội đồng châu Âu (PACE) và cuộc gặp giữa ông Putin với tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G20 ở thành phố Osaka của Nhật Bản là những bằng chứng mới nhất và những báo động mới đây nhất đối với Ukraine. Qua đó chẳng phải có thể thấy là vấn đề Ukraine bắt đầu không còn cản trở gì Nga nữa trên chính trường thế giới và quan hệ quốc tế cũng như giữa Mỹ và các đồng minh của Ukraine ở châu Âu bất đồng quan điểm ngày càng thêm sâu sắc về Nga và Ukraine theo hướng bất lợi cho Ukraine và có lợi cho Nga.
Ông Putin để ngỏ khả năng gặp ông Zelensky thôi chứ chắc sẽ không gặp người này trong thời gian trước cuộc bầu cử quốc hội sắp tới ở Ukraine. Cách làm này giúp ông Putin tác động trực tiếp vào nội bộ Ukraine, phân rẽ chính trường và xã hội Ukraine và hậu thuẫn gián tiếp những phe phái chính trị thân Nga ở Ukraine. Sau cuộc bầu cử quốc hội ấy, ông Putin sẽ tuỳ liệu vào kết quả bầu cử và cục diện quyền lực trong quốc hội Ukraine mà quyết định có gặp ông Zelensky hay không, gặp ở đâu vào thời điểm nào và trong khuôn khổ ngoại giao nào. Có thể đấy sẽ là một cuộc gặp song phương bên lề sự kiện quốc tế nào đó hoặc gặp đồng thời với một hay nhiều bên khác nữa.
Khác với người tiền nhiệm ở Ukraine, ông Zelensky phải dựa cậy vào sự hậu thuẫn của đông đảo cử tri người Ukraine gốc Nga nói tiếng Nga nếu muốn thực hiện đầy đủ các cam kết vận động tranh cử tổng thống. Vì thế, người này phải lưu ý đến Nga nhiều hơn và sẽ không thù địch Nga một cách cuồng tín như người tiền nhiệm và cũng sẽ không đến mức công cụ hoá thái độ thù địch Nga để lấy lòng Mỹ, EU và Nato như người tiền nhiệm.
Ông Putin không thể không nhận ra điều đó nên chắc rồi đây sẽ không đối xử người mới này ở Ukraine như đã đối xử người tiền nhiệm.
Vì hiện tại có kẻ cần nhưng người lại chưa vội như thế nên quan hệ giữa Ukraine và Nga chưa thể sớm được cải thiện và toàn bộ mọi khía cạnh của vấn đề Ukraine vẫn chưa thể sớm có được giải pháp.
Theo Danviet
Kiev tố Nga triển khai 82.000 binh sĩ dọc biên giới Ukraine ở Crimea, Donbas Trưởng phòng kiểm tra của Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine, ông Andriy Gudz cáo buộc tổng quân số mà Nga triển khai dọc biên giới Ukraine ở vùng Donetsk, Luhansk, cũng như ở Crimea lên tới khoảng 82 nghìn binh sĩ, theo Uawire Tuyên bố tại một cuộc họp ngắn ở Kiev, ông Andriy Gudz khẳng định, đây...