Creative giới thiệu card âm thanh Sound Blaster mới
Dòng card âm thanh Sound Blaster Z-series mới của Creative mang đến trải nghiệm âm thanh chất lượng cao cho người dùng máy tính để chơi game và nghe nhạc.
Creative vừa trình làng 3 card âm thanh Sound Blaster mới gồm các model ZxR, Zx và Z. Cả ba card âm thanh này đều thuộc loại card gắn trong dành cho máy tính để bàn, sử dụng khe cắm PCI Express.
Dòng card âm thanh Creative Sound Blaster Z-series mới dành cho máy tính để bàn.
ZxR là model cao cấp nhất mà theo Creative là mẫu card cung cấp âm thanh tốt nhất thế giới. Card Sound Blaster ZxR sử dụng các thành phần có chất lượng âm thanh cao cấp bên trong, gồm có bộ phận chuyển đổi DAC cung cấp tỉ lệ tín hiệu 127dB SNR (signal-to-noise ratio). Mẫu card này cũng trang bị bộ khuếch đại cho tai nghe (headphone amplifier) công suất 80mW 600ohm và có khả năng truyền âm thanh với tần số 192kHz, giá bán là 249,99 USD. Model này còn trang bị card phụ có ngõ ra quang học DBpro cùng module điều khiển gắn ngoài Audio Control Module.
Thấp hơn là Sound Blaster Zx có giá 149,99 USD. Card âm thanh này có phần cứng giống hệt như của ZxR nhưng không có card phụ DBpro. Mẫu card này có lớp vỏ màu đỏ trông nổi bật cùng hệ thống đèn LED rực rỡ. Module điều khiển gắn ngoài Audio Control Module có nút vặn điều chỉnh âm lượng, ngõ ra headphone và ngõ micro.
Cuối cùng là card Sound Blaster Z với giá bán 99,99 USD. Model này có cùng cấu hình phần cứng như card Zx, chỉ thiếu phần Audio Control Module gắn ngoài. Mẫu card này nhắm đến các game thủ cần giải pháp âm thanh chơi game hoàn hảo. Card Sound Blaster Z cũng có khả năng cung cấp tỉ lệ tín hiệu 120dB SNR, hỗ trợ truyền âm thanh tần số 192kHz với ngõ ra analog, ampli headphone 600ohm, hệ thống đèn LED rực rỡ và nhiều tính năng khác.
Theo VNE
Lựa chọn card âm thanh hoàn hảo
(Zing) - Dù không có nhiều lựa chọn, nhưng người dùng Việt Nam vẫn có thể trang bị cho mình một card âm thanh hoàn hảo phù hợp với nhu cầu sử dụng lẫn hầu bao phải bỏ ra với thương hiệu Creative.
Với sự phát triển không ngừng của bo mạch âm thanh tích hợp, thị phần của bo mạch âm thanh rời đã phần nào bị giảm đáng kể do người dùng đang có xu hướng tiết kiệm trong thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Dẫu vậy, nhu cầu thực sự về âm thanh chất lượng cao vẫn còn đó với những người dùng cần những bo mạch âm thanh thực sự chuyên nghiệp phục vụ cho công việc cũng như giải trí với phim ảnh chất lượng cao như phim HD, âm thanh HD... Tất cả sẽ vô nghĩa cho dù người dùng đang sở hữu hệ thống loa tốt nhưng phần phát hay nguồn phát không tốt thì chất lượng âm thanh sẽ khó được như ý.
Thị trường bo mạch âm thanh ở Việt Nam hiện nay là khá hẹp, nên chẳng có gì khó hiểu khi dạo quanh các cửa hàng máy tính thì thương hiệu và sản phẩm dễ tìm nhất chỉ có một, đó chính là Creative. Các thương hiệu khác vẫn xuất hiện nhưng không nhiều và thường đi theo đường "xách tay", do đó sẽ khó khăn hơn cho bạn khi muốn chọn lựa một thương hiệu card âm thanh chất lượng (có thể kể đến Onkyo, M-Audio, HAD, AUDIOTRAK...)
Video đang HOT
Bài viết sẽ điểm sơ qua một số sản phẩm hiện có trên thị trường trong mùa mua sắm cuối năm này với mong muốn giúp bạn có thêm những thông tin cũng như những đánh giá khách quan để tự xây dựng cho mình hệ thống âm thanh hoàn hảo và hợp lý nhất.
Phân khúc bình dân
Người dùng ít tiền tất nhiên cũng có nhu cầu thưởng thức âm thanh chất lượng cao nhưng chi phí như thế nào là hợp lý và yếu tố công nghệ cũng quan trọng. Dưới 50 USD cho một bo mạch âm thanh không khó nhưng lựa chọn để cân đối giữa ba yếu tố giá thành, tính năng và công nghệ thì không hề dễ. Trước đây phân khúc này có khá nhiều lựa chọn với các sản phẩm có giá từ 10-40 USD, đa phần sử dụng chip C-Media 8738 6 kênh do AUDIOTRAK hay các hãng khác sản xuất. Tuy nhiên hiện tại, chip âm thanh này coi như đã bị khai tử. Hiện tại, phổ biến nhất trên thị trường card âm thanh bình dân là 2 model đến từ Creative: Sound Blaster 5.1 VX và Audigy 7.1 Value cho hệ thống PC. Hai dòng card âm thanh này được phân cấp rất rõ ràng, dòng Sound Blaster 5.1 có giá rẻ nhất và chất âm khá, trong khi xét về các thông số khác thì Audigy 7.1 Value có phần nhỉnh hơn (có khả năng xử lý âm thanh 24-bit, 8 kênh, chứng nhận chuẩn DTS...)
Với giá tham khảo lần lượt là 20 USD và 35 USD, cả hai card âm thanh Creative Sound Blaster 5.1 VX và Audigy 7.1 Value phù hợp với phần lớn người dùng trong khi chất lượng âm thanh được đã được cải thiện rất nhiều.
Phân khúc tầm trung
Nơi khốc liệt nhất của thị trường, nơi có thêm sự xuất hiện của 1 nhóm người dùng khác: các game thủ, những người vốn cũng rất chú trọng đến chất lượng âm thanh song song với chất lượng hình ảnh và khả năng xử lý của hệ thống.
Thương hiệu Creative kết hợp với một tên tuổi lớn trong làng game Faltal1ty đã tạo ra một sản phẩm tuyệt vời cho game thủ.
Với tầm giá trên dưới 200 USD, game thủ có lựa chọn sáng giá nhất cho model Creative SB Xfi Titanium Faltal1ty Pro, một sản phẩm kết hợp hoàn hảo giữa nhà sản xuất card âm thanh hàng đầu Creative và một tên tuổi lớn trong làng game Faltal1ty. Ngoài những tính năng đặc trưng của công nghệ Creative XFI, người dùng sẽ được chăm chút thêm với hệ thống vỏ bọc độc đáo, đậm nét cá tính cũng như công nghệ CMSS-3D hỗ trợ đắc lực cho các game với âm thanh 3D được thể hiện rất chân thật. Ngoài ra, với 64MB bộ nhớ được thiết kế riêng cho các ứng dụng đặc biệt hỗ trợ game thủ, rõ ràng giá trị gia tăng là rất nhiều.
Thiết kế, linh kiện và quá trình sản xuất gia công đều tại Nhật, Onkyo SE-200PCI sẽ giúp thỏa sức thưởng thức âm thanh khi phối hợp với những hệ thống âm thanh khác như Ampli, loa,...
Người dùng gia đình hay làm việc chuyên nghiệp tất nhiên không bị bỏ rơi, với hai sản phẩm của Onkyo và Creative. Onkyo SE-200PCI chuyên dụng dành riêng cho người dùng có nhu cầu thu âm đồng thời hỗ trợ các cổng xuất mặc định cho các thiết bị âm thanh gia dụng. Trong khi đó, khi kết hợp với máy tính sẽ thông qua các bộ chuyển tín hiệu WAVIO, sử dụng chip xử lý VIA ENVY-24HT cùng toàn bộ các linh kiện khác cũng như quá trình gia công sản xuất đều tại Nhật. Có thể nói, Onkyo SE-200PCI là một sản phẩm tốt, phù hợp cho nhóm người dùng chú trọng đến chất âm cũng như sự mộc mạc của âm thanh. Những thông số khác cũng không có gì để chê khi hệ thống có khả năng xử lý âm thanh 24-bit, được chứng nhận các chuẩn DHX, DTS Digital... Tuy vậy, con đường để người dùng Việt Nam mua được sản phẩm này hơi khó khăn hơn khi thương hiệu Onkyo hiện tại không được phân phối chính thức và phổ biến vẫn là hàng "xách tay".
Thiết kế chuyên nghiệp cộng với công nghệ Xfi, Creative mang đến người dùng những cảm nhận âm thanh theo hướng khác.
Một lựa chọn khác đến từ Creative với model: SB Xfi Titanium có giá thành mềm hơn, thông số và tính năng tương đường Onkyo SE-200PCI. Creative sử dụng chip xử lý của riêng mình với công nghệ Xfi và tất nhiên, sự hỗ trợ vững mạnh từ hệ thống phần mềm luôn là điểm mạnh theo truyền thống. Chú trọng nhiều hơn về khía cạnh hiệu ứng âm thanh, người dùng dễ dàng tạo ra hoặc tinh chỉnh các hiệu ứng theo sở thích của mình. Do vậy, Creative SB Xfi Titanium cho ra âm thanh tách bạch hơn, sắc nét hơn chứ không thô và mộc mạc.
Với giá thành mềm và việc mua sản phẩm chính hãng không hề khó khăn cùng giao tiếp PCI Express rất phổ biến ở thời điểm hiện tại và hữu dụng trong tương lai, sự đầu tư về lâu dài cũng là những lợi điểm không thể chối bỏ mà SB Xfi Titanium có được so với các đối thủ khác.
Phân khúc cao cấp
Nơi đòi hỏi về chất lượng âm thanh khắc khe nhất, nơi người dùng làm việc chuyên nghiệp ưu tiên cho khả năng xử lý chất âm ở đầu vao, nơi những game thủ quan tâm từng âm thanh nhỏ nhặt nhất.... và hầu hết các sản phẩm ở phân khúc này đều có mức giá trên 200 USD.
Phiên bản nâng cấp của SE-200PCI từ Onkyo: SE-200PCI LTD là lựa chọn ưu tiên của không ít người dùng khi phần nguồn, bộ lọc cũng như một số chi tiết khác đã được hãng chăm chút và gia cố thêm, chỉ vài chi tiết thôi nhưng cũng đủ mang đến một cái nhìn khác hẳn về sản phẩm, tất nhiên là ấn tượng hơn và chuyên nghiệp hơn.
Một số chi tiết đã được gia cố, Onkyo SE-200PCI LTD mang bộ mặt khác hẳn.
Trong khi đó, với tên gọi khá "kêu", Creative giới thiệu SB Xfi Elite Pro với hình thức bắt mắt, chuyên nghiệp không kém, đặc biệt là các phần phụ trội như thiết bị điều khiển rời bên ngoài cùng chiếc điều khiển từ xa.Phần phụ trội đáng đồng tiền bát gạo, mọi chi tiết đều được gia cố tối đa, có thể xem Creative Xfi Elite Pro là sản phẩm cao cấp nhất của Creative ở thời điểm hiện tại về nhiều mặt, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
Các đầu cắm được mạ vàng tương tự như các chân tiếp xúc, hệ thống remote tiện dụng.
Phân khúc di động
Số lượng máy tính xách tay sử dụng chip xử lý âm thanh chất lượng cao rất hiếm. Do đó, giải pháp di động cải thiện chất lượng âm thanh cũng được chú trọng không kém, nhưng phải thêm yếu tố thẩm mỹ cùng khả năng linh hoạt. Không nhiều sản phẩm được giới thiệu, đặc biệt tại thị trường Việt Nam, và một lần nữa Creative gần như là thương hiệu duy nhất người dùng có thể cân nhắc với 3 chọn lựa từ thấp đến cao và đáp ứng mọi nhu cầu cũng như sở thích của người dùng.
Creative SB Play, giao tiếp USB, hỗ trợ hệ thống loa 2.1, chọn lựa nhỏ gọn nhất đồng thời giá thành hợp lý nhất.
Giao tiếp qua khe cắm Express Card đời mới, ưu điểm tuyệt vời với công nghệ Xfi. Ngoài ra, bạn còn được tặng kèm tai nghe tích hợp micro cùng tính năng "Wireless Audio" hỗ trợ việc thưởng thức âm thanh không dây.
To nhất trong 3 sản phẩm dành cho di động nhưng đồng thời số lượng giao tiếp cũng nhiều hơn, đặc biệt là hệ thống điều chỉnh volume độc đáo, tạo cảm giác lạ cho người dùng. Bên cạnh đó, gần như là sản phẩm di động duy nhất hỗ trợ hệ thống loa 5.1 ở thời điểm hiện tại.
Rõ ràng, hiện tại thị trường âm thanh chính thống không có nhiều lựa chọn về mặt thường hiệu nhưng bù lại bạn cũng có đủ chọn lựa cho nhu cầu thưởng thức âm thanh của mình với các sản phẩm đến từ Creative. Người dùng bình dân nhất vẫn có thể sở hữu công nghệ âm thanh đời mới, người dùng cao cấp hơn hay game thủ vẫn có những lựa chọn cho mình với những tính năng và công nghệ dành riêng cho từng mục đích sử dụng. Hy vọng trong tương lai gần, các hãng khác như AUDIOTRAK, Onkyo, M-Audio sẽ chú trọng hơn vào thị trường Việt Nam mang đến cho người dùng Việt Nam nhiều lựa chọn hơn cho việc trang bị một hệ thống âm thanh hoàn hảo.
Hà Tùng
Lenovo ra 5 laptop mới dùng chip Ivy Bridge Những sản phẩm này có nhiều màu sắc trẻ trung và được trang bị vi xử lý thế hệ mới nhất của Intel. Lenovo vừa giới thiệu đồng loạt 5 mẫu laptop mới dùng vi xử lý Ivy Bridge thuộc hai dòng G và IdeaPad Z series. Các mẫu máy tính mới của hãng này bao gồm Lenovo G480, G580, IdeaPad Z380, Z480...