CRC và chiến lược phát triển năng lượng tái tạo
Công ty cổ phần Create Capital Việt Nam (CRC: HOSE) vốn luôn được biết đến là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Trong giai đoạn gần đây, Công ty đang cho thấy những cải biến mạnh mẽ với tham vọng bước chân vào lĩnh vực đầy hứa hẹn: năng lượng tái tạo.
Cơ hội thâm nhập thị trường năng lượng tái tạo với lĩnh vực điện áp mái
Theo số liệu của EVN năm 2019, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam khoảng 48.000 MW. Với tốc độ tăng trưởng sản lượng điện khoảng 10%/năm (theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh) đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống điện quốc gia sẽ là 90.000 MW, gấp đôi hiện nay. Đến năm 2030, sẽ tăng lên khoảng 130.000 MW (Theo EVN – số liệu 2019)
Để đáp ứng lượng thiếu hụt điện trên, Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên đối với Năng lượng tái tạo, trong đó, điện mặt trời và điện gió được khuyến khích vì đặc điểm ít ô nhiễm và phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Với riêng điện mặt trời, cụ thể là lĩnh vực điện mặt trời áp mái, mức giá ưu đãi 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 cent/kWh). Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại với điều kiện cần hoàn thành đóng điện trước 31/12/2020.
Nắm bắt thời cơ, hợp tác người khổng lồ thâm nhập thị trường
Video đang HOT
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang khiến cho kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng không nhỏ, gây suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với CRC, nó lại là điều kiện cần thiết để mở ra cơ hội hợp tác với người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất pin năng lượng mặt trời: JinKo SolarHolding.
Từ quan hệ hợp tác bạn, bằng uy tín cũng như sự tận tâm của mình, ban lãnh đạo Công ty cổ phần Create Capital Việt Nam đã thành công trong việc thuyết phục JinKoSolar Holding tham gia cùng mình trong dự án đầu tư sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Hòa Bình. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 330 tỷ đồng, công suất đạt 800.000 tấm/năm.
Dự án pin năng lượng mặt trời tại tỉnh Hòa Bình.
Các sản phẩm của nhà máy dự kiến sẽ chính thức xuất xưởng vào đầu năm 2021. Một phần sản phẩm sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa, cung cấp cho các dự án điện mặt trời, điện mặt trời áp mái trong nước. Phần còn lại sẽ được đối tác Jinko Solarholding bao tiêu và tiến hành xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Bên cạnh hoạt động đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất các tấm pin, Ban lãnh đạo CRC cũng cho biết sẽ tham gia trực tiếp vận hành các dự án điện mặt trời áp mái. Dự kiến từ nay đến hết năm 2021, Công ty sẽ tiến hành M&A các dự án điện áp mái phù hợp với tổng công suất các dự án vào khoảng 30MW và được hưởng mức giá ưu đãi 8,35 cent/kWh.
Với việc tham gia vào lĩnh vực điện mặt trời cả với vai trò nhà sản xuất và vận hành dự án, năng lượng tái tạo hứa hẹn sẽ là lĩnh vực chủ lực của CRC trong giai đoạn phát triển tiếp theo của doanh nghiệp.
So găng những doanh nghiệp điện mặt trời trên sàn chứng khoán
Được xem là một trong những lĩnh vực "hot" nhất hiện nay với tỷ suất sinh lời cao đột biến, nhưng ngành năng lượng tái tạo vẫn là một phân khúc hiếm "người chơi" trên sàn chứng khoán. Nếu tính cả TTA, một tân binh sàn HoSE với tiềm lực lớn trong lĩnh vực này, số lượng doanh nghiệp niêm yết tham gia lĩnh vực điện mặt trời và điện gió chưa tới hai con số.
Dự án điện mặt trời Hồ núi Một 1 của TTA đang được thi công
"Sức nóng" của ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, không chỉ được thể hiện qua con số dự án đã và đang triển khai tăng đột biến gần đây, mà còn ở hiệu suất kinh doanh ấn tượng. Chỉ sau một năm đi vào triển khai, nhiều dự án lớn đã mang về hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận, với tỷ lệ biên lợi nhuận gộp 50-60%. Với hiệu quả kinh doanh hấp dẫn nhưng trên sàn chứng khoán hiện tại lại khá vắng bóng các cổ phiếu ngành năng lượng tái tạo.
CTCP Điện Gia Lai (GEG), Sao Mai Group (ASM), Fecon (FCN), CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) hay Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (TV2) hiện là những đại diện hiếm hoi trong ngành đang có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Nếu tính cả Trường Thành Group (TTA), tân binh mới trên sàn HoSE, số lượng doanh nghiệp niêm yết tham gia lĩnh vực này mới chỉ có 7 cái tên.
Trong số này, GEG thuộc TTC Group hiện đang tạm đứng đầu với 5 nhà máy điện mặt trời có tổng công suất 260MW cùng với một số nhà máy thủy điện nhỏ. Sao Mai Group (ASM) cũng sở hữu tổng suất 150MW điện mặt trời nhưng nguồn thu từ điện khá khiêm tốn khi đặt cùng các mảng kinh doanh khác như bất động sản hay thủy sản.
TV2 cũng chọn năng lượng tái tạo là trọng tâm nhưng công ty tham gia dưới cả vai trò chủ đầu tư và tổng thầu EPC. Quy mô dự án TV2 hoàn thành mới khiêm tốn ở con số 2, gồm dự án Điện mặt trời Vĩnh Tân GĐ 1 và Điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1, tổng công suất 56,2MW. Không nằm ngoài cuộc đua đầu tư vào điện mặt trời, tuy nhiên Fecon hiện mới đang thi công đồng loạt 4 dự án nhà máy điện mặt trời (Vĩnh Hảo 6, Sunseap, Hồng Phong và Sơn Mỹ), trong đó có 1 dự án mà công ty này là nhà đầu tư (Vĩnh Hảo 6).
Là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực đầu tư năng lượng nhưng REE dường như cũng không quá mặn mà ngoài một khoản đầu tư nhỏ vào Phong điện Thuận Bình.
Tân binh mới của sàn HoSE cũng tham gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là Trường Thành Group. Theo thông tin trong bản cáo bạch, ngoài hai dự án thủy điện đặt nền móng cho sự phát triển là Ngòi Hút 2 và Ngòi Hút 2A, Trường Thành hiện đã chuyển trọng tâm sang điện mặt trời với một dự án đã hoàn thành là Hồ Bầu Ngứ (gần 62MW) và một dự án sắp hoàn thành là Hồ Núi Một 1 (50MW). Bên cạnh 2 nhà máy điện mặt trời, Trường Thành còn nắm giữ 35% lợi ích tại Nhà máy Phong điện Phương Mai công suất 30MW.
Kết quả kinh doanh ấn tượng
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý của lĩnh vực năng lượng tái tạo là tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn. Kết quả này cũng tương đồng với số liệu tài chính những doanh nghiệp đứng đầu trên sàn chứng khoán.
Là doanh nghiệp đang sở hữu quy mô công suất lớn nhất, doanh thu bán điện mang về cho GEG hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2019, gấp đôi năm 2018. Nếu tính riêng chu kỳ nửa đầu năm trong hai năm gần nhất, mảng hoạt động này đem về tỷ suất lợi nhuận gộp ấn tượng với gần 60%.
Tuy nhiên, kết quả này còn ấn tượng hơn nếu nhìn từ báo cáo tài chính của Trường Thành, tân binh mới của sàn HoSE.
Trong nửa đầu năm 2019, TTA ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận gộp đạt lần lượt 107 tỷ và 62 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 59%, tương đương với GEG. Tuy nhiên, khi dự án điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ hoàn thành vào quý IV/2019, kết quả nửa đầu năm nay đã có sự tăng trưởng đáng kể. Doanh thu và lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 170 tỷ và 114 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận gộp tăng vọt lên gần 70%. Kết quả này chỉ kém một chút so với Sao Mai An Giang, thuộc Tập đoàn Sao Mai (ASM).
Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS), cả TTA và GEG cùng duy trì ở ngưỡng trên 20%. Theo Trường Thành, dự kiến khi toàn bộ các nhà máy vận hành tối đa công suất từ năm 2021, Trường Thành sẽ đạt khoảng 790 tỷ đồng doanh thu và 256 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, ROS sẽ vượt ngưỡng 30%.
Điện mặt trời mái nhà: Gỡ chưa hết rối, EVN tiếp tục "cầu cứu" Bộ Công thương EVN tiếp tục có văn bản số 5398/EVN-KD đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn, giải quyết vướng mắc đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà, dù trước đó đã có văn bản đề nghị hướng dẫn xử lý vướng mắc về việc phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời mặt đất nối...