CPI tháng 4 giảm 1,54%
Sáng 29/4, Tổng vừa Thống kê vừa công bố, giá xăng dầu giảm mạnh cùng với giá nhiều mặt hàng phi lương thực, thực phẩm giảm là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 4/2020 giảm 1,54% so với tháng trước và giảm 1,21% so với tháng 12 năm 2019 và tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trước.
Trung tâm thương mại Vincom Plaza Sơn La cung ứng đẩy đủ hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN
Binh quân 4 tháng đầu năm 2020, CPI tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng cục Thống kê chỉ ra, so với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 6 nhóm hàng có chỉ số giá giảm: giao thông giảm 13,86%, nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,33, hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,13%… Có 4 nhóm tăng là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,66%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%…
Trong tháng 4 năm 2020, CPI khu vực nông thôn giảm 1,63%; CPI khu vực thành thị giảm 1,45% so với tháng trước. Đóng góp mức giảm nhiều hơn của khu vực nông thôn chủ yếu do chỉ số giá nhóm giao thông giảm 14,55%, giảm nhiều hơn mức 13,2% của khu vực thành thị do tỷ trọng sử dụng xăng dầu so với tổng chi tiêu chung của khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị.
Bên cạnh đó, giá thực phẩm khu vực nông thôn có mức tăng 0,48% thấp hơn mức tăng 0,78% của khu vực thành thị do khu vực nông thôn tự sản xuất được các thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày nên mức giá không tăng cao như khu vực thành thị.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, các nguyên nhân làm giảm CPI tháng 4 năm 2020 là tính đến ngày 24/4/2020 giá dầu Brent bình quân tháng 4 năm 2020 ở mức 27,69 USD/thùng, giảm 17,9% so với tháng 3 năm 2020.
Trong nước, giá xăng dầu điều chỉnh giảm hai đợt vào ngày 29/3/2020 và 13/4/2020; trong đó, giá xăng A95 giảm 4.880 đồng/lít, xăng E5 giảm 4.710 đồng/lít, dầu diezel 0,05S giảm 2.210 đồng/lít so với tháng trước, bình quân giá xăng dầu tháng 4 năm 2020 giảm 28,48% so với tháng trước làm CPI chung giảm 1,18%.
Giá gas tháng 4/2020 giảm 19,74% so với tháng trước do điều chỉnh giá gas giảm 69.000 đồng/bình 12kg theo giá gas thế giới làm CPI chung giảm 0,24%. Giá gas thế giới bình quân tháng 4/2020 công bố ở mức 235 USD/tấn, giảm khoảng 220 USD/tấn so với tháng 3/2020.
Bên cạnh đó, giá thuê nhà ở giảm 0,97% do nhiều hộ gia đình giảm giá thuê nhà ở hỗ trợ người tiêu dùng trong tình hình dịch COVID-19. Giá các mặt hàng may mặc, mũ nón giầy dép và thiết bị đồ dùng gia đình, giải trí, du lịch trọng gói giảm từ 0,5%-3% do nhu cầu giảm trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân làm giảm CPI, có một số nguyên nhân làm tăng CPI tháng 4/2020 như: giá gạo tăng 2,51% do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu tiêu dùng và dự trữ gạo của người dân tăng. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu tăng do nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tăng trong khi các nước xuất khẩu gạo hạn chế bán ra.
Cùng với đó, giá thực phẩm tăng 0,62%; trong đó,giá thịt lợn tăng 1,62%; giá thịt bò tăng 0,55%; giá trứng tăng 1,48%; giá rau tươi tăng khoảng 3,54%; giá thịt chế biến tăng 1,04%; thủy sản chế biến tăng 1,4%. Chỉ số giá nước sinh hoạt tăng 0,31% do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người dân hạn chế ra ngoài nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tăng cao hơn.
Video đang HOT
Ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh, nên giá các mặt hàng này tăng khoảng 0,1% – 0,3% so với tháng trước.
Cũng trong tháng 4, giá vàng trong nước biến động theo gia vang thê giơi, binh quân đên ngay 24/4/2020 gia vang thê giơi ơ mưc 1.708,9 USD/ounce tăng 6,74% so vơi thang trươc. Giá vàng thế giới tăng do giới đầu tư lo ngại các nước sẽ đối mặt với một triển vọng kinh tế tiêu cực do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Theo đó, nhu cầu mua các loại tài sản an toàn như vàng tăng cao làm cho giá vàng tăng. Bình quân thang 4/2020, giá vàng trong nươc tăng 0,69% so vơi thang trươc, giá vàng dao động quanh mức 4,6 triệu đồng/chỉ vàng SJC.
Đồng USD trên thị trường thế giới tăng do nhu cầu nắm giữ tiền mặt của các nhà đầu tư tăng trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới đều có dấu hiệu suy giảm. Đồng USD còn hấp dẫn bởi nhiều dự báo tiêu cực về hệ thống ngân hàng của một số quốc gia có thể phải tái cơ cấu vốn, thậm chí tái cấu trúc khi nền kinh tế của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự gián đoạn kéo dài vì dịch COVID-19.
Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu, nên tỷ giá giữa VND và USD tháng 4/2020 tăng 0,95%, giá USD bình quân ở thị trường tự do tháng 4 năm 2020 ở quanh mức 23.315VND/USD.
Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gôm dich vu y tê va dich vu giao duc) tháng 4/2020 giảm 0,15% so với tháng trước, tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước; 4 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,96%.
Bình quân 4 tháng đầu năm 2020 lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do các yếu tố phi tiền tệ như: giá lương thực, thực phẩm, giá một số dịch vụ tăng so với cùng kỳ năm trước.
Thúy Hiền
Cơ hội để Việt Nam tiến sâu vào chuỗi cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu
COVID-19 khiến một số chuỗi cung ứng sản phẩm Halal bị đứt gãy và đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến tiếp cận thị trường và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu.
Người dân theo đạo Hồi tham quan, mua sắm tại cửa hàng thực phẩm tiện lợi đạt chuẩn Halal ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)
Những biến động của chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch COVID-19 vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và tham gia sâu hơn vào thị trường cung cấp sản phẩm cho các nước Hồi giáo.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo "Tìm kiếm thị trường mới dưới tác động của COVID 19" do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Trung tâm Halal Việt Nam (VHC) tổ chức ngày 28/4 thông qua hình thức phòng họp trực tuyến.
Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC, cho biết trong thập kỷ trước (2010-2019) nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã đạt được những thành tựu khả quan, trong đó xu hướng thương mại hội nhập, cởi mở chiếm thế chủ đạo, Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào hợp tác kinh tế, thương mại quy mô lớn.
Chính vì vậy, năm 2020 được kỳ vọng sẽ là năm khởi đầu thập kỷ mới với nhiều bước tiến về kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, sự xuất hiện và bùng phát của dịch COVID-19 trên suy mô toàn cầu đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại.
Nhiều doanh nghiệp buộc phải đưa ra giải pháp ứng phó; trong đó, một số doanh nghiệp chọn "ngủ đông" chờ đại dịch đi qua, nhưng cũng không ít doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới phương thức tìm kiếm thị trường và tiếp cận các khu vực tiêu dùng mới.
Một trong những thị trường được đánh giá còn nhiều tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chính là cộng đồng các quốc gia hồi giáo. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường còn mới lạ và có những quy định về tiêu chuẩn riêng mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân thủ để tiếp cận hiệu quả.
Ông Ramlan Osman, Giám đốc kinh doanh Việt Nam Halal Center, cho biết cộng đồng người Hồi giáo toàn cầu có quy mô lên tới hơn 1,8 tỷ dân, phân bổ ở 57 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau với nhu cầu tiêu dùng hàng năm khoảng 2.800 tỷ USD.
Đây là một trong những khu vực thị trường đặc thù với yêu cầu sản phẩm có chứng nhận Halal (sản phẩm được phép của đạo Hồi) sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới và được nhiều quốc gia xuất khẩu tích cực khai thác.
Nói đến sản phẩm Halal, người ta thường nghĩ ngay đến thực phẩm và các nhà cung cấp thực phẩm lớn cho thị trường Halal thế giới chủ yếu đến từ Brazil, Australia, Malaysia, UAE, Thái Lan, Nhật Bản. Trong đó Thái Lan đang hướng đến mục tiêu "nhà bếp của thế giới."
Theo ông Ramlan Osman, Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có rất nhiều lợi thế để nắm bắt cơ hội từ thị trường Halal với việc sở hữu dồi dào nguyên vật liệu phù hợp với tiêu chuẩn Halal bao gồm càphê, gạo, các sản phẩm từ biển, thủy hải sản, gia vị, đậu hạt, rau củ quả.
Tuy nhiên, thời gian qua chưa có nhiều doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường Halal.
Ngoài thực phẩm, Việt Nam cũng có lợi thế trong các sản phẩm liên quan tới chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm gia dụng và đặc biệt là dịch vụ du lịch cũng hứa hẹn rất nhiều tiềm năng...
Theo ước tính, nhu cầu nhập khẩu và sử dụng dịch vụ của cộng đồng các nước Hồi giáo đối với sản phẩm thế mạnh của Việt Nam vào khoảng 34 tỷ USD mỗi năm nhưng trên thực tế kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam vào khu vực này mới đạt 10,5 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 2/3 nhu cầu tiêu dùng, trị giá 23,6 tỷ USD đã bị bỏ lỡ.
"Việt Nam có rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm như: son, kem dưỡng, dầu thơm sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, phù hợp với nhu cầu của người Hồi giáo nhưng hiện tại vẫn chưa có sản phẩm nào tham gia thị trường các nước đạo Hồi," ông Ramlan Osman nhấn mạnh.
Ông nói thêm: "Tương tự, Người Hồi giáo ngày càng yêu thích đi du lịch nhưng tại Việt Nam hầu như chưa có cơ sở lưu trú nào quan tâm đến vấn đề bài trí không gian phù hợp với văn hóa Halal cũng như các nhà hàng đạt chứng nhận Halal về ẩm thực để thu hút đối tượng du khách này."
Các chuyên gia nhận định diễn biến của dịch COVID-19 thời gian qua đã khiến một số chuỗi cung ứng sản phẩm Halal, đặc biệt là thực phẩm bị đứt gãy, nhu cầu tiêu dùng tăng nhưng nhà cung ứng không đáp ứng đủ và kịp thời. Chính vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến tiếp cận thị trường và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu.
Theo chia sẻ của một doanh nghiệp đã xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo, đa số doanh nghiệp Việt Nam chỉ hiểu tiêu chuẩn Halal là yếu tố tôn giáo, nghĩa là không được sử dụng thịt heo, rượ u và đồ uống có cồn trong chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề tín ngưỡng tôn giáo nó còn là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm với yêu cầu cơ bản là không chứa chất cấm và hợp vệ sinh.
Do đó, các sản phẩm đã đạt một trong số các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, GMP, HACCP sẽ dễ dàng đạt được chứng nhận Halal hơn.
Thêm vào đó, mặc dù các nước Hồi giáo đều yêu cầu chứng nhận Halal nhưng không có nghĩa đó là tiêu chuẩn đồng nhất cho mọi quốc gia.
Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cần trao đổi trực tiếp với đối tác của mình để hiểu rõ và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mà thị trường đó đặt ra./.
Xuân Anh
Thanh toán điện tử với dịch vụ công: Lợi cả đôi đường Ngay đầu năm 2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN yêu cầu ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; đảm bảo các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán...