Covid 24h: TP HCM lùi thời gian đạt mục tiêu kiểm soát dịch
TP HCM cần thêm hai tuần để kiểm soát dịch bệnh, trong đó đảm bảo kéo giảm số F0 đang điều trị và những người vừa tiêm vaccine kịp tạo kháng thể.
Hôm qua 12/9, Bộ Y tế công bố 11.469 ca nhiễm Covid-19 cộng đồng tại 33 tỉnh, thành; hơn 11.100 người khỏi bệnh; 261 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm cộng đồng cả nước từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã vượt mốc 600.000, ghi nhận tại 62 tỉnh, thành. Cao Bằng là tỉnh duy nhất cả nước đến nay vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm.
Tại TP HCM , Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nói rằng, có thể thành phố không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch trước 15/9 mà cần phải “xin thêm một thời gian”.
Tại Hội nghị Ban thường vụ Thành ủy TP HCM mở rộng chiều 11/9, Bí thư Nên cho biết đến thời điểm này, chỉ có một số địa phương ở thành phố cơ bản đáp ứng mục tiêu kiểm soát được dịch; đa số quận, huyện phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới trong phòng chống dịch với biến chủng Delta, rất khó có thể “quét sạch F0″ trong một thời gian nhất định ở nơi có đặc điểm phức tạp như TP HCM.
Lãnh đạo Thành ủy thành phố cho rằng có thể TP HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành. Do đó, TP HCM phải “xin thêm một thời gian nữa”, có thể tới hết tháng 9/2021 để tập trung thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 86. Ông giao Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.
Bên lề buổi làm việc với Ban thường vụ huyện ủy Cần Giờ, ngày 12/9, về công tác phòng chống dịch trên địa bàn và kế hoạch phục hồi kinh tế, Bí thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ thêm, TP HCM xin thêm 2 tuần để kéo giảm số F0 đang cần điều trị và những người vừa tiêm vaccine kịp tạo kháng thể.
Theo ông Nên, để tiến đến trạng thái “bình thường mới” trong bối cảnh dịch vẫn tồn tại, TP HCM đã chuẩn bị những chiến lược cụ thể đạt “mục tiêu kép” khi từng bước mở lại các hoạt động. Chiến lược của thành phố sẽ bao gồm các lĩnh vực y tế, an sinh xã hội, khoa học công nghệ, huy động nguồn lực, an ninh quốc phòng, dân vận, hệ thống chính trị…
“Hiện quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ cùng một số nơi đã tiệm cận với tiêu chí của Bộ Y tế. Tuy nhiên, thành phố chưa tìm được sự ổn định về dịch tễ tại các địa phương ấy nên cần thêm thời gian. Đến khi sự ổn định được hình thành, chúng ta mới tự tin bước vào giai đoạn mới”, ông Nên nói và cho rằng, thành phố cần bước đi thận trọng, an toàn trong việc mở lại các hoạt động.
Tại tiệm hủ tiếu trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP HCM ngày đầu mở bán mang về, ngày 9/9. Ảnh: Quỳnh Trần
Tại Hà Nội , từ 0h ngày 12/9, quận Hoàn Kiếm dỡ bỏ toàn bộ rào chắn, chốt kiểm soát ngõ 105 Vọng Hà. Sau 40 ngày, với ba lần điều chỉnh quy mô cách ly y tế, phường Chương Dương chỉ còn duy trì một phần phong tỏa ở ngõ 117 Vọng Hà; tuy nhiên vẫn giãn cách theo Chỉ thị 16, quản lý chặt các F0, F1 đã điều trị khỏi và kết thúc cách ly tập trung.
Phường Chương Dương với hơn 23.000 dân bị phong tỏa từ 31/7 và lần lượt thu hẹp dần vùng cách ly; đến 6/9 chỉ còn ngõ 105 và một phần ngõ 117 Vọng Hà.
Phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai chiều 11/9, công bố quyết định kết thúc cách ly y tế ngõ 24 Kim Đồng và cụm dân cư cạnh bến xe Giáp Bát. Nhiều người dân mang cờ và hoa ra sở chỉ huy dã chiến để chúc mừng.
Cũng trong chiều 11/9, quận Đống Đa quyết định điều chỉnh vùng phong tỏa tại hai phường Văn Miếu và Văn Chương. Hàng trăm mét rào chắn được tháo dỡ. Sau 21 ngày, vùng cách ly y tế hai phường với gần 21.000 dân được thu hẹp lại 4 vùng nhỏ khoảng hơn 700 dân.
Hiện thành phố đang tăng tốc tiêm vaccine mũi một cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi. Đến chiều 12/9, thành phố tiêm được 4,3 triệu mũi; trung bình mỗi ngày tiêm được khoảng gần 500.000 mũi.
Video đang HOT
Cụm dân cư cạnh bến xe Giáp Bát trước giờ dỡ rào cách ly y tế lúc 17h chiều 11/9. Ảnh: Trần Thanh
Tại Quảng Ninh , trưa 12/9, chuyến bay VN5413 và VN5415 xuất phát từ Mỹ, chở 345 người Việt đã tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19, hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn.
Đại diện Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cho biết hành khách trên chuyến bay đều đủ điều kiện nhập cảnh, cách ly theo chương trình thí điểm “hộ chiếu vaccine”. Trước đó, ngày 4/9, sân bay Vân Đồn đã đón chuyến bay đầu tiên áp dụng chính sách này, chở 297 người Việt từ Nhật Bản.
Chuyến bay VN5413 hạ cánh lúc 11h18 với 161 khách và chuyến bay VN5415 hạ cánh lúc 12h21 với 184 khách.
Các hành khách trước khi lên máy bay đảm bảo sức khỏe tốt, đã tiêm đủ hai liều vaccine phòng Covid-19; kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV bằng phương pháp PCR trong 72 giờ trước khi xuất cảnh; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ đảm bảo an toàn suốt hành trình.
Sau khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, hành khách được di chuyển về khách sạn Vinpearl Resort và Spa Hạ Long (Quảng Ninh) để cách ly y tế tập trung 7 ngày.
Hàng quán, dịch vụ trong bến xe thoi thóp kiếm sống giữa mùa dịch
Bến xe Hà Nội vắng lặng như tờ do không có khách, các dịch vụ ăn theo cũng không thể cầm cự, nhiều người phải trả mặt bằng để kiếm kế sinh nhai khác.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch COVID-19, dịch vụ vận chuyển hành khách tại Hà Nội đến 37 tỉnh thành phố phải tạm dừng theo chỉ đạo của Sở GTVT từ ngày 18/7. Các bến xe khách vắng lặng khiến các dịch vụ trong bến xe ngày thường vốn nườm nượp khách giờ lao đao trong cảnh sống lay lắt.
Những quầy hàng trong bến xe Giáp Bát từ sang trọng...
...đến bình dân đều đã đóng cửa vì vắng khách. Đại diện bến xe này cho biết, một số ít thì đóng cửa tạm nghỉ nhưng rất nhiều quầy đã trả lại mặt bằng vì không thể cầm cự thêm được, sau quá nhiều đợt dịch.
Tại bến xe Mỹ Đình, nhiều quầy bán hàng đã chấm dứt kinh doanh hoàn toàn vì không buôn bán gì trong suốt thời gian dài vừa qua. Một vị đại diện bến xe cho biết, hơn 1/3 số quầy trong bến xe người thuê đã trả lại mặt bằng, bỏ về quê kiếm sống. Hết đợt dịch này đến đợt dịch khác trong suốt gần 2 năm qua khiến họ thất thu nặng.
Những quầy hàng vốn đông đúc, khách hàng có nhiều lúc phải xếp hàng dài để mua đồ ăn nhanh, nước giải khát thì nay cũng vắng tanh. Cả một dãy hàng chục quầy hàng chỉ lác đác vài khách hàng.
Chủ quầy hàng B3 trong bến xe khách Mỹ Đình cho biết, cô vẫn mở bán mang đi nhưng mỗi ngày cũng chỉ vài khách mua. Cô là một trong số rất ít những hộ kinh doanh còn trụ lại tại đây, nhiều quầy hàng xunh quanh đều đã trả lại mặt bằng vì không thể cầm cự.
Còn tại bến xe Nước Ngầm, mặc dù không cho hộ kinh doanh thuê quầy dịch vụ nhưng quầy dịch vụ phục vụ nước uống, đồ khô của bến xe cũng không một bóng người. Nhân viên đã phải nghỉ gần hết, chỉ còn một người để duy trì hoạt động.
Hiện tại bến xe Nước Ngầm chỉ còn duy nhất 1 tuyến còn hoạt động. Cả một khoảng sân rộng lớn của bến xe không có bóng dáng một chiếc xe khách nào.
Trước đây, dịch vụ thuê xe đẩy vận chuyển hàng hóa tại bến xe Mỹ Đình vẫn luôn đắt hàng bất kể nắng mưa. Những chiếc xe đẩy nhỏ len lỏi từng góc nhỏ để vận chuyển hàng cho khách nay nằm im trong sự nhàn hạ đáng buồn.
Một người làm dịch vụ đẩy hàng cho biết ở thời điểm hiện tại hiếm lắm mới có được một khách hàng quý báu.
Những chiếc xe đẩy hàng hoá "đắp chiếu" trong bến xe Giáp Bát.
Không biết đến lúc nào chúng mới được dùng trở lại.
Tại bến xe Mỹ Đình, đây là nơi trước kia những người hành nghề xe ôm chen lấn xô đẩy để chèo kéo khách. Nay chỉ còn một người lái xe ôm vẫn kiên nhẫn ngồi chờ đợi.
Bến xe Giáp Bát lác đác bóng người chờ có hàng để vận chuyển trong buồn bã.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết hiện tại số xe còn hoạt động trong bến chỉ khoảng dưới 80 xe, đây là một con số quá nhỏ so với 800 xe hoạt động hàng ngày vào thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát.
Trong khi đó, số xe khách còn đăng ký hoạt động tại bến xe Mỹ Đình hiện tại chỉ khoảng hơn 100 xe. Đại diện bến xe này cho biết, số lượng xe khách đang giảm đi trong thấy từng ngày, từng ngày một.
Phía mặt trước của bến xe Giáp Bát, những chiếc xe buýt thường xuyên xuất bến trong tình trạng không một bóng khách hàng.
Nhân viên bán vé trên tuyến xe buýt số 101A cho biết, từ sáng đến giữa trưa, xe này chỉ bán được vẻn vẹn 5 chiếc vé.
Ảnh: Bến xe ở Hà Nội vắng tanh vắng ngắt, chủ xe than không đủ tiền bến bãi Các bến xe lớn tại Hà Nội lâm cảnh đìu hiu sau lệnh dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đến 37 tỉnh thành, nhiều chủ xe than không đủ tiền bến bãi, xăng xe. Từ 0h ngày 18/7, xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch và xe tuyến cố định từ Hà Nội đến 37 tỉnh/thành phố và...