Covid 24h: Chính phủ mong nhân dân vững tin
Thủ tướng mong nhân dân chấp hành nghiêm quy định chống dịch, để không phụ công sức các y bác sĩ và lực lượng tuyến đầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 28/7 nhấn mạnh, phòng chống dịch được coi là việc quan trọng, cấp bách nhất hiện nay. Một năm qua “đám mây đen Covid-19 phủ nghịch cảnh lên cuộc sống”, Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn nhân dân đang phải đối mặt. Song lửa thử vàng, gian nan thử sức, người đứng đầu Chính phủ mong nhân dân vững tin, đoàn kết, chấp hành nghiêm các quy định chống dịch.
“Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng, cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại”, ông nói.
Cùng ngày, TP HCM tính toán phương án tiếp tục kéo dài giãn cách thêm 1-2 tuần để dập dịch, trong bối cảnh ca nhiễm mới trong ngày vẫn trên 4.000. “Thành phố vẫn cần thêm thời gian thực hiện các giải pháp đã đưa ra”, Phó bí thư thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi nói về chủ trương chống dịch sau ngày 1/8 tại cuộc họp chiều 28/7.
Thành phố lần đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 dự kiến trong hai tuần, tính từ ngày 31/5. Chính quyền hôm 14/6 thông báo tiếp tục kéo dài giãn cách thêm hai tuần nữa. Sáu ngày sau, TP HCM nâng cấp độ chống dịch, áp dụng Chỉ thị 10 (của UBND thành phố). Đợt giãn cách một lần nữa kéo dài sau thông báo hôm 29/6. Đến 9/7, đô thị đông dân nhất nước chính thức áp dụng Chỉ thị 16. Hôm 23/7, chính quyền siết chặt Chỉ thị 16 khi bổ sung một số biện pháp mạnh. Ba ngày sau, thành phố yêu cầu người dân không ra khỏi nhà sau 18h.
TP HCM trong ngày đầu tiên áp dụng Chỉ thị 16, hôm 9/7. Ảnh: Hữu Khoa
Ca nhiễm nCoV vượt trên 77.000, nhiều quận, huyện tại TP HCM đang gấp rút lập khu cách ly từ sân vận động, nhà thi đấu, trường học để điều trị F0 không triệu chứng, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Điều trị F0 được xem là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố lúc này. Người bệnh nặng, có bệnh nền được tiếp nhận tại bệnh viện để chăm sóc, điều trị. Các F0 ở nhà hoặc tại cơ sở thu dung được hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe online.
Trong ngày 28/7, làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo tỉnh Long An đã xin hỗ trợ 40 máy thở cùng 460 nhân viên y tế. Tỉnh ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm và đã trải qua 10 ngày áp dụng Chỉ thị 16.
Trong khi đó, Đồng Nai chuẩn bị phương án 8.000 giường điều trị khi số ca nhiễm dự báo sẽ tiếp tục tăng. Ngành y tế Đồng Nai đang rất cần máy móc phục vụ xét nghiệm dẫn đến quy trình xét nghiệm – trả kết quả – phát hiện ca nhiễm cộng đồng chậm. Lãnh đạo Bộ khuyến cáo tỉnh nên áp dụng test nhanh để sàng vớt F0 nhanh nhất khỏi cộng đồng, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và Viện Pasteur TP HCM sẽ sẵn sàng trợ giúp Đồng Nai giải phóng điểm nghẽn về xét nghiệm.
Ven hồ Hoàn Kiếm những ngày Hà Nội cách ly xã hội, hôm 24/7. Ảnh: Giang Huy
Hai ngày qua, nhiều phường ở Hà Nội bắt đầu phát phiếu đi chợ dân sinh, siêu thị cho cư dân nhằm giãn cách mật độ người tập trung cùng thời điểm. Mỗi phường áp dụng mẫu phiếu khác nhau, song quy định người dân một tuần được đi chợ 3-4 lần vào các khung giờ cố định.
Cho rằng mô hình này là cần thiết để đảm bảo giãn cách, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển khai rộng. Mẫu phiếu do ngành công thương nghiên cứu áp dụng thống nhất toàn thành phố.
Trong vòng 24 giờ (từ 18h ngày 27/7 đến 18h tối 28/7), Hà Nội ghi nhận 65 ca dương tính thuộc 9 chùm ca nhiễm hiện hành. Chuyên gia dịch tễ đánh giá Hà Nội nhiều nguy cơ lây lan, song sớm áp dụng biện pháp mạnh nên hy vọng tình hình sẽ sớm được kiểm soát.
Đánh giá sau bốn ngày áp dụng cách ly xã hội, chính quyền thành phố cho rằng có nơi làm tốt, song có nơi còn lơ là, có hiện tượng người đứng đầu chưa sâu sát. Chủ tịch Chu Ngọc Anh yêu cầu địa bàn nguy cơ cao được áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn chỉ thị mà thành phố đang áp dụng.
Cảnh sát giao thông dẫn đường cho người dân về quê tránh dịch, đêm 27/7. Video: Trinh Nguyễn
Dòng người lao động làm thuê ở các tỉnh phía nam vẫn đang đổ về địa phương miền Trung, Tây Nguyên, phía Bắc bằng nhiều con đường. Hai ngày qua, những chuyến tàu rời ga Sài Gòn đưa hàng nghìn người dân Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh… lên đường về quê tránh dịch. Song số lượng người về hạn chế, trong khi người dân, lao động có nguyện vọng trở về lên đến hàng chục nghìn người.
Những cuộc hồi hương nghìn cây số trên xe máy tự phát vẫn diễn ra. Họ phần lớn là công nhân làm thuê ở Bình Dương, Đồng Nai đã mất việc cả tháng hoặc tạm nghỉ khi nhà máy có ca F0, ngừng hoạt động. Nhiều cặp vợ chồng dắt díu con vài tháng tuổi, đi xe máy 2-3 ngày đêm trên đường để về nhà. Cảnh sát giao thông nhiều địa phương đã tiếp xăng, nước uống, bánh mì, dẫn đường cho bà con qua khỏi địa bàn.
Tròn ba tháng bùng phát, đợt dịch lan rộng 62 tỉnh thành với xấp xỉ 117.000 ca nhiễm. TP HCM vẫn là tâm dịch cả nước khi ca mắc đã vượt 77.000.
Hà Nội sẽ phát phiếu đi chợ toàn thành phố
Người dân Hà Nội sẽ được phát phiếu đi chợ, mẫu phiếu do ngành Công Thương nghiên cứu áp dụng thống nhất toàn thành phố.
Đây là một trong những nội dung chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại cuộc họp Thường trực Thành ủy, chiều 27/7. Cho rằng mô hình phát phiếu đi chợ, siêu thị ở quận Tây Hồ là cần thiết để bảo đảm giãn cách, ông Dũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển khai ngay.
Sau 4 ngày thực hiện Chỉ thị 17 của thành phố (giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng), ông Dũng nhận định việc ban hành văn bản này là "đúng, trúng, kịp thời, được đông đảo dư luận nhân dân ủng hộ". Tuy nhiên, trên thực tế có nơi làm rất tốt, có nơi chưa nghiêm, có hiện tượng chủ quan.
"Nếu tiếp tục để tồn tại những vi phạm này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả phòng, chống dịch chung của thành phố, làm lãng phí thời gian vàng 15 ngày thực hiện giãn cách", ông Dũng nói.
Thẻ đi chợ luân phiên được phường Nhật Tân phát tận hộ gia đình, áp dụng từ 27/7. Ảnh : Linh Thuỳ
Bí thư Hà Nội giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo công an thành phố làm đầu mối, phối hợp với cấp ủy, chính quyền bố trí đủ chốt nhằm kiểm soát, nhất là ở địa bàn giáp ranh, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc giãn cách: Khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh.
Cấp ủy, chính quyền địa phương làm việc cụ thể với từng cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, bao gồm cả các cơ quan, doanh nghiệp trung ương yêu cầu thực hiện đúng quy định về giãn cách và số lượng người đi làm. "Tăng quy mô, mật độ kiểm soát trên các địa bàn, tuyến đường, khu vực công cộng, xử lý nghiêm trường hợp ra ngoài mà không có lý do chính đáng, không đúng quy định", Bí thư Hà Nội yêu cầu.
Ông cũng đề nghị các cấp, ngành tăng cường công tác chuẩn bị để bảo đảm duy trì hiệu quả phòng, chống dịch trong kịch bản xấu hơn và dịch kéo dài hơn; bảo đảm điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị và lực lượng tham gia; không để bị động bất ngờ, mất kiểm soát trong mọi tình huống.
Chợ Bách Khoa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng) là chợ dân sinh đầu tiên căng nylon đảm bảo giãn cách, phòng dịch. Ảnh: Giang Huy.
Trước đó từ chiều 26/7, phường Nhật Tân, phường Bưởi (quận Tây Hồ) bắt đầu phát phiếu đi chợ cho người dân theo ngày chẵn - lẻ, áp dụng từ ngày 27/7. Mỗi hộ dân được nhận phiếu đi chợ trong 15 ngày giãn cách xã hội, trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ. Mỗi tuần, mỗi hộ có thể đi chợ 4 lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định theo ngày chẵn hoặc lẻ và chủ nhật. Thời gian đi chợ được khống chế một giờ một ngày.
Từ 6h ngày 24/7, Hà Nội giãn cách xã hội, người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Trường hợp người dân khi vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải khai báo y tế, tuân thủ biện pháp giám sát, cách ly y tế.
Ngày 27/7, Hà Nội ghi nhận 76 ca bệnh, đây là ngày có số ca mắc cao nhất trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4 đến nay). Tổng số ca Covid-19 từ đầu đợt dịch thứ tư đến nay là 870, chưa tính số ca ở hai bệnh viện trung ương.
Hiện Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hóa bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa... Thành phố cũng bố trí 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm điểm bán hàng cố định và điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.
Bí thư Hà Nội: Nghiên cứu triển khai phiếu đi chợ trên toàn thành phố Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu ngành công thương nghiên cứu ngay một mẫu phiếu đi chợ chung, áp dụng trên toàn địa bàn thành phố. Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát phiếu đi chợ cho người dân toàn thành phố. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Tại cuộc họp với các lãnh đạo quận,...