Covid-19càn quét châu Á, các “hình mẫu chống dịch” lao đao

Theo dõi VGT trên

Từ những hình mẫu chống dịch, một số quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á đang phải vật lộn với làn sóng Covid-19 mới khi các biến chủng hoành hành.

Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương đang phải trải qua những kịch bản tương tự nhau trong cuộc chiến ứng phó đại dịch Covid-19. Năm 2020, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực được gọi là “hình mẫu chống dịch” nhờ ý chí chính trị và sự kỷ luật ngay cả khi nguồn lực hạn chế hơn nhiều so với các nước phương Tây giàu có.

Một năm sau khi được đánh giá kiểm soát thành công dịch bệnh, những hình mẫu chống dịch này giờ đây đang lao đao vì sự càn quét của các biến chủng virus mới, tâm lý lạc quan quá sớm và sự chậm trễ trong chiến dịch tiêm chủng.

Lạc quan quá sớm

Covid-19 càn quét châu Á, các hình mẫu chống dịch lao đao - Hình 1

Lễ hội Kumbh Mela được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến Covid-19 bùng phát mạnh ở Ấn Độ từ tháng 4 (Ảnh: Getty).

Đến tận đầu tháng 3 năm nay, Ấn Độ vẫn có lý do để lạc quan về thành tích chống dịch của mình khi số ca nhiễm Covid-19 ở quốc gia tỷ dân giảm từ 97.000 ca mới/ngày xuống còn chưa đầy 15.000 ca/ngày. Bộ trưởng Y tế Harsh Vardhan khi đó còn tự tin tuyên bố: “Chúng ta sắp đẩy lùi được dịch bệnh”. Một số chuyên gia tin Ấn Độ sắp đạt được miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, khi đối phó với loại virus liên tục đột biến khôn lường, sự lạc quan quá mức có thể coi như con dao hai lưỡi. Không lâu sau tuyên bố của ông Vardhan, số ca nhiễm ở Ấn Độ đã vượt mốc 400.000 ca/ngày và khoảng 4.000 ca tử vong/ngày. Tính đến ngày 7/5, Ấn Độ có hơn 30,6 triệu ca mắc, trong đó hơn 400.000 người đã tử vong.

Làn sóng Covid-19 chết chóc này của Ấn Độ được cho là do biến chủng Delta, biến chủng đã xuất hiện ở gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, có khả năng lây lan cao hơn và làm tăng nguy cơ nhập viện ở người bệnh. Sự lạc quan quá sớm đã tạo điều kiện cho Delta bùng nổ ở Ấn Độ khi giới chức một số bang của Ấn Độ cho phép tổ chức các cuộc vận động chính trị, các lễ hội tôn giáo quy mô lớn, biến chúng trở thành những sự kiện siêu lây nhiễm.

“Virus biến đổi, hành vi của con người cùng thay đổi, bắt đầu tụ tập ở những nơi đông người, không bận tâm nhiều đến giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang, các nhà làm chính sách cũng thay đổi hành vi, tin rằng dịch bệnh đã qua và cho phép các cuộc vận động chính trị và sự kiện tôn giáo”, Rajinder K. Dhamija, chuyên gia tại Trường Y Lady Hardinge ở New Delhi, nhận định.

Chỉ trong vòng một tháng, làn sóng Covid-19 mới khiến hệ thống y tế của Ấn Độ chao đảo, các bệnh viện quá tải, nguồn ôxy cạn kiệt, các nhà hỏa táng cũng quá tải.

Thái Lan và cái giá của sự đánh đổi

Covid-19 càn quét châu Á, các hình mẫu chống dịch lao đao - Hình 2

Thái Lan tìm cách đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để đối phó làn sóng Covid-19 mới (Ảnh: Reuters).

Thái Lan từng là một hình mẫu chống dịch hồi năm ngoái với sự quyết liệt của quân đội trong việc kiểm soát biên giới và các khu cách ly. Tuy nhiên, điều này cũng gây sức ép lên nền kinh tế của Thái Lan. GDP của Thái Lan giảm 6,1% trong năm 2020.

Việc vội vã mở cửa kinh tế trở lại trong bối cảnh biến chủng nguy hiểm lây lan khiến số ca mắc mới và tử vong vì Covid-19 ở Thái Lan liên tiếp lập kỷ lục thời gian gần đây. Trong ngày 5/7, Thái Lan có thêm gần 6.200 ca mắc mới, gần tương đương số ca mắc của cả năm 2020.

Bất chấp tỷ lệ tử vong cao chưa từng có trong tháng 6, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha vẫn lạc quan tuyên bố Thái Lan sẽ mở cửa hoàn toàn vào tháng 10. Phuket được coi là phép thử cho kế hoạch mở cửa của Thái Lan khi thiên đường du lịch này chính thức mở cửa trở lại đón du khách quốc tế từ ngày 1/7.

Sự lạc quan của Thủ tướng Prayuth xuất phát từ các đơn đặt hàng vắc xin và hy vọng đến tháng 10 tới mỗi người dân Thái Lan được tiêm chủng ít nhất một liều vắc xin. Tuy vậy, tốc độ chương trình tiêm chủng của Thái Lan vẫn khá chậm chạp, khi nước này mới chỉ phân phối khoảng 10,7 triệu liều cho tổng số gần 70 triệu dân.

“Ngay từ đầu đã nảy sinh các vấn đề trong chương trình tiêm chủng. Nhiều bác sĩ không muốn liều lĩnh ký vào giấy cấp phép sử dụng vắc xin”, một nhà quan sát nhận định.

Thành bại của chương trình tiêm chủng của Thái Lan phụ thuộc lớn vào Siam Bioscience, một doanh nghiệp nắm bản quyền sản xuất vắc xin AstraZeneca ở nước này.

Siam Bioscience đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu liều vắc xin mỗi tháng cho Thái Lan, nhưng thực tế, họ mới chỉ cung cấp được gần 5,4 triệu liều trong nước, và dự kiến cũng không vượt quá 6 triệu liều trong tháng 7, chưa kể họ phải đảm bảo việc xuất khẩu vắc xin cho các nước khác theo cam kết với AstraZeneca.

Sai lầm từ chính sách cách ly ở Đài Loan

Covid-19 càn quét châu Á, các hình mẫu chống dịch lao đao - Hình 3

Đợt dịch mới ở Đài Loan được cho là một phần do sai lầm trong thay đổi chính sách cách ly (Ảnh: Reuters).

Trước khi đợt dịch mới bùng phát từ giữa tháng 5, Đài Loan mới chỉ ghi nhận tổng cộng khoảng 1.000 ca mắc Covid-19, chủ yếu là các ca ngoài cộng đồng. Chỉ sau một tháng, con số này đã vượt 14.000 ca.

Một trong các ổ dịch lớn bắt nguồn từ các phi công cách ly ở một khách sạn sau đó lây lan cho nhân viên khách sạn và gia đình họ. Chính quyền Đài Loan bị chỉ trích vì rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc với phi công chưa tiêm chủng từ 5 ngày xuống còn 3 ngày vào giữa tháng 4.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Đài Loan cũng cho rằng, bây giờ là lúc hòn đảo cần cải thiện hệ thống phòng dịch nội địa, xét nghiệm diện rộng để phát hiện những ca không triệu chứng.

Video đang HOT

Yang Sen Hong, một chuyên gia y tế tại Đài Loan, cho rằng chiến lược kiểm soát dịch của hòn đảo tương đối thành công nhưng do một số người không tuân thủ quy định, trong đó có nhân viên khách sạn, sân bay và một số người dân không trung thực khai báo y tế.

Hệ thống y tế Campuchia bị đẩy đến giới hạn

Covid-19 càn quét châu Á, các hình mẫu chống dịch lao đao - Hình 4

Đợt dịch mới đẩy hệ thống y tế Campuchia đến “ranh giới đỏ” (Ảnh: Reuters).

Giống Đài Loan và Thái Lan, Campuchia cũng gặp phải khó khăn trong việc truy vết trong đợt bùng phát dịch mới. Trước khi đợt dịch mới bùng lên từ cuối tháng 2, Campuchia chỉ ghi nhận chưa đến 500 ca/ngày và không có ca tử vong. Sự xuất hiện của các ổ dịch nhỏ đã khiến tình hình thay đổi nhanh chóng.

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ cuối tháng 2 đến nay, Campuchia ghi nhận hơn 750 ca tử vong vì Covid-19, phát hiện hơn 55.000 ca nhiễm mới liên quan đến các chợ, xưởng may, trại giam. Một quan chức y tế của Campuchia mới đây cảnh báo, Campuchia đang tiến gần đến “ranh giới đỏ”. Khi số ca nhiễm tăng mạnh, hệ thống y tế của Campuchia nhanh chóng bị đẩy đến giới hạn. Chính phủ buộc phải chuyển đổi một trung tâm tiệc cưới lớn thành một bệnh viện dã chiến 1.800 giường. Nhiều bệnh viện khác được đề nghị tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19.

Michael Thigpen, chuyên gia y tế của Mỹ làm việc tại Phnom Penh, cho biết nguyên nhân chính khiến Campuchia không thể nhanh chóng dập dịch là biến chủng Delta dễ lây lan hơn 75% so với các chủng trước đó. Theo ông, việc quyết liệt truy vết và xét nghiệm đã giúp Campuchia tránh được một đợt bùng nổ dịch, nhưng tình hình vẫn rất căng thẳng, đặc biệt là khi ngày càng nhiều ca mắc mới xuất hiện bên ngoài các thành phố lớn, nơi có nguồn lực và hệ thống kiểm soát dịch còn hạn chế.

Nhật Bản vội vã nới lỏng hạn chế

Covid-19 càn quét châu Á, các hình mẫu chống dịch lao đao - Hình 5

Nhật Bản được cho là quá vội vã nới lỏng các biện pháp hạn chế (Ảnh: Reuters).

Ban đầu, Nhật Bản cũng được xem là kiểm soát thành công đại dịch thông qua truy vết tiếp xúc, nhưng đến nửa sau năm 2020, tình hình bắt đầu diễn biến xấu đi hơn khi chính phủ tung ra các chiến dịch thúc đẩy du lịch nội địa.

Tokyo đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3 và tiếp tục từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6. Giáo sư Koji Wada của Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế, cho rằng chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng các biện pháp hạn chế quá sớm khi dịch chưa thực sự được kiểm soát. Cũng theo chuyên gia này, Nhật Bản không có một chiến lược rõ ràng mà chỉ đơn thuần ứng phó với các sự kiện.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận?

Thành công chống dịch trong năm 2020 đã khiến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á chủ quan, nên gục ngã trước làn sóng ca mắc Covid-19 tăng mạnh lúc này.

Các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như thể đang sống trong câu chuyện có chung một kịch bản.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020, nhiều nước châu Á được coi là hình mẫu chống dịch, thành công nhờ kỷ luật thép cùng ý chí chính trị sắt đá.

Châu Á đã kiểm soát dịch bệnh thành công nhờ những biện pháp nhanh chóng, hiệu quả, dù có nguồn lực khiêm tốn hơn nhiều so với các quốc gia phương Tây.

Nhưng tình hình một năm sau đó hoàn toàn khác, Nikkei Asia nhận định.

Lạc quan quá sớm

Có ba yếu tố dẫn tới làn sóng dịch bệnh thứ hai chết chóc ở Ấn Độ, theo ông Rajinder K. Dhamija, trưởng khoa thần kinh Đại học Y tế Lady Hardinge ở New Delhi.

" Virus đột biến, một biến chủng mới xuất hiện. Hành vi của người dân thay đổi, họ bắt đầu tới những địa điểm đông đúc, không chấp hành quy định phòng dịch. Các chính trị gia cũng thay đổi thái độ, họ tin rằng đại dịch đã qua, cho phép tổ chức các sự kiện tôn giáo và vận động chính trị ", ông Dhamija nói.

Hàng loạt hoạt động tập trung đông người được tổ chức ở Ấn Độ trong tháng 3 và 4. Đó là lễ hội Kumbh Mela, nơi hàng triệu tín đồ tụ tập bên bờ sông Hằng. Đó là các cuộc vận động cử tri với hàng nghìn người tham dự.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 1

Lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ đã trở thành sự kiện siêu lây nhiễm. (Ảnh: Reuters)

Và rồi biến chủng Delta xuất hiện. Loại biến chủng siêu lây nhiễm lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ hiện đã lan ra 80 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ấn Độ bị nhấn chìm trong làn sóng dịch bệnh chết chóc cuối tháng 4 và suốt tháng 5. Hỗn loạn bao trùm, các bệnh viện quá tải, người dân tuyệt vọng tìm kiếm nguồn dưỡng khí. Các lò hỏa thiêu cháy đỏ rực suốt ngày đêm.

Các chính trị gia Ấn Độ đã khiến đất nước trả giá cho sự lạc quan sai lầm của họ.

Trong khi các ca bệnh có dấu hiệu tăng nhanh cuối tháng 3, đảng Bharatiya Janata cầm quyền vẫn tiếp tục tổ chức hàng loạt chiến dịch vận động tranh cử.

Không giống như trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên, khi làn sóng thứ hai ập đến, có một khoảng thời gian các lãnh đạo Ấn Độ "hoàn toàn im lặng", dù khi đó hệ thống y tế đã bên bờ vực sụp đổ.

Thái Lan và dấu hỏi tiêm chủng

Thái Lan từng là một câu chuyện thành công về COVID-19 năm 2020, khi mạnh tay kiểm soát chặt biên giới và cách ly các ổ dịch. Đã có nhiều tháng Thái Lan không ghi nhận bất cứ ca lây nhiễm cộng đồng nào.

Nhưng cái giá đi kèm thành công chống dịch là nền kinh tế suy thoái 6,1%, và Thái Lan đã không thể tiếp tục kiên nhẫn.

Làn sóng dịch bệnh thứ ba bùng phát ở Thái Lan đến từ cả hai đầu của nền kinh tế. Ổ dịch đầu tiên là khu chợ hải sản ở Samu Sakhon, ngoại ô thủ đô Bangkok, nơi sử dụng nhiều người nhập cư từ Myanmar.

Ổ dịch thứ hai là các hộp đêm sang trọng tại khu vực Thonglor, trung tâm Bangkok được phép mở lại. Nhiều quan chức chính phủ, quan chức ngoại giao nước ngoài, cảnh sát đã mắc COVID-19 từ ổ dịch này.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 2

Thái Lan đối mặt làn sóng dịch bệnh tồi tệ chưa từng có. (Ảnh: AP)

Số ca mắc COVID-19 mới và tử vong trong ngày ở Thái Lan liên tục phá kỷ lục. Các khoa chăm sóc tích cực ở Thái Lan đã kín bệnh nhân.

Bất chấp tỷ lệ tử vong cao chưa từng có trong tháng 6, Thủ tướng Prayuth Chanocha vẫn tuyên bố Thái Lan sẽ mở cửa hoàn toàn vào tháng 10.

Sự lạc quan ấy đến từ số đơn đặt hàng vaccine COVID-19 mà chính phủ Thái Lan đã ký với các nhà sản xuất, bảo đảm tới tháng 10 mỗi người dân sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine.

Nhưng chiến dịch tiêm chủng của Thái Lan, dù khởi động cách đây 4 tháng, hiện vẫn rất chậm chạp. Tới ngày 7/7, mới chỉ khoảng 10,7 triệu liều vaccine được tiêm ở đất nước có dân số lên tới gần 70 triệu.

"Nhiều vấn đề xảy ra trong chiến dịch tiêm chủng ban đầu là bởi chính phủ và bộ máy hành chính quan liêu. Nhiều bác sĩ không muốn liều lĩnh ký vào giấy cấp phép sử dụng vaccine, họ không muốn ngồi tù", một nhà quan sát cho biết.

Thành công của chiến dịch tiêm chủng ở Thái Lan sẽ phụ thuộc lớn vào công ty dược phẩm Siam Bioscience, đơn vị nắm giữ bản quyền sản xuất vaccine AstraZeneca ở nước này.

Siam Bioscience đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu liều vaccine mỗi tháng. Nhưng trong tháng 6, Siam Bioscience chỉ có thể cung cấp 5,37 triệu liều. Công suất cũng sẽ không vượt 6 triệu liều trong tháng 7. Đó là chưa kể Siam Bioscience cũng có nghĩa vụ xuất khẩu vaccine, theo thỏa thuận ký với AstraZeneca.

Trong khi nguồn cung vaccine khan hiếm, nhiều người có địa vị trong xã hội tìm mọi cách chen hàng để sớm được tiêm chủng.

"Có những người lợi dụng quan hệ để giành lấy vaccine cho họ và người thân. Đó không phải là tin đồn, nhiều người công khai khoe khoang trên cả Facebook", một nhân viên công vụ cho biết.

Đài Loan: Hậu quả của thành công

Cho tới giữa tháng 5, Đài Loan (Trung Quốc) chỉ có khoảng 1.000 ca mắc COVID-19, đa phần là từ nước ngoài nhập cảnh. Nhưng chỉ trong hơn 1 tháng sau đó, số người nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tăng lên hơn 14.000 trường hợp.

Một trong các ổ dịch lớn nhất bắt nguồn từ các phi công thực hiện cách ly tại một tòa nhà khách sạn ở sân bay không được cấp phép phục vụ cách ly. Virus từ đó mà lây lan cho nhân viên khách sạn và gia đình họ.

Chính quyền Đài Loan bị chỉ trích vì giảm số ngày cách ly bắt buộc đối với phi công chưa tiêm chủng từ 5 ngày xuống 3 ngày bắt đầu từ giữa tháng 4.

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Đài Loan sau đó quyết định tái áp đặt thời gian cách ly 5 ngày với thành viên phi hành đoàn chưa tiêm chủng. Đến 1/7, thời gian cách ly tăng lên 7 ngày.

CDC cho biết Đài Loan từng kiểm soát hiệu quả biên giới, nhưng giờ là lúc cần cải thiện hệ thống phòng dịch ở nội địa.

"Bởi dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả trước đây, chúng ta không tiến hành tầm soát diện rộng, vì vậy không thể phát hiện các ca mắc bệnh không có triệu chứng. Ngoài ra, người dân nhìn chung không sẵn sàng tiêm vaccine", CDC Đài Loan cho biết.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 3

Dịch bệnh bùng phát mạnh ở Đài Loan. (Ảnh: Reuters)

Yang Sen Hong, chuyên gia y tế công cộng của Đài Loan, cho biết chiến lược kiểm soát virus của hòn đảo "tương đối thành công, nhưng một số người đã không tuân thủ quy định". Nhiều người không trung thực khi khai báo lịch sử di chuyển.

Trong tháng 5, nhiều ca bệnh xuất hiện liên quan tới các phòng trà nhỏ ở Đài Bắc, nơi giải trí dành cho đàn ông.

"Với ổ dịch này, đa phần người có liên quan không muốn công khai dính dáng tới các phòng trà, họ không hợp tác điều tra, khiến công tác truy vết nguồn lây nhiễm thêm khó khăn", CDC cho biết.

Hệ thống y tế Campuchia bị đẩy tới giới hạn

Tương tự Thái Lan và Đài Loan, đợt bùng phát dịch bệnh ở Campuchia cũng vấp phải khó khăn trong truy vết.

Cho tới trước sự kiện ngày 20/2, Campuchia chỉ ghi nhận chưa đầy 500 ca mắc COVID-19 và không có ca tử vong.

Tới ngày 20/2, hai phụ nữ dương tính với virus corona tiếp nhiều khách tại một câu lạc bộ đêm N8 tại Phnom Penh, dẫn tới một chuỗi lây nhiễm chưa từng có ở quốc gia Đông Nam Á này.

Hai người này thuộc nhóm 4 phụ nữ Trung Quốc từ Dubai tới Campuchia hành nghề mại dâm. Nhóm này hối lộ lính gác khách sạn Sokha ở Phnom Penh để được sớm rời khỏi khu cách ly trước khi hết thời hạn quy định.

Tới nay, 55.000 ca mắc COVID-19 và 750 người chết được cho là có liên quan tới sự kiện siêu lây nhiễm ngày 20/2.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 4

Sự kiện siêu lây nhiễm ngày 20/2 dẫn tới làn sóng dịch bệnh tồi tệ ở Campuchia. Ảnh: AFP.

Một quan chức y tế Campuchia mới đây cảnh báo nước này sắp vượt qua "giới hạn đỏ" trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lan rộng, sau khi ngày càng nhiều công nhân trở về từ Thái Lan mang theo biến chủng Delta.

Hệ thống y tế Campuchia đã bị đẩy tới giới hạn quá tải. Campuchia tuần trước liên tiếp ghi nhận những ngày có ca mắc COVID-19 cao kỷ lục với đỉnh điểm là 1.130 trường hợp.

Michael Thigpen, chuyên gia dịch tễ của CDC Mỹ làm việc ở Phnom Penh, cho biết dịch bệnh có dấu hiệu lan nhanh bên ngoài các khu đô thị, nơi thiếu thốn nguồn lực ứng phó.

"Điều đáng lo ngại là ngày càng có nhiều ca mắc COVID-19 ở các khu vực nông thôn" , ông Thigpen nói.

Điểm yếu trong tiêm chủng

Trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, những hành động quyết đoán từng giúp kiểm soát hiệu quả virus. Nhưng chính phủ các nước đã không thể biến thành công ban đầu thành khả năng sớm tiếp cận vaccine.

Trong nhiều trường hợp, chính những kết quả chống dịch ban đầu lại khiến các nước chậm trễ thu mua vaccine.

Nhật Bản là một ví dụ. Không giống nhiều quốc gia, hệ thống pháp luật cứng nhắc của Nhật Bản không cho phép cấp phép sử dụng khẩn cấp các loại vaccine.

Điều này có nghĩa các loại vaccine dù đã được WHO khuyến cáo sử dụng vẫn phải được thử nghiệm một lần nữa ở Nhật Bản, trong đó có cả Pfizer và Moderna của Mỹ.

Vì sao nhiều nơi ở châu Á đồng loạt vỡ trận? - Hình 5

Thành công bước đầu khiến các nước châu Á chậm chân trong tiêm chủng. Ảnh: Nikkei.

Người mắc bệnh sau khi tiêm vaccine tại Nhật Bản có thể khởi kiện chính phủ, hay thậm chí quan chức phụ trách của Bộ Y tế. Vì vậy, việc cấp phép sử dụng vaccine tiềm ẩn rủi ro, và không ai muốn chịu trách nhiệm.

Nhà chức trách nhiều nước đối mặt khó khăn từ tâm lý nghi ngại của người dân đối với vaccine.

Thậm chí, một số chính phủ ban đầu còn thờ ơ trước hiệu quả của vaccine. Hồi tháng 2, một quan chức thuộc cơ quan phòng chống COVID-19 của Thái Lan tuyên bố vaccine "không có ý nghĩa với người Thái" bởi đeo khẩu trang cũng đủ để bảo vệ người dân nước này.

Thành công chống dịch cũng khiến một số nước khó tiếp cận nguồn vaccine. Bộ trưởng Tài chính Australia Simon Birmingham hôm 1/7 tuyên bố nước này gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn cung bởi "các công ty dược phẩm ưu tiên những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao".

Điều này khiến các quốc gia như Australia và New Zealand "đứng cuối bảng" ưu tiên nhận tiếp nhận vaccine.

Lúc này, đa phần quốc gia chống dịch thành công nhất là các nước tiêm chủng nhanh nhất. Nhưng thành công cũng là tử huyệt ươm mầm cho sự tự mãn.

Ví dụ, Anh đã tiêm chủng đầy đủ cho 50,6% dân số, trong khi tỷ lệ người nhận ít nhất một liều vaccine là 68%. Giờ đây, Anh đang đối mặt làn sóng dịch bệnh mới, dù tỷ lệ nhập viện và tử vong được duy trì ở mức thấp.

Chính phủ Anh dự kiến dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế phòng dịch vào 19/7. Các chuyên gia cảnh báo bước đi này có thể một lần nữa khiến số ca mắc COVID-19 bùng nổ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju AirHàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju Air
16:02:44 02/01/2025
Yếu tố giúp 2 tiếp viên sống sót thần kỳ trong thảm kịch máy bay Hàn QuốcYếu tố giúp 2 tiếp viên sống sót thần kỳ trong thảm kịch máy bay Hàn Quốc
11:26:56 02/01/2025
Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Hoàn tất trích xuất dữ liệu ghi âm buồng láiTai nạn máy bay Hàn Quốc: Hoàn tất trích xuất dữ liệu ghi âm buồng lái
20:05:04 01/01/2025
Châu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua UkraineChâu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine
21:08:13 01/01/2025
Vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Chính phủ chỉ thị hỗ trợ tối đa gia đình các nạn nhânVụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Chính phủ chỉ thị hỗ trợ tối đa gia đình các nạn nhân
16:05:39 01/01/2025
Cú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju AirCú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju Air
17:00:20 02/01/2025
Thế hệ Beta: Khởi đầu một kỷ nguyên con người mới từ 2025Thế hệ Beta: Khởi đầu một kỷ nguyên con người mới từ 2025
11:07:03 02/01/2025
Lỗ hổng trong hệ thống ứng phó với chim vào thời điểm máy bay Jeju Air gặp nạnLỗ hổng trong hệ thống ứng phó với chim vào thời điểm máy bay Jeju Air gặp nạn
04:47:49 01/01/2025

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của bé trai 3 tuổi - nạn nhân nhỏ nhất trên máy bay Jeju Air: Vừa có chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên cùng bố mẹXót xa hình ảnh cuối cùng của bé trai 3 tuổi - nạn nhân nhỏ nhất trên máy bay Jeju Air: Vừa có chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên cùng bố mẹ
22:36:15 02/01/2025
Puka gặp sự cố nguy hiểm khi mang thai con đầu lòngPuka gặp sự cố nguy hiểm khi mang thai con đầu lòng
20:39:36 02/01/2025
MC Mai Ngọc: "Khi tôi vụn vỡ, xấu xí và mất tự tin thì anh ấy xuất hiện"MC Mai Ngọc: "Khi tôi vụn vỡ, xấu xí và mất tự tin thì anh ấy xuất hiện"
23:20:12 02/01/2025
Chae Rim và chồng cũ tái hợp sau scandal ngoại tình, diện mạo con trai 7 tuổi gây xôn xaoChae Rim và chồng cũ tái hợp sau scandal ngoại tình, diện mạo con trai 7 tuổi gây xôn xao
20:25:38 02/01/2025
Con trai về nhà mách bị cô giáo ăn hết dâu tây, mẹ xông lên trường chất vấn rồi chết lặng khi thấy những gì camera ghi lạiCon trai về nhà mách bị cô giáo ăn hết dâu tây, mẹ xông lên trường chất vấn rồi chết lặng khi thấy những gì camera ghi lại
19:17:24 02/01/2025
Á hậu Vbiz gặp sóng gió suốt 3 tháng trời: Cửa hàng liên tục bị đánh sập, nghi có người hãm hạiÁ hậu Vbiz gặp sóng gió suốt 3 tháng trời: Cửa hàng liên tục bị đánh sập, nghi có người hãm hại
18:49:36 02/01/2025
Biến căng Cbiz: 2 sao nam hạng A bị điều tra, trong đó có 1 nam thần gây bão màn ảnh 2024Biến căng Cbiz: 2 sao nam hạng A bị điều tra, trong đó có 1 nam thần gây bão màn ảnh 2024
20:34:39 02/01/2025
Diễn viên Hoàng Yến đáp trả cực gắt khi bị mỉa 'nhiều chồng thì có gì đáng tự hào'Diễn viên Hoàng Yến đáp trả cực gắt khi bị mỉa 'nhiều chồng thì có gì đáng tự hào'
21:23:25 02/01/2025

Tin mới nhất

FBI bắt nghi phạm dùng ảnh ông Biden tập bắn, thu giữ 150 quả bom

FBI bắt nghi phạm dùng ảnh ông Biden tập bắn, thu giữ 150 quả bom

22:31:41 02/01/2025
Các nhân viên của FBI đã thu giữ hơn 150 quả bom ống cùng nhiều thiết bị nổ tự chế khác khi họ bắt giữ một người đàn ông ở Virginia về tội sở hữu vũ khí trái phép.
Ông Trump có thể giúp hạ nhiệt các điểm nóng thế nào trong năm 2025?

Ông Trump có thể giúp hạ nhiệt các điểm nóng thế nào trong năm 2025?

22:29:17 02/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được kỳ vọng sẽ giúp tháo ngòi các điểm nóng xung đột trên khắp thế giới sau khi ông trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chàng trai nổi loạn xăm kín mặt, suốt 6 năm không xin được việc

Chàng trai nổi loạn xăm kín mặt, suốt 6 năm không xin được việc

22:25:24 02/01/2025
Chỉ vì một phút nổi loạn của tuổi trẻ, chàng trai Trung Quốc đã xăm kín toàn bộ khuôn mặt khiến cuộc sống của anh vô cùng khó khăn suốt 6 năm qua.
Nga, Ukraine công bố tổn thất của nhau ở Kursk

Nga, Ukraine công bố tổn thất của nhau ở Kursk

22:22:16 02/01/2025
Mặt trận Kursk tiếp tục căng thẳng khi Nga quyết đẩy lùi lực lượng Ukraine, trong khi Kiev tìm cách giữ thành quả để đảm bảo vị thế trên bàn đàm phán.
Ông Zelensky: Nga đã phải đối mặt với một trong những "thiệt hại lớn nhất"

Ông Zelensky: Nga đã phải đối mặt với một trong những "thiệt hại lớn nhất"

22:11:19 02/01/2025
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng việc Ukraine khóa van trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu đã khiến Moscow gặp phải một trong những thiệt hại lớn nhất .
Trí tuệ nhân tạo hiện thân là gì?

Trí tuệ nhân tạo hiện thân là gì?

21:37:20 02/01/2025
Trí tuệ nhân tạo (AI) có nhiều dạng, từ các hệ thống nhận diện kiểu mẫu đến AI tạo sinh. Tuy nhiên, có một loại AI biết ứng phó gần như tức thì với thế giới thực. Đó là AI hiện thân.
Iran cảnh báo cứng rắn với tương lai căn cứ quân sự của Mỹ tại Syria

Iran cảnh báo cứng rắn với tương lai căn cứ quân sự của Mỹ tại Syria

20:45:28 02/01/2025
Ông Khamenei chỉ trích sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Syria, đặc biệt sau khi lực lượng đối lập do nhóm HTS lãnh đạo lật đổ chính quyền Bashar al-Assad hôm 8/12/2024.
Chính quyền mới Syria đối mặt áp lực tái thiết

Chính quyền mới Syria đối mặt áp lực tái thiết

20:39:00 02/01/2025
Các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Israel và các quốc gia Vùng Vịnh, đang theo dõi sát sao tình hình tại Syria khi chính quyền lâm thời bắt đầu thiết lập vị thế của mình.
Thủ tướng Đức Scholz gặp khó trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới

Thủ tướng Đức Scholz gặp khó trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới

20:34:16 02/01/2025
Theo đó, cuộc thăm dò cho thấy chỉ khoảng 16% người Đức tin rằng Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz sẽ tiếp tục tại nhiệm sau cuộc bầu cử, trong khi đó chỉ 7% tin rằng đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông sẽ giành chiến thắng.
Vấn đề người di cư: Anh thắt chặt hạn chế đối với các nghi phạm buôn người

Vấn đề người di cư: Anh thắt chặt hạn chế đối với các nghi phạm buôn người

20:15:45 02/01/2025
Bộ trưởng Nội vụ Anh Yvette Cooper nêu rõ: Chúng tôi trao cho lực lượng thực thi pháp luật quyền hạn mạnh hơn để truy tố và ngăn chặn được nhiều hơn những mạng lưới này .
Lữ đoàn tinh nhuệ của Ukraine chật vật vì nạn đào ngũ

Lữ đoàn tinh nhuệ của Ukraine chật vật vì nạn đào ngũ

15:27:18 02/01/2025
Lữ đoàn 155 của Ukraine được thành lập với kỳ vọng mang lại luồng gió mới trong quân đội nhưng lại liên tục gặp phải vấn đề do nạn đào ngũ.
F-16 Ukraine bị bắn hạ: Danh tiếng lẫy lừng ở Trung Đông chưa tái hiện

F-16 Ukraine bị bắn hạ: Danh tiếng lẫy lừng ở Trung Đông chưa tái hiện

15:24:57 02/01/2025
Mặc dù chiến đấu cơ F-16 đã phát huy tốt tính năng kỹ chiến thuật trong lực lượng không quân Israel ở Trung Đông, nhưng vì sao chúng lại khá lặng thầm trên chiến trường Ukraine?

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Hàn đóng liên tiếp 4 bom tấn gây sốt toàn cầu, visual ngoài đời đẹp gấp ngàn lần trên phim

Mỹ nhân Hàn đóng liên tiếp 4 bom tấn gây sốt toàn cầu, visual ngoài đời đẹp gấp ngàn lần trên phim

Hậu trường phim

23:22:44 02/01/2025
Nữ diễn viên này liên tục góp mặt trong các dự án lớn, tên tuổi thăng hạng mạnh mẽ trong khoảng 4 năm trở lại đây.
Vóc dáng nóng bỏng của nữ chủ tịch phim "Mẹ lao công học yêu"

Vóc dáng nóng bỏng của nữ chủ tịch phim "Mẹ lao công học yêu"

Sao việt

23:17:29 02/01/2025
Thùy Trang chia sẻ loạt ảnh khoe nhan sắc mặn mà. Diện chiếc váy ôm sát, nữ diễn viên để lộ đường cong cơ thể đáng ngưỡng mộ.
Tuyệt phẩm cổ trang có rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đã đẹp trai còn biến hóa quá gắt

Tuyệt phẩm cổ trang có rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đã đẹp trai còn biến hóa quá gắt

Phim châu á

23:06:48 02/01/2025
The Tale of Lady Ok (Chuyện Nàng Ok) tuy không nổi đình đám ở thị trường quốc tế nhưng lại đang là bộ phim đứng top đầu rating tại Hàn.
Chồng Từ Hy Viên có động thái ẩn ý giữa tin ly hôn, mẹ ruột đuổi nữ diễn viên khỏi nhà

Chồng Từ Hy Viên có động thái ẩn ý giữa tin ly hôn, mẹ ruột đuổi nữ diễn viên khỏi nhà

Sao châu á

22:44:51 02/01/2025
Trên trang cá nhân, chồng Từ Hy Viên đăng ảnh vui vẻ đón năm mới bên vợ và cả gia đình, còn viết lời chúc bằng cả tiếng Trung và tiếng Hàn.
Người hâm mộ TPHCM vỡ òa khi tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Người hâm mộ TPHCM vỡ òa khi tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Tin nổi bật

22:34:44 02/01/2025
Hàng nghìn cổ động viên tại TPHCM vỡ òa khi tiền đạo Xuân Son lập cú đúp, giúp Việt Nam hạ Thái Lan 2-1 ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024.
Vợ con Duy Mạnh chiếm spotlight khi đến sân Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam, có còn gặp sự cố ở cửa soát vé?

Vợ con Duy Mạnh chiếm spotlight khi đến sân Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam, có còn gặp sự cố ở cửa soát vé?

Sao thể thao

22:21:57 02/01/2025
Quỳnh Anh và các con có mặt trên sân Việt Trì cổ vũ Duy Mạnh và ĐT Việt Nam. Gia đình Duy Mạnh tới sân cổ vũ ĐT Việt Nam đá chung kết AFF Cup 2024 gặp Thái Lan
Từ cơn nuốt nghẹn, người đàn ông bàng hoàng phát hiện mắc cả 2 bệnh ung thư

Từ cơn nuốt nghẹn, người đàn ông bàng hoàng phát hiện mắc cả 2 bệnh ung thư

Sức khỏe

22:16:08 02/01/2025
Sau thời gian nuốt nghẹn với tần suất tăng dần, người đàn ông đại tiện ra máu và được các bác sĩ phát hiện đã mắc cùng lúc 2 loại bệnh ung thư hiểm ác.
Kẻ gian bẻ khóa xe máy chưa tới 10 giây trước cửa tiệm bánh ở Hà Nội

Kẻ gian bẻ khóa xe máy chưa tới 10 giây trước cửa tiệm bánh ở Hà Nội

Pháp luật

22:09:10 02/01/2025
Hình ảnh từ camera giám sát cho thấy, kẻ gian chỉ mất chưa tới 10 giây đã bẻ xong khóa của chiếc xe máy mà vị khách để trước cửa tiệm bánh thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ngắm nhan sắc dàn gái xinh ồ ạt đến sân Việt Trì tiếp lửa trận chung kết ĐT Việt Nam - Thái Lan

Ngắm nhan sắc dàn gái xinh ồ ạt đến sân Việt Trì tiếp lửa trận chung kết ĐT Việt Nam - Thái Lan

Netizen

22:02:46 02/01/2025
Đông đảo CĐV Việt Nam đổ bộ sân Việt Trì trước giờ diễn ra trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa ĐT Việt Nam và ĐT Thái Lan lúc 20h ngày 2/1.
'Mufasa: Vua sư tử': Phần tiền truyện thay đổi hoàn toàn cái nhìn về phản diện tuổi thơ Scar

'Mufasa: Vua sư tử': Phần tiền truyện thay đổi hoàn toàn cái nhìn về phản diện tuổi thơ Scar

Phim âu mỹ

21:52:05 02/01/2025
The Lion King (1994) là một trong những bộ phim kinh điển của Disney, từng là tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em trên toàn thế giới.
(Review) 'Kính Vạn Hoa': Sẽ hấp dẫn nếu coi như tách biệt với truyện gốc

(Review) 'Kính Vạn Hoa': Sẽ hấp dẫn nếu coi như tách biệt với truyện gốc

Phim việt

21:46:41 02/01/2025
Kính Vạn Hoa sẽ hấp dẫn nếu xem bộ phim ở một tác phẩm mới, tách biệt với tiểu thuyết và dành cho những tâm hồn thiếu niên đơn thuần.