COVID-19 và món nợ 1,6 tỉ bảng ở Premier League
Mọi năm, đây là thời điểm kích hoạt cho thị trường chuyển nhượng cầu thủ giải Ngoại hạng Anh nhưng năm nay thì các món nợ cộng dồn do COVID-19 khiến bom tấn thành bom xịt.
Báo Anh vừa đưa ra con số gây choáng trong mùa đại dịch COVID-19 làm bóng đá thế giới ngưng trệ, đó là món nợ 1,6 tỉ bảng từ các CLB Anh. Món nợ trên khiến thị trường chuyển nhượng Premier League tưởng sẽ sôi động nay đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Thị trường chuyển nhượng mùa hè vẫn xuất hiện trên các trang báo giống hiệu ứng domino trong làng bóng châu Âu nhưng đó chỉ là những khởi động trong dự tính. Bởi các CLB Ngoại hạng Anh đang đứng trước nguy cơ lớn từ việc sụt giảm doanh thu và nợ nần chồng chất.
Con số các CLB Ngoại hạng Anh nợ 1,6 tỉ bảng tiền chuyển nhượng, trong đó có 900 triệu nợ các CLB nước ngoài. Thật không ngờ khi đội nợ nhiều nhất trong danh sách là Man Utd với 169,3 triệu bảng. Con số này quá lớn so với những đội như Man City, Arsenal, Tottenham, Southampton, West Ham, Bournemouth… mỗi đội nợ từ hơn 50 đến hơn 80 triệu bảng tiền chuyển nhượng.
Man. Utd CLB nợ nhiều nhất nên chắc chắn sẽ nghĩ đến trả nợ, bàn bán nhiều hơn mua trong mùa hè này. Ảnh: GETTY IMAGES
Những khoản nợ không đáng lo nếu giải đấu Premier League vẫn diễn ra bình thường như mọi năm. Vì khoản thu từ bản quyền truyền hình, các hoạt động thương mại, doanh thu bán vé… dư sức để các CLB thanh toán nợ và mua thêm cầu thủ hoặc đầu tư cho đội bóng. Tuy nhiên, với mùa dịch COVID-19 khiến hoạt động bóng đá đang tê liệt thì khoản nợ trên có thể bị ghim thành nợ khó đòi.
Doanh thu mùa này của tất cả các đội sẽ giảm và thậm chí sẽ âm rất lớn. Trước mắt là doanh thu bán vé kể cả có đá lại chín vòng đấu cuối. Tiếp theo doanh thu từ hoạt động thương mại cũng sẽ xuống dốc khi các doanh nghiệp đang điêu đứng và điều này chắc chắn ảnh hưởng đến phần thu của các CLB. Nguồn thu lớn nhất là bản quyền truyền hình giờ ở thế không định giá được bởi sự ngưng trệ và giải đấu đang đá thì dừng.
Chính vì thế mà đống nợ 1,6 tỉ bảng rất nhỏ ở những mùa trước giờ là gánh nặng cực lớn.
Video đang HOT
Nhìn vào Man. Utd, đội bóng được xem là có nguồn thu lớn thì bây giờ bị bóc mẽ là con nợ lớn nhất giải Ngoại hạng vì ông chủ Mỹ mang chính CLB đi thế chấp ngân hàng để thanh toán các khoản mà họ đã vay lúc mua “quỷ đỏ”. Cái kiểu “dùng mỡ nó rán nó” trong giai đoạn kinh tế sắp khủng hoảng vì đại dịch có thể sẽ vỡ toang bởi nợ thêm chồng chất.
Báo cáo tài chính mà CLB Man. Utd đã công bố thì họ đang nợ các ngân hàng tới 384,5 triệu bảng. Con số mà nếu đồng tiền quay vòng thì Man. Utd không sụp nhưng nếu dịch COVID-19 kéo các hoạt động dừng lại thì “vỡ”.
Từ những khoản nợ trên, chắc chắn các CLB sẽ tính đến chuyện bán nhiều hơn mua nhưng bây giờ “món hàng” của các CLB có khi chỉ là hàng mẫu trên thị trường chuyển nhượng.
Mùa hè năm ngoái, Premier League tiêu hết 1,438 tỉ bảng trên thị trường chuyển nhượng nhưng năm nay thì các CLB Premier League phải nghĩ đến chuyện làm sao trả nợ trước rồi mới tính đến mua sắm.
AFC lại hoãn các trận đấu trong đó có những trận của Việt Nam
LĐBĐ châu Á (AFC) vừa thông báo hoãn tiếp các trận đấu thuộc vòng loại World Cup 2022, trong đó có hai trận Việt Nam – Indonesia và UAE – Việt Nam vào tháng 6 sẽ được hoãn tới cuối năm 2020. Như vậy, sau trận Malaysia – Việt Nam đã từng có thông báo hoãn thì đến nay AFC đã thông báo hoãn tất cả trận vòng loại World Cup còn lại.
Sau thông báo của AFC, LĐBĐ Việt Nam thông báo đến người hâm mộ đã mua vé xem trận Việt Nam – Indonesia trên sân Mỹ Đình vẫn được đảm bảo toàn bộ quyền lợi, tức có thể tiếp tục đến sân xem khi có lịch thi đấu mới hoặc có thể hủy vé, nhận lại số tiền đã mua.
H.KHANH
Ngoại hạng Anh họp khẩn: 6 đại gia ra yêu sách, lo bị thiệt hại khủng
Báo chí xứ sở sương mù đưa tin, ngày hôm nay ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh sẽ cùng với đại diện các CLB họp khẩn. Cuộc họp này có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình tổ chức 9 vòng đấu còn lại.
Yêu sách của nhóm "Big Six"
9 vòng với 92 trận đấu còn dang dở đang khiến giới chóp bu của LĐBĐ Anh (FA) phải đau đầu. Nếu không thể đưa ra một thời điểm thích hợp nhất để đưa Ngoại hạng Anh trở lại, giải đấu này sẽ thiệt hại hàng tỷ bảng. Xung quanh vấn đề ấn định thời điểm và phương án thi đấu, tất cả đều đang bối rối và chưa thể đưa ra một phương án then chốt.
6 đại gia Arsenal, Tottenham, Liverpool, Man City, MU và Chelsea ra yêu sách với giải Ngoại hạng Anh
Theo tờ Daily Mail, ngày hôm nay (thứ Sáu, 17/4), ban tổ chức Ngoại hạng Anh sẽ tiến hành họp trực tuyến với đại diện của 20 CLB. Cuộc họp này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vấn đề đang tồn đọng như thời điểm giải đấu trở lại, thời điểm kết thúc, phương thức đá trên sân có khán giả hay không khán giả.
Trong đó, vấn đề được quan tâm nhiều nhất vẫn là thời gian Premier League có thể trở lại và kết thúc. Hiện tại nước Anh vẫn đang tiến hành giãn cách xã hội, nên bản thân LĐBĐ Anh cũng như các CLB trở nên lúng túng trong vấn đề này.
Mới đây, CLB Tottenham cho phép thầy trò Jose Mourinho được tập luyện trở lại. Ngay lập tức họ đã phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích từ mọi phía, và buộc phải kết thúc quá trình tập luyện.
Theo nguồn tin của ESPN, có một số đội bóng muốn mùa giải kết thúc vào ngày 30/6 như dự kiến ban đầu của UEFA. Tuy nhiên, nhóm "Big Six" - 6 đại gia của bóng đá Anh bao gồm Liverpool, Man City, MU, Chelsea, Arsenal và Tottenham nói không với kế hoạch này.
Nhóm "Big Six" phản đối việc ấn định thời gian mùa giải kết thúc, và tỏ ý muốn để 9 vòng đấu còn lại diễn ra bình thường một khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Sở dĩ nhóm "Big Six" phải hợp sức ra yêu sách này, bởi họ lo ngại việc ấn định thời điểm kết thúc có thể khiến mùa giải bị hủy bỏ.
Nên nhớ, nếu không thể hoàn thành nốt chiến dịch 2019/20, 6 đại gia MU, Man City, Liverpool, Chelsea, Arsenal và Tottenham có thể thiệt hại tới 580 triệu bảng, nhiều hơn 14 CLB khác cộng lại. Do vậy, không ấn định thời điểm kết thúc là cách tốt nhất để đảm bảo rằng giải đấu sẽ kết thúc bất khi nào tình hình dịch bệnh được kiểm soát - có thể vào tháng 7, thậm chí đầu tháng 8.
Ấn định thời điểm "Ngày quan trọng"
Nhưng nếu không ấn định thời điểm kết thúc mùa giải, các CLB lại phải đối diện nguy cơ thiếu hụt nhân sự. Bởi lẽ, sẽ có nhiều cầu thủ hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản vào ngày 30/6. Ngoài ra, hoạt động thương mại - tài chính của giải Ngoại hạng Anh cũng gặp những khó khăn nhất định.
Các CLB có nguy cơ thiếu hụt nhân sự
Ở các cuộc họp trước đó, ngày 12/7 được chọn là "ngày quan trọng" bởi hoàn thành các trận đấu trước thời điểm đó sẽ giúp các đội bóng tránh được việc phải trả lại tiền cho các đối tác phát sóng. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi các CLB nhận được tư vấn pháp lý, đặc biệt là vấn đề hợp đồng của các cầu thủ.
Nỗi lo của giải Ngoại hạng Anh cũng là nỗi lo chung của nhiều giải đấu khác ở châu Âu và trên toàn thế giới. Mới đây, LĐBĐ Thế giới (FIFA) thông báo rằng sẽ tìm cách giải quyết vấn đề, có thể kéo dài thời gian thi đấu cho tới khi mùa giải kết thúc với các cầu thủ sẽ hết hạn hợp đồng vào 30/6, tối đa các CLB có thể được gia hạn thêm 1 tháng, tức là đến 31/7.
Vấn đề ở chỗ "phép vua thua lệ làng", các CLB Premier League được thông báo rằng luật lao động tại Anh sẽ cao hơn bất cứ thỏa thuận hay giải pháp nào mang tính khẩn cấp từ FIFA. Điều đó đồng nghĩa các cầu thủ cho mượn, hoặc sẽ hết hợp đồng, vào ngày 30/6 được phép ra đi ngay cả khi mùa giải còn chưa kết thúc, nếu như họ muốn vậy.
Tiến Long
Bóng đá châu Âu chắc chắn sẽ trở lại mà không có khán giả Các giải bóng đá hàng đầu châu Âu như Premier League, La Liga, Serie A, Bundesliga... đã đưa ra phương án trở lại thi đấu trên sân không khán giả để ngăn chặn nguy cơ lây lan của đại dịch COVID-19. Daniele Rugani, một trong ba cầu thủ của đội bóng Juventus mắc COVID-19 nay đã khỏi bệnh. Ảnh: Eurosport. Tổng thư ký...