COVID-19 tới 6h sáng 21/1: Thế giới thêm 3 triệu ca mắc; Pháp có trên 400.000 ca mắc 3 ngày liền
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 3 triệu ca mắc COVID-19 và trên 7.900 ca tử vong.
Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 342,5 triệu ca, trong đó trên 5,59 triệu ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Modiin, Israel, ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 452.000 ca), Pháp (425.183 ca) và Ấn Độ (344.859 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (1.921 ca), Ấn Độ (703 ca) và Nga (684 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều ca mắc nhất thế giới với trên 70,2 triệu ca, trong đó trên 882.000 ca tử vong.
Dù vẫn coi đại dịch COVID-19 là mối quan ngại lớn, song Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia thành viên dỡ bỏ hoặc giảm bớt các lệnh cấm đi lại trên phạm vi quốc tế.
Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã đệ trình một số khuyến nghị lên người đứng đầu WHO, trong đó cho rằng không nên coi chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 là cách thức và điều kiện duy nhất để đi cho phép đi lại trên phạm vi quốc tế do việc tiếp cận vaccine còn hạn chế, cũng như tình trạng phân phối vaccine không công bằng
Trước đó, ngày 30/11/2021, WHO khuyến nghị các nước không nên hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Theo đánh giá của tổ chức này, các lệnh cấm đi lại đại trà không những không ngăn được biến thể Omicron lây lan trên toàn cầu mà còn tạo gánh nặng đối với đời sống của người dân. Ngoài ra, những biện pháp như vậy có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực y tế toàn cầu vì khiến các nước không muốn thông báo và chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh. Tuy nhiên, do lo ngại về sự lây lan nhanh của Omicron, nhiều quốc gia đã “quay lưng” với các khuyến nghị của WHO.
Châu Á
Ấn Độ gia hạn lệnh cấm các chuyến bay thương mại quốc tế
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã gia hạn lệnh cấm các chuyến bay thương mại quốc tế đến ngày 28/2 tới trong bối cảnh nước này đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch COVID-19 được cho là do biến thể Omicron gây ra.
Trong một thông báo, DGCA nêu rõ: “Hạn chế này sẽ không áp dụng cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế và một số chuyến bay nhất định được DGCA phê duyệt. Các chuyến bay theo thỏa thuận bong bóng cũng sẽ không bị ảnh hưởng”.
Trước đó, tháng 12/2021, DGCA đã gia hạn lệnh cấm đối với các chuyến bay thương mại quốc tế theo lịch trình đến ngày 31/1/2022. Ấn Độ đã cấm khai thác các chuyến bay quốc tế vào ngày 23/3/2020 để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Sau đó, các hạn chế về chuyến bay đã được nới lỏng theo thỏa thuận với một số quốc gia.
Số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt tại Hàn Quốc
Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hà Quốc, ngày 18/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận theo ngày tại Hàn Quốc đã tăng lên mức hơn 6.000 ca lần đầu tiên sau 27 ngày, trong bối cảnh có nhiều quan ngại dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do sự lây lan của biến thể Omicron.
Theo thông báo ngày 20/1 của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này có thêm 6.603 ca mắc mới COVID-19, trong đó 6.357 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc lên 712.503 ca. Trước đó, số ca mắc COVID-19 ghi nhận theo ngày ở Hàn Quốc đã duy trì ở mức dưới 6.000 từ ngày 24/12/2021.
Ngày 20/1 Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 28 trường hợp tử vong do COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch ở nước này lên 6.480 trường hợp. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Hàn Quốc hiện là 0,91%. Các cơ quan y tế của nước này đang trong tình trạng cảnh giác cao đề phòng nguy cơ lây nhiễm gia tăng đột biến, trong bối cảnh nhiều người dân về đoàn tụ gia đình trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 20/1 cũng là dấu mốc tròn 2 năm kể từ khi Hàn Quốc thông báo phát hiện 2 trường hợp đầu tiên mắc COVID-19. Tổng thống Moon Jae-in ngày 20/1 đã chỉ đạo chính phủ áp dụng tất cả các biện pháp chống dịch có thể để ngăn chặn sự lây lan của Omicron – biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại Hàn Quốc hiện nay.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mông Cổ
Video đang HOT
Tiêm vaccine COVID-19 tại Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 20/1, Mông Cổ ghi nhận 3.119 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp nước này ghi nhận số ca mắc mới vượt 3.000 ca, theo đó tổng số ca mắc trên toàn quốc tăng lên 418.884 ca.
Các ca mắc mới nói trên đều là lây nhiễm cộng đồng. Trong khi đó, thêm 3 bệnh nhân tử vong do COVID-19, đưa tổng số bệnh nhân không qua khỏi dịch bệnh này ở Mông Cổ lên 2.019.
Kể từ đầu năm 2022, số ca mắc mới ghi nhận hằng ngày tại Mông Cổ đã tăng mạnh do các lễ đón Năm Mới và biến thế Omicron lây lan mạnh.
Theo Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Mông Cổ, các ca nhiễm biến thể Omicron hiện chiếm ít nhất 90% số ca mắc mới tại nước này.
Cho đến nay, 66,7% dân số Mông Cổ đã được tiêm 2 liều vaccine ngừa COVID-19, trong khi hơn 983.618 người trên 18 tuổi đã được tiêm liều thứ 3. Ngoài ra, gần 55.000 người đã tiêm liều thứ 4 kể từ ngày 7/1.
Trung Quốc: Hong Kong tạm đóng cửa các trường bậc trung học
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 23/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh một số trường trung học cơ sở và phổ thông ở Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 là giáo viên và học sinh, ngày 20/1, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong quyết định tạm đóng cửa các trường học, chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến cho đến sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, với học sinh lớp 12, các trường có thể linh hoạt bố trí.
Đặc khu này đã tạm đóng cửa các trường mẫu giáo và tiểu học từ ngày 11/1 và chuyển sang học trực tuyến cho đến sau Tết Nguyên đán. Chính quyền Hong Kong cũng đã gia hạn lệnh cấm ăn uống tại nhà hàng sau 18h00 và đóng cửa các địa điểm, trong đó có phòng tập thể dục, rạp chiếu phim và thẩm mỹ viện cho đến ngày 3/2.
Thống kê cho thấy tỷ lệ người dân đặc khu tiêm đủ liều cơ bản vaccine là 70,3%.
Châu Âu
Ngày thứ ba liên tiếp Pháp ghi nhận trên 400.000 ca mắc mới COVID-19
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 5/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Pháp công bố số liệu cho thấy đã ghi nhận 425.183 ca mắc mới trong ngày 20/1, chỉ đứng sau mốc cao kỷ lục 464.769 ca hôm 18/1. Đây là ngày thứ ba liên tiếp, Pháp ghi nhận trên 400.000 ca mắc mới trong ngày.
Số liệu này cũng khiến số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày qua tại Pháp tăng lên mức cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, với hơn 320.000 ca/ngày.
Hôm 16/1, Quốc hội Pháp phê chuẩn luật cấm tất cả những người chưa tiêm phòng COVID-19 đến nhà hàng, khu thể thao và nhiều địa điểm công cộng khác. Quốc hội Pháp đưa ra biệp pháp này để giảm thiểu ca mắc mới làm bệnh viện quá tải trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng và rất nguy hiểm. Hiện hơn 91% người trên 18 tuổi ở Pháp đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.
Số ca mắc giảm tại Italy, Anh và Tây Ban Nha
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, Italy ngày 11/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Italy thông báo quốc gia Nam Âu này đã ghi nhận 188.797 ca mắc mới và 385 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 20/1, giảm so với ngày 19/1.
Cho đến nay, đã có tổng cộng 9,4 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn Italy kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 2/2020, trong đó có 142.590 ca tử vong. Số ca không qua khỏi tại Italy cao thứ 4 tại châu Âu, chỉ sau Nga, Anh, Pháp và cao thứ 9 trên toàn thế giới.
Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ mắc COVID-19 đã giảm trong ngày thứ hai liên tiếp sau 11 tuần liên tục tăng lên các mốc cao kỷ lục. Với tín hiệu tích cực này, giới chức y tế sở tại hy vọng tốc độ lây lan biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có thể đang chậm lại.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Carolina Darias cho biết tỷ lệ ca mắc COVID-19 trong 14 ngày qua đã giảm xuống mức 3.286 ca/100.000 dân, so với mốc 3.306 ca tính đến hôm 18/1 và mốc kỷ lục 3.397 tính đến ngày 19/1.
Bộ trưởng Darias nhấn mạnh nếu đà giảm số ca mắc tiếp tục được duy trì trong những ngày tới, điều đó sẽ đồng nghĩa nước này đã đạt đến đỉnh dịch trong làn sóng dịch lần này hoặc ít nhất là đang tiệm cận đỉnh dịch. Bà cho biết thêm hiện biến thể Omicron chiếm từ 70-90% số ca lây nhiễm COVID-19 mới tại các vùng trên cả nước. Ngoài ra, dù số ca gia tăng trong thời gian dài kể từ tháng 11/2021, nhưng số ca nhập viện và tử vong vẫn thấp hơn nhiều so với làm sóng dịch trước đó. Tín hiệu tích cực này một phần là nhờ việc có tới 80,5% trong tổng số 47 triệu dân tại Tây Ban Nha đã được tiêm phòng COVID-19.
Bộ trưởng Darias một lần nữa kêu gọi người dân cả nước tiêm mũi tăng cường khi viện dẫn việc này giúp cải thiện rõ rệt khả năng phòng ngừa biến thể Omicron và Delta.
Tính đến sáng 21/1, Tây Ban Nha đã ghi nhận trên 8,8 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 91.000 ca tử vong.
Cùng ngày, Anh cũng ghi nhận 107.364 ca mắc mới. Như vậy, tổng số ca mắc trung bình trong 7 ngày qua tại đây đã giảm 37,2% so với một tuần trước đó. Nước này cũng ghi nhận thêm 330 ca tử vong vì COVID-19. Tổng số ca không qua khỏi trong 7 ngày qua đã tăng 8,2% so với tuần trước sau khi số ca mắc mới tăng cao kỷ lục trong những tuần gần đây.
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Ukraine
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Kiev, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ Y tế Ukraine, ngày 20/1 nước này ghi nhận 18.479 ca mắc mới COVID-19. Như vậy, số ca mắc mới tại Ukraine đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 3 ngày. Trước đó, nước này ngày 19/1 ghi nhận 12.815 ca mắc mới và ngày 18/1 ghi nhận 8.558 ca.
Cơ quan y tế Ukraine dự báo nước này sẽ phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới của biến thể Omicron vào cuối tháng này và trong tháng 2 tới.
Từ đầu năm nay, Chính phủ Ukraine đã triển khai chiến dịch tiêm liều vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho người trưởng thành, sau khi phát hiện 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Quốc gia 41 triệu dân này mới chỉ có 14,3 triệu người đã tiêm 2 liều vaccine ngừa COVID-19. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, Ukraine đã ghi nhận tổng cộng 3,8 triệu ca mắc và 98.843 ca tử vong.
Châu Mỹ
Ca mắc trong 24 giờ qua của Mỹ giảm
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Với trên 452.000 ca mắc mới trong 24 giờ qua, Mỹ đã ghi nhận số ca mắc mới giảm so với hai ngày trước đó.
Số liệu cập nhật của Đại học Johns Hopkins cho thấy Mỹ đã ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc mới COVID-19 trong ngày 18/1 (theo giờ địa phương). Số liệu này chỉ đứng thứ hai sau mốc cao kỷ lục hơn 1,36 triệu ca mới/ngày ghi nhận tại Mỹ vào ngày 3/1 năm nay.
Theo Đại học Johns Hopkins, tổng số ca mắc mới trên toàn nước Mỹ ngày 18/1 là 1.060.747 ca và 1.896 ca tử vong. Quốc gia này đã ghi nhận hơn 5,4 triệu ca mắc COVID-19 trong tuần từ ngày 10-16/1, mốc cao kỷ lục hằng tuần kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ đã tăng vọt kể từ giữa tháng 12 do biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố số liệu cập nhật cho biết trên cả nước hiện ghi nhận trung bình gần 755.000 ca mắc mới và gần 1.700 ca tử vong mới mỗi ngày trong một tuần qua, tăng đáng kể so với một tuần trước đó.
Số ca mắc mới COVID-19 trong tuần qua tại châu Mỹ cao chưa từng có
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Belo Horizonte, bang Minas Gerais, Brazil. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cho biết số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng mạnh tại châu Mỹ và lập mốc cao kỷ lục mới với 7,2 triệu ca và hơn 15.000 ca tử vong trong tuần qua.
Phát biểu họp báo, Giám đốc PAHO Carissa Etienne nhấn mạnh “dịch bệnh đang lây lan mạnh hơn bao giờ hết.” Bắc Mỹ, Mỹ và Canada tiếp tục chứng kiến tình trạng gia tăng số ca nhập viện. Khu vực Caribe ghi nhận mức tăng số ca mắc mới COVID-19 mạnh nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát.
Tại Nam Mỹ, Brazil, Mexico và Chile đều ghi nhận các ca mắc mới cao trong ngày 20/1. Bộ Y tế Brazil cho biết số ca mới tại nước này là 164.382 ca trong 24 giờ qua. Bên cạnh đó, số ca tử vong mới là 278 ca. Như vậy, tính từ đầu dịch, Brazil có 23,5 triệu ca mắc COVID-19 trong khi số ca tử vong theo số liệu chính thức là 622.205 ca.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Santiago, Chile. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Mexico cho biết nhờ đẩy nhanh xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2, nước này đã phát hiện 60.552 ca mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 4.495.310 ca. Ngoài ra, với thêm 323 ca không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại đây hiện lên tới 302.112 ca. Trong 24 giờ qua, các đơn vị y tế đã tiến hành được hơn 150.000 xét nghiệm sàng lọc, cao hơn so với mức đầu tháng này.
Trong khi đó, Chile ghi nhận 13.865 ca mới và 25 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 1.916.552 ca và 39.456 ca tử vong. Bộ Y tế Chile công bố báo cáo nêu rõ quốc gia này đang đối mặt với làn sóng gia tăng số ca nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 vào giữa mùa Hè và mùa du lịch tại Nam Bán cầu. Mức tăng 344% số ca mắc mới trong 2 tuần qua chủ yếu là do biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh cũng như do các lễ hội cuối năm và hoạt động du lịch tăng cao. Tuy nhiên, giới chức sở tại cho biết làn sóng lây nhiễm mới này không kéo theo tình trạng gia tăng số ca nhập viện, đó là nhờ hơn 90% dân số trên 18 tuổi đã được tiêm phòng COVID-19.
Châu Phi
Bắc Phi đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ 4
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Tunis, Tunisia, ngày 25/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều quốc gia trong khu vực này đang đối mặt với làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 khi số ca mắc mới mỗi ngày đang tăng nhanh.
Trong vòng 24 giờ qua, Tunisia ghi nhận số ca mắc mới cao nhất khu vực Bắc Phi cũng như trên toàn châu Phi, với 12.698 ca, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 817.051 ca. Ngoài ra, với thêm 14 ca tử vong không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Tunisia lên tới 25.881 ca.
Trong khi đó, Maroc ghi nhận 9.061 ca mắc mới và 22 ca tử vong. Tổng số ca mắc tại nước này hiện tăng lên thành 1.078.002 ca, trong đó có 15.047 ca tử vong.
Cũng theo số liệu thống kê chính thức, tính đến sáng 21/1, toàn châu Phi đã ghi nhận tổng cộng 10,6 triệu ca mắc COVID-19 và 235.815 ca tử vong. Nam Phi vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất “Lục địa Đen”, tiếp đến là Bắc Phi và Đông Phi, trong khi Trung Phi chịu ít tác động nhất.
Algeria đóng cửa trường học 10 ngày
Chính phủ Algeria quyết định tạm đóng cửa các trường phổ thông trên toàn quốc trong vòng 10 ngày, kể từ ngày 20/1. Đối với các trường đại học, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune chỉ thị các trường sẽ có quyền tự quyết định việc đóng hay mở cửa.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh trong 24 giờ qua, Algeria ghi nhận thêm 1.552 ca mới – mức cao nhất kể từ khi quốc gia Bắc Phi này đối mặt với làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 kể từ cuối tháng 12/2021. Tính đến nay, Algeria ghi nhận tổng cộng 230.470 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.453 người không qua khỏi.
Bắc Phi đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ 4
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, hiện nhiều quốc gia trong khu vực này đang đối mặt với làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 khi số ca mắc mới mỗi ngày đang tăng nhanh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tunis, Tunisia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong vòng 24 giờ qua, Tunisia ghi nhận số ca mắc mới cao nhất khu vực Bắc Phi cũng như trên toàn châu Phi, với 12.436 ca, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 804.353 ca. Ngoài ra, với thêm 12 ca tử vong không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Tunisia lên tới 25.846 ca.
Trong khi đó, Maroc lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát, với 9.355 ca và 13 ca tử vong. Tổng số ca mắc tại nước này hiện tăng lên thành 1.068.941 ca, trong đó có 15.025 ca tử vong.
Các quốc gia khác trong cùng khu vực ghi nhận số ca mắc mới tăng cao sau Tunisia và Maroc gồm có Ai Cập (1.379 ca), Algeria (1.359), Libya (1.173)...
Cũng theo số liệu thống kê chính thức, tính đến chiều 19/1, toàn châu Phi đã ghi nhận tổng cộng 10.373.362 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.289.674 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh và 234.821 ca tử vong. Nam Phi vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất "Lục địa Đen", tiếp đến là Bắc Phi và Đông Phi, trong khi Trung Phi chịu ít tác động nhất.
Chương trình chia sẻ vaccine COVAX đạt dấu mốc phân phối được 1 tỷ liều COVAX - chương trình chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine Gavi đồng hành, tính đến ngày 15/1 đã đạt dấu mốc phân phối 1 tỷ liều. Có tổng cộng 144 nước và vùng lãnh thổ đã tiếp nhận số vaccine viện trợ này. Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine...