COVID-19 tới 6 giờ sáng 9/5: Thế giới chỉ ghi nhận trên 500 ca tử vong; Dịch diễn biến nghiêm trọng ở Trung Quốc
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 293.563 trường hợp mắc COVID-19 và 579 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 517 triệu ca, trong đó trên 6,27 triệu người không qua khỏi.
Người dân đến xét nghiệm COVID-19 tại một trung tâm xét nghiệm tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 27/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 517.197.665 ca, trong đó có tổng cộng 6.276.293 người tử vong.
Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và đang đẩy nhanh quá trình trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh lưu hành.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 471 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 38 triệu ca và trên 40.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 8/5, thế giới có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 34 nước có người tử vong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần. So với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang có xu thế đi ngang.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 5/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “ nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Trong 24 giờ qua, Đài Loan (Trung Quốc) là nơi ghi nhận số ca mắc mới cao nhất (với trên 44.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 110 ca.
Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn, đồng thời chiến lược “Không COVID” áp dụng từ đầu dịch cũng chuyển thành “Không COVID linh hoạt”.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 8/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 68 ca tử vong. Trong ngày 8/5, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 8.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (54 ca).
Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Philippines vẫn căng thẳng hơn so với các nước khác.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Đông Nam Á. Ảnh: AFP/TTXVN
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan.
Trước những tiến bộ đạt được của vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và tử vong, ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường trước khi đại dịch bùng phát.
Hiện Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, với 83.567.707 ca mắc và 1.024.525 ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ với 43.102.508 ca mắc và 524.064 ca tử vong. Với 30.558.530 ca mắc và 664.179 ca tử vong, Brazil đứng thứ ba thế giới về số ca mắc nhưng đứng thứ hai về số ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 184.640 ca mắc COVID-19 và 372 ca tử vong.
Campuchia ngày 7/5 không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 nào. Đây là lần đầu tiên quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tín hiệu tích cực như vậy kể từ khi làn sóng dịch thứ ba lây nhiễm trong cộng đồng bùng phát vào tháng 2 năm ngoái.
Trẻ em chờ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 2/2021. Theo thống kê của Bộ Y tế Campuchia, tính đến nay, gần 15 triệu người tại nước này đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine, chiếm 93,7% dân số; 14,22 triệu người, tương đương 89% dân số đã được tiêm đầy đủ các mũi cơ bản. Nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine cao, quốc gia Đông Nam Á này đã nối lại tất cả các hoạt động kinh tế- xã hội, đồng thời mở cửa biên giới, cho phép tất cả các du khách đã tiêm đầy đủ các mũi cơ bản nhập cảnh mà không phải cách ly kể từ tháng 11/2021.
Trong khi đó, Trung Quốc đại lục ghi nhận 319 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng và 4.065 ca mắc mới không có triệu chứng trong ngày 7/5. Trong số trên, riêng thành phố Thượng Hải ghi nhận 215 ca mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng và 3.760 ca không triệu chứng, trong khi có thêm 8 ca tử vong do COVID-19 mà nguyên nhân trực tiếp là do bệnh nhân mắc bệnh lý nền.
Ngoài Thượng Hải, 11 khu vực cấp tỉnh khác ở Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận các ca mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó thủ đô Bắc Kinh có 44 ca và Hà Nam có 25 ca. Với 1.115 bệnh nhân bình phục được ghi nhận trong ngày 7/5, hiện vẫn còn 9.181 bệnh nhân đang được điều trị trong các bệnh viện ở Trung Quốc đại lục.
Video đang HOT
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 5/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc hiện đã bước sang một giai đoạn mới trong ứng phó với đại dịch COVID-19 với các biện pháp phản ứng nhanh và can thiệp sớm để ngăn ngừa biến thể Omicron rất dễ lây lan. Hiện các cơ quan chức năng Trung Quốc đang thiết lập hàng nghìn điểm xét nghiệm PCR tại các thành phố lớn.
Ngày 8/5, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết nhà chức trách tiếp tục phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong các mẫu nước thải thu thập từ các khu vực khác nhau ở vùng lãnh thổ này, cho thấy khả năng có một số trường hợp mắc bệnh không phát hiện ra.
Theo chính quyền Hong Kong, để giúp xác định những người mắc COVID-19, khoảng 150.000 bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ được cấp phát cho người dân, công nhân vệ sinh và nhân viên quản lý tòa nhà tại các khu vực có các mẫu nước thải cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 với tải lượng virus tương đối cao. Chính quyền kêu gọi người dân dùng bộ xét nghiệm nhanh, nếu có kết quả xét nghiệm dương tính cần nhanh chóng báo cáo cho cơ quan chức năng thông qua nền tảng trực tuyến của chính quyền.
Trong nỗ lực ngăn dịch COVID-19 lây lan, Cơ quan Bảo vệ môi trường và Cơ quan Dịch vụ thoát nước Hong Kong, phối hợp với một nhóm liên ngành thuộc Đại học Hong Kong, đã tăng cường lấy mẫu nước thải ở tất cả các quận của Hong Kong để xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Người phát ngôn Trung tâm Bảo vệ sức khỏe kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, đồng thời hối thúc mọi người sớm tiêm vaccine ngừa COVID-19 vì tình hình dịch bệnh tại Hong Kong vẫn nghiêm trọng.
Trong ngày 8/5, Hong Kong ghi nhận 112 ca mắc mới COVID-19 được phát hiện thông qua các xét nghiệm axit nucleic, và 154 trường hợp khác tự báo cáo sau khi tiến hành xét nghiệm nhanh.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo một cuộc khảo sát tại Nhật Bản, khoảng 10% số người nhập viện do mắc COVID-19 tiếp tục chịu ảnh hưởng của các triệu chứng của bệnh 1 năm sau khi họ xuất viện. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát gần đây do nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế Nhật Bản tiến hành, công bố ngày 7/5.
Theo khảo sát, các triệu chứng kéo dài thường gặp nhất là giảm sức mạnh cơ bắp (7,4%), tiếp đó là khó thở (4,4%) và hôn mê (3,5%). Số người bị mất và thay đổi khứu giác là 1,6%, trong khi số người thay đổi vị giác là 1,0%. Một số người cho biết phải chịu nhiều triệu chứng khác nhau. Khảo sát cũng cho thấy số người phải tìm đến sự hỗ trợ của các cơ sở y tế do các triệu chứng vẫn còn dù đã xuất viện 1 năm ở mức 9,8%. Khoảng 5,1% số người tham gia khảo sát cho thấy các tác động của virus SARS-CoV-2 đến phổi dù 1 năm sau khi xuất viện.
ADVERTISING
X
Cuộc khảo sát được tiến hành đối với 693 người có các triệu chứng COVID-19 ở mức độ trung bình hoặc nặng, nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 7/2021.
New Zealand vừa ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể BA.5 tại khu vực cửa khẩu. Trường hợp này từ Nam Phi đến New Zealand. Hôm 1/5 vừa qua, New Zealand cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể BA.4, cũng đến từ Nam Phi. Bộ Y tế New Zealand cho biết sẽ phải mất vài tuần hoặc vài tháng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng loại biến thể mới hoặc dòng phụ mới của biến thể. Do đó, nhà chức trách nước này sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tại Israel, từ ngày 20/5, quy định bắt buộc xét nghiệm COVID-19 đối với du khách nhập cảnh tại sân bay Ben Gurion ở thủ đô Tel Aviv sẽ được dỡ bỏ, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 trong ngày ở nước này giảm từ mức hơn 6.000 ca xuống mức dưới 2.000 ca trong tháng qua. Tuy nhiên, người nước ngoài vẫn phải có xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay tới nước này.
Kể từ ngày 10/5, du khách nước ngoài có thể thực hiện xét nghiệm nhanh trong vòng 24 giờ trước khi khởi hành tới Israel thay vì xét nghiệm PCR 72 giờ trước khi tới nước này theo như yêu cầu hiện nay.
Kể từ ngày 1/3 vừa qua Israel đã dỡ bỏ quy định công dân Israel ở nước ngoài trước khi lên máy bay về nước phải xét nghiệm ở nước sở tại. Theo quy định hiện nay, mọi du khách nhập cảnh phải tự cách ly ít nhất trong 24 giờ, hoặc cho đến khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.
Theo một báo cáo do hãng tin CNN đăng tải ngày 6/5, dù mắc COVID-19 với triệu chứng nhẹ nhưng trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ gặp phải hội chứng COVID kéo dài (Long COVID). Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hiện chưa rõ có bao nhiêu trẻ mắc các hội chứng hậu COVID-19 như vậy, do chưa có đủ nghiên cứu ở nhóm tuổi này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Cucuta, Colombia . Ảnh: AFP/TTXVN
CNN dẫn tuyên bố của Viện Nhi khoa Mỹ cho biết hiện chưa có bất kỳ xét nghiệm cụ thể nào để xác định hội chứng COVID kéo dài. Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, gần 13 triệu trẻ em đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 2-10% trẻ trong số này có nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài, nhưng trên thực tế con số có thể còn lớn hơn như vậy. Trong khi đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mắc hội chứng COVID kéo dài ở người trưởng thành chiếm khoảng 30% trong số các trường hợp đã khỏi bệnh.
Nhiều bác sĩ đang điều trị cho trẻ tại Mỹ cho biết các em đã phải chờ đợi rất lâu mới đến hẹn khám. Có nhiều nhiều trường hợp đã đặt lịch sang cả tháng 9 năm nay.
Hiện các bác sĩ đang nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân gây hội chứng COVID kéo dài theo cách “bí ẩn” như vậy ở trẻ nhỏ. Họ cũng đang nghiên cứu đâu là triệu chứng để xác định hội chứng COVID kéo dài ở trẻ. Dù một số nghiên cứu ở người trưởng thành đã chỉ ra tới 200 triệu chứng COVID kéo dài, nhưng điều này không được áp dụng cho các trường hợp lâm sàng nói chung.
COVID-19 tới 6h sáng 8/5: Xét nghiệm quy mô lớn tại Bắc Kinh; Lào mở cửa lại từ 9/5
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 394.000 ca mắc COVID-19 và 950 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 516,8 triệu ca, trong đó trên 6,27 triệu ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Melbourne, Australia ngày 2/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (48.406 ca), Australia (44.953 ca) và Italy (40.522 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (132 ca), Italy (113 ca) và Đức (102 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 83,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,02 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 524.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 664.000 ca tử vong.
Trung Quốc mở chiến dịch xét nghiệm COVID-19 quy mô lớn tại thủ đô Bắc Kinh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 29/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 7/5, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã tiến hành đợt xét nghiệm mới COVID-19 với quy mô lớn và ngừng hoạt động thêm nhiều tuyến xe buýt cùng tàu điện ngầm trong bối cảnh nước này đã bước sang giai đoạn mới phòng chống dịch bệnh với các biện pháp phản ứng nhanh chóng và can thiệp sớm để ngăn ngừa biến thể Omicron rất dễ lây lan và khó nắm bắt.
Báo cáo mới nhất của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết nước này trong ngày 6/5 ghi nhận 345 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó riêng tại Thượng Hải là 253 ca. Ngoài Thượng Hải, có 9 tỉnh thành của Trung Quốc ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó 45 ca tại Bắc Kinh và 29 ca tại Hà Nam.
Về số ca không triệu chứng, trong ngày 6/5, Thượng Hải có 3.961 ca trong tổng số 4.275 ca tại Trung Quốc đại lục.
Ngày 7/5, giới chức Thượng Hải thông báo hoãn tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học thêm một tháng. Kỳ thi tuyển sinh đại học gần đây nhất được tổ chức là vào năm 2020 - thời điểm dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát.
Phát biểu với báo giới ngày 6/5 tại thủ đô Bắc Kinh, ông Liang Wannian, người đứng đầu nhóm chuyên gia về COVID-19 của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, cho biết trong giai đoạn mới chống dịch này, bắt đầu từ tháng 3, chính quyền thực hiện các biện pháp kiên quyết và nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng, bao gồm quản lý các nguồn lây nhiễm, cắt đứt các chuỗi lây truyền và bảo vệ các nhóm cư dân dễ bị tổn thương. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều bệnh viện, nhiều cơ sở được chuyển đổi công năng thành nơi chăm sóc y tế và các khu cách ly được lập ra để sẵn sàng phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các địa điểm hoặc cơ sở đông dân cư như viện dưỡng lão cho người cao tuổi.
Lào mở cửa trở lại toàn bộ đất nước từ ngày 9/5
Chính phủ Lào ngày 7/5 tuyên bố nước này sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn đất nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh phổ thông để thúc đẩy du lịch và kinh tế.
Trên một đường phố ở thủ đô Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Thông báo của Văn phòng Chính phủ Lào nêu rõ kể từ ngày 9/5, nước này sẽ mở cửa trở lại mọi cửa khẩu quốc tế đối với hoạt động xuất-nhập cảnh của công dân Lào, ngoại kiều, người nước ngoài và người không có quốc tịch; Cho phép công dân các nước có Hiệp định miễn trừ thị thực cả song phương và đơn phương với Lào được nhập cảnh Lào mà không cần xin thị thực; Công dân quốc gia không có Hiệp định miễn trừ thị thực với Lào có thể xin cấp thị thực tại Đại sứ quán, cơ quan lãnh sự Lào tại nước ngoài hoặc xin qua hệ thống thị thực điện tử hoặc xin thị thực tại chỗ ở các cửa khẩu quốc tế.
Thông báo cũng cho biết công dân Lào ngoại kiều, người nước ngoài và người không có quốc tịch từ 12 tuổi trở lên chưa có chứng nhận tiêm đủ vaccine ngừa COVID-19 cần có xét nghiệm nhanh trong 48 giờ trước khi rời khỏi quốc gia khởi hành. Khi đến Lào, họ không cần xét nghiệm tại sân bay hoặc cửa khẩu đường bộ hoặc đường thủy.
Người có xác nhận tiêm chủng đầy đủ có thể nhập cảnh Lào mà không cần thực hiện xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành, cũng như khi vừa nhập cảnh. Trong trường hợp người nhập cảnh Lào mắc COVID-19, họ phải tự trả chi phí điều trị.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy du lịch và kinh tế, Chính phủ Lào cũng cho phép mở các tụ điểm giải trí và karaoke, tuy nhiên cần phải chú trọng việc thực hiện biện pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19.
Trong thông báo mới kể trên, Chính phủ Lào cũng cho phép nối lại các hoạt động liên vận quốc tế như trước khi có dịch COVID-19, tuy nhiên yêu cầu Bộ Công chính và Vận tải Lào nghiên cứu và ban hành một văn bản hướng dẫn riêng về vấn đề này.
Thái Lan đặt mục tiêu công bố bệnh đặc hữu từ tháng 7
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Thái Lan đặt mục tiêu công bố COVID-19 thành bệnh đặc hữu vào tháng 7 tới trong bối cảnh số ca mắc mới ở quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục giảm ở dưới 10.000 ca/ngày.
Phát biểu tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Bệnh viện tư nhân, Thứ trưởng Bộ Y tế Sathit Pitutecha cho biết nếu các tiêu chí được đáp ứng, Bộ Y tế sẽ công bố COVID-19 là một bệnh đặc hữu vào ngày 1/7 theo kế hoạch. Theo đó, các quy định về đeo khẩu trang có thể được nới lỏng, nhưng điều này cũng sẽ phụ thuộc vào tình hình COVID-19 ở từng khu vực.
Tuy nhiên, ông Sathit lưu ý rằng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa công bố khi nào COVID-19 sẽ được phân loại lại thành bệnh đặc hữu và đã bày tỏ lo ngại về những đột biến của virus gây bệnh này.
Vào đầu tháng 3, Ủy ban về các bệnh truyền nhiễm quốc gia đã đồng ý trên nguyên tắc với việc đưa ra chỉ định mới vào tháng 6. Dự báo, tỷ lệ lây nhiễm sẽ ổn định vào tháng 4 trước khi số ca nhiễm hằng ngày giảm xuống 1.000-2.000 ca/ngày từ cuối tháng 5 trở đi.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Chalerm Harnpanich cảnh báo COVID-19 vẫn là một căn bệnh rất nguy hiểm và dễ lây lan, do đó việc mua thuốc để điều trị phải được quan tâm vì quỹ chăm sóc sức khỏe quốc gia trong khi các đơn thuốc kháng virus Molnupiravir và Paxlovid phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, theo số liệu cập nhật sáng 7/5, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 8.450 ca mắc mới cùng 58 trường hợp tử vong. Số trường hợp mắc mới không bao gồm 10.467 ca có kết quả dương tính từ các xét nghiệm kháng nguyên. Như vậy, kể từ khi COVID-19 xuất hiện ở Thái Lan vào đầu năm 2020, nước này đã xác nhận tổng cộng 4.316.769 ca nhiễm, trong đó có 29.034 người không qua khỏi.
Colombia triển khai tiêm mũi vaccine thứ tư cho người trên 50 tuổi
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia, ngày 14/12/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
ADVERTISING
X
Tổng thống Colombia Ivan Duque ngày 6/5 cho biết nước này sẽ bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư cho những người trên 50 tuổi.
Theo Bộ trưởng Y tế và Bảo trợ xã hội Colombia Fernando Ruiz, Tổng thống Duque nhấn mạnh việc tiêm liều vaccine thứ tư rất quan trọng để bảo vệ nhóm người trên và cứu sống họ. Người đứng đầu Colombia cho biết những người trên 50 tuổi có thể tiêm liều thứ tư sau khi tiêm liều thứ ba khoảng 4 tháng.
Theo Tổng thống Duque, đến nay hơn 83% dân số Colombia đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine, trong đó khoảng 70% đã tiêm đủ liều cơ bản. Trong khi đó, Bộ trưởng Ruiz cho biết có hơn 12,5 triệu người đủ điều kiện tiêm liều thứ tư, và việc triển khai chiến dịch tiêm chủng này sẽ giúp duy trì mức độ miễn dịch trong bối cảnh đất nước Colombia đang phục hồi đáng kể với tỷ lệ lây nhiễm thấp. Số liệu mới nhất của Bộ Y tế Colombia cho thấy quốc gia Nam Mỹ này hiện ghi nhận tổng cộng 6.093.645 ca COVID-19, trong đó 139.809 ca tử vong.
Peru triển khai chương trình tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư cho người trên 50 tuổi
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Sullana, Piura, Peru. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Bộ Y tế Peru cho biết nước này sẽ triển khai chương trình tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư cho tất cả những người từ 50 tuổi trở lên nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, mặc dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát khá tốt tại quốc gia Nam Mỹ này trong thời gian gần đây.
Các đối tượng được tiêm mũi thứ tư có thể là công dân Peru hoặc người nước ngoài đang sinh sống ở nước này và đã được tiêm mũi vaccine thứ ba cách đây ít nhất là 5 tháng. Đến nay, cơ quan y tế Peru mới chỉ cấp phép tiêm mũi vaccine thứ tư cho những người trên 70 tuổi, nhân viên y tế hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Theo Bộ Y tế Peru, quyết định trên được đưa ra dựa trên cơ sở khuyến nghị của Ủy ban Tiêm chủng Quốc gia sau khi tham khảo những chương trình tương tự ở một số nước trên thế giới. Biện pháp này được thông báo một ngày sau khi Bộ Y tế Peru xác nhận quốc gia Nam Mỹ vừa phát hiện ra một dòng mới của biến thể Omicron, vốn không có đột biến mới hoặc khác với những biến thể trước đó và được đặt tên là BA.1.22. Dòng mới của biến thể Omicron được xác định ở tỉnh miền Nam Tacna và đã lây lan ra nhiều vùng khác nhau, bao gồm cả thủ đô Lima.
Theo thông kê mới nhất, Peru trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 151 ca mắc mới COVID-19 và 5 người tử vong. Hiện chỉ còn hơn 1.000 ca bệnh đang phải điều trị tại các cơ sở y tế. Đến nay, Peru đã tiêm hơn 72 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, trong đó có 16,3 triệu người - tương đương 57,1% dân số - đã được tiêm 3 mũi vaccine. Peru đang đứng ở vị trí thứ ba trong số các quốc gia Mỹ Latinh có tỷ lệ người dân hoàn thành phác đồ tiêm vaccine.
COVID-19 tới 6h sáng 7/5: Thế giới thêm 1.700 ca tử vong; Thượng Hải kiểm soát thành công sóng dịch Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 465.000 ca mắc COVID-19 và trên 1.700 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 516 triệu ca, trong đó trên 6,27 triệu ca tử vong. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Ba quốc gia...