COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 1
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Washington, DC, Mỹ ngày 5/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 8/1 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 303.080.489 ca, trong đó có 5.496.746 người t.ử von.g.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đang đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và t.ử von.g tăng trở lại ở nhiều nơi.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và t.ử von.g là đáng ngại và bất thường, những vùng dịch “ nóng nhất” nằm ở châu Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Đây chính là tâm dịch hiện nay của thế giới. Số ca mắc mới ghi nhận trên toàn cầu cũng liên tiếp xô đổ các kỷ lục, có ngày lên tới trên 2,5 triệu ca mới.

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 700.000 ca), Anh và Pháp cũng lần đầu tiên kể từ đầu dịch tới nay chứng kiến trên 200.000 ca/ngày, trong khi Mỹ cũng có số ca t.ử von.g mới cao nhất thế giới với trên 2.000 ca.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Patna, Ấn Độ ngày 6/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 257.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 37 triệu ca và trên 92.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 7/1, thế giới có 109 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 86 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca t.ử von.g vì dịch bệnh.

Trong bối cảnh có nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao chưa từng có, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động chào mừng Năm mới 2022, do lo ngại việc tụ tập đông người sẽ tạo cơ hội cho biến thể Omicron lây lan.

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19″ sang “sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình “bình thường mới” ở một số nước và khiến thế giới đối mặt với nguy cơ một “trận sóng thần” COVID-19 mới.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tại Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, số ca nhiễm biến thể Omicron đang khiến các bệnh viện trên khắp nước này phải hoãn các cuộc phẫu thuật tự chọn để giải phóng giường bệnh.

Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy hầu hết các khu vực mà bệnh viện đang tạm ngừng phẫu thuật đều có tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 hằng ngày cao nhất hoặc tăng đột biến trong suốt tháng 12/2021 hoặc tháng 1.

Cũng theo CDC Mỹ, tỷ lệ trung bình bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 trong 7 ngày đã tăng 60% so với tuần trước lên 16.458 người/ngày, chỉ thấp hơn 0,2% so với mức đỉnh được ghi nhận trên toàn nước Mỹ cách đây đúng một năm. Đến nay Mỹ ghi nhận 59.564.116 ca mắc COVID-19, trong đó có 855.843 ca t.ử von.g.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 4
Một điểm xét nghiệm COVID-19 lưu động tại Toronto, Ontario, Canada, ngày 6/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 7/1, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna cho người trên 18 tuổ.i tối thiểu khoảng 5 tháng sau các mũi tiêm đầu, theo đó rút ngắn so với thời gian chờ hiện nay là 6 tháng.

Trong tuyên bố của mình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đán.h giá sinh học của FDA, ông Peter Marks nhấn mạnh: “Tiêm phòng là biện pháp bảo vệ tốt nhất của chúng ta chống lại dịch COVID-19, bao gồm các biến thể đang tồn tại hiện nay. Quyết định rút ngắn khoảng thời gian giữa các mũi vaccine cơ bản và mũi tăng cường có thể giúp giảm thiểu nguy cơ hệ miễn dịch suy yếu”.

Động thái trên được đưa ra sau khi FDA ngày 3/1 đưa ra quyết định rút ngắn thời gian chờ giữa 2 mũi vaccine đầu với mũi vaccine tăng cường của Pfizer/BioNTech từ 6 tháng xuống còn 5 tháng. FDA nhấn mạnh sự điều chỉnh như vậy có thể cung cấp khả năng bảo vệ sớm hơn trước biến thể Omicron lây lan nhanh.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 5
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Prayagraj, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Xếp thứ hai là Ấn Độ với 35.226.386 ca mắc COVID-19 và 483.178 ca t.ử von.g. Ngày 7/1, Ấn Độ phát hiện 171.100 ca mắc mới, tăng gấp 5 lần chỉ trong vòng một tuần và vượt qua cả mức cao đỉnh điểm ghi nhận trong các đợt bùng phát dịch trước đó khi biến thể Omicron lây lan nhanh và trở thành biến thể phổ biến tại nhiều thành phố. Do lo ngại dịch bệnh lây lan, từ ngày 11/1, nước này áp dụng quy định cách ly bắt buộc tại nhà trong 7 ngày đối với tất cả hành khách quốc tế nhập cảnh.

Video đang HOT

Tại Nhật Bản, chính phủ nước này ngày 7/1 đã cho phép chính quyền các tỉnh Okinawa, Yamaguchi và Hiroshima áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm sau khi ghi nhận mức tăng đột biến số ca mắc mới COVID-19 tại các địa phương này. Đây là lần đầu tiên các biện pháp như vậy được thực thi kể từ khi Thủ tướng Fumio Kishida nhậm chức vào đầu tháng 10/2021.

Theo đó, từ ngày 9-31/1 tới, các cơ sở kinh doanh ăn uống phải rút ngắn thời gian hoạt động và tạm dừng phục vụ đồ uống có cồn. Các trường hợp không tuân thủ quy định có thể bị phạt tới 200.000 yen (khoảng 1.700 USD). Ngày 6/1, Nhật Bản phát hiện 4.475 ca nhiễm mới, tăng gần gấp đôi so với con số 2.638 ca được ghi nhận một ngày trước đó và cao nhất kể từ ngày 18/9/2021.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại tỉnh Okinawa, Nhật Bản ngày 6/1/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Tại Bangladesh, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh xấu đi, chính phủ nước này đã quyết định không cho phép học sinh trong độ tuổ.i từ 12-17 chưa tiêm phòng COVID-19 quay lại trường.

Thư ký Nội các Bangladesh Khandker Anwarul Islam cho biết chính phủ đang triển khai các bước nhằm đảm bảo tiêm phòng COVID-19 cho toàn bộ tr.ẻ e.m nước này. Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, chính phủ có thể sẽ giảm một nửa công suất hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng.

Số ca nhiễm mới tại Bangladesh đang có dấu hiệu tăng nhanh. Tổng Giám đốc Dịch vụ Y tế Bangladesh cho hay trong 7 ngày qua tính đến sáng 6/1, nước này đã ghi nhận thêm 4.920 ca mắc COVID-19 mới. Tính đến ngày 6/1, Bangladesh ghi nhận tổng cộng 1.589.947 ca mắc COVID-19 và 28.097 ca t.ử von.g.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 7
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Kreuzberg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Âu, số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt tại nhiều nước. Ngày 6/1, Bộ Y tế Italy thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 219.441 ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất kể từ đầu dịch đến nay.

Trong khi đó, số ca mắc mới COVID-19 tại Pháp trong ngày 6/1 dù đã giảm từ mức kỷ lục hơn 332.000 ca của ngày trước đó xuống còn 261.418 ca nhưng vẫn là mức cao thứ hai thế giới sau Mỹ. Tính trung bình cả tuần, số ca mắc mới theo ngày tại Pháp lần đầu vượt 200.000 ca kể từ đầu dịch.

Tại Anh, số ca tái mắc COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng ở những người trên 30 tuổ.i. Theo dữ liệu của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA), ít nhất 268.517 người đã mắc COVID-19 nhiều hơn một lần tính tới cuối tháng 12 năm ngoái.

Nhà dịch tễ học Meaghan Kall của UKHSA cho biết con số này có thể thấp hơn đáng kể so với thực tế do công tác xét nghiệm bị hạn chế trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên. Bộ Quốc phòng Anh thông báo đã bắt đầu triển khai quân đội để hỗ trợ các bệnh viện đang bị thiếu nhân lực và chịu sức ép lớn do số ca mắc COVID-19 tăng nhanh.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 8
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 11/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tiến hành tiêm mũi vaccine tăng cường cho trẻ từ 12 đến 15 tuổ.i trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan mạnh trên khắp đất nước.

Bộ Y tế nước này cho biết những tr.ẻ e.m trong độ tuổ.i trên được tiêm mũi thứ 2 cách đây 3 tháng đều đủ tiêu chuẩn để tiêm mũi tăng cường. Cho đến nay, tổng cộng 135 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm cho người dân, bao gồm 20,7 triệu mũi tăng cường.

Số ca mắc COVID-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên 68.413 ca vào ngày 6/1. Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca trước đó cho biết số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 ở Istanbul đã vượt qua một nửa tổng số ca của cả nước.

ADVERTISING

X

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 9
Cảnh sát gác tại khu vực cách ly y tế các trường hợp nhiễm COVID-19 tại Havana, Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Mỹ, Cuba đối diện đợt bùng phát mới dịch COVID-19, trong khi Argentina tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ đầu dịch. Cụ thể, số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Cuba trước đó ghi nhận chưa tới 100 ca mỗi ngày nhưng đã gia tăng nhanh chóng trong 2 tuần gần đây.

Cuba ngày 6/1 ghi nhận 1.429 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ và một trường hợp t.ử von.g do dịch bệnh này. Bộ Y tế Cuba cho biết nước này đang đối mặt với một đợt bùng phát mới của đại dịch do sự xuất hiện biến thể Omicron.

Còn tại Argentina, 109.608 ca mắc mới đã được ghi nhận trong ngày 6/1, mức cao nhất kể từ đầu dịch. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp nước này ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục.

Trong khi đó, Brazil thông báo ghi nhận 35.816 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ tháng 8/2020. Đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 22.386.930 ca mắc, trong đó có 619.641 ca t.ử von.g. Số ca t.ử von.g do COVID-19 tại Brazil hiện chỉ xếp sau Mỹ và Nga.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 10
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thiếu niên tại Shah Alam, bang Selangor, Malaysia ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 7/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 50.730 ca mắc mới COVID-19 và 416 ca t.ử von.g. Tổng số ca bệnh ở khu vực này tới nay vượt 15.100.000 trường hợp và 306.948 ca t.ử von.g.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Số ca t.ử von.g nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca t.ử von.g mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Lào và Việt Nam.

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách nước ngoài, lùi kế hoạch mở cửa và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron.

Xét về tổng số ca mắc và t.ử von.g, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và t.ử von.g đã giảm đáng kể.

Ngày 7/1, Philippines ghi nhận số ca bệnh mới tăng vọt, dẫn đầu toàn khối với trên 21.000 ca bệnh. Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á với trên 16.000 ca mắc mới và 233 ca t.ử von.g. Đây cũng là số ca t.ử von.g trong ngày cao nhất ở châu Á trong 24 giờ qua. Việt Nam đã ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm biến thể Omicron.

­­COVID-19 tới 6 giờ sáng 8/1: Thế giới ghi nhận trên 2 triệu ca mắc/ngày; Nhiều nước cảnh báo tình trạng quá tải vì Omicron - Hình 11
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 7/1 ghi nhận thêm trên 7.000 ca bệnh mới và 19 người t.ử von.g.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 11 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca t.ử von.g trong một ngày qua. Campuchia được đán.h giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.

Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 100.000, số ca mắc mới đang trên đà giảm những cũng vượt 1.000 ca mỗi ngày, số ca t.ử von.g tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 10 người.

Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

Thế giới có thể thoát đại dịch vào năm tới?

Nếu dự báo của quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là chính xác, năm 2022 có thể là năm đại dịch Covid-19 kết thúc.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ phía sau dự báo này.

Thế giới có thể thoát đại dịch vào năm tới? - Hình 1

Nhân viên mặc đồ bảo hộ khử trùng một khu vườn ở Algeria năm 2020 (Ảnh: Reuters).

Theo bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia hàng đầu về Covid-19 của WHO, khi làn sóng Covid-19 bước sang năm thứ 3 (năm 2022), thế giới đã có những công nghệ cần thiết để chấm dứt đại dịch. Vaccine Covid-19 đã được phát triển, thuố.c điều trị virus đã được sản xuất, nhiều người đã được tiêm chủng và ngày càng có nhiều người biết cách điều trị bệnh.

"Chúng ta có các công cụ có thể loại bỏ dịch bệnh nghiêm trọng. Chúng ta có thể giảm ca t.ử von.g vì Covid-19 và chúng ta cũng có thể giảm sự lây lan", bà Van Kerkhove viết trên tạp chí Nature Medicine tháng này.

Bà Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó Covid-19 của WHO, cho rằng Covid-19 có thể kết thúc trong năm 2022. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 20/12 cũng tuyên bố "2022 phải là năm thế giới chấm dứt đại dịch".

Sự tiến hóa của virus

Các chuyên gia phần lớn đồng ý rằng, các biện pháp hạn chế lây nhiễm và tăng cường khả năng miễn dịch toàn cầu thông qua tiêm chủng rộng rãi - trước khi có bất kỳ biến chủng nguy hiểm nào xuất hiện - là con đường đưa thế giới ổn định trở lại.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh còn phụ thuộc vào hai ẩn số: cách virus tiến hóa và kích hoạt hệ miễn dịch và cách xã hội phản ứng với dịch bệnh.

"Việc kiểm soát virus này luôn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta", bà Van Kerkhove nói.

Khi năm 2021 gần kết thúc và các hệ thống y tế đang phải đối mặt với biến chủng Omicron mới với khả năng lây lan nhanh chóng, nhà dịch tễ học kỳ cựu Michael Osterholm nói rằng, hiện tại ông cảm thấy không chắc chắn về con đường tương lai hơn so với 6 tháng trước.

Ông Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm thuộc Đại học Minnesota, cho biết: "Chúng ta sẽ phải xem xét lại những giả định mà chúng ta từng đưa ra trước đó đối với đại dịch này. Nhiều người cho rằng Covid-19 sẽ giống dịch cúm - 2 năm nữa chúng ta sẽ thoát khỏi nó. Nhưng chúng ta còn lâu mới kết thúc đại dịch này, điều chúng ta chưa dự đoán được là nó sẽ bùng phát như thế nào trong vài ngày đến vài tuần hay nhiều tháng tới. Chúng ta không biết điều đó".

Một lý do dẫn đến nhận định trên là đường cong tiến hóa mà Covid-19 đã tạo ra, khiến nhiều người không chắc chắn liệu virus có giống cúm mùa, tiến hóa để cải tiến vaccine trong thời gian dài hơn có những thay đổi đột ngột hơn. Chỉ trong một năm, hai biến chủng Alpha và Delta đã xuất hiện, chủng sau có khả năng lây nhiễm cao hơn chủng trước và trở thành chủng thống trị. Gần đây nhất, biến chủng Omicron với số lượng đột biến nhiều chưa từng có cũng đã xuất hiện và lây lan nhanh chóng.

Tỷ phú Bill Gates dự đoán giai đoạn cấp tính của đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt vào năm 2022. Bill Gates thừa nhận Omicron "đang gây lo ngại", nhưng cũng nhấn mạnh, với tốc độ phát hiện biến chủng mới như hiện nay cùng với việc phát triển vaccine và thuố.c điều trị, ông hy vọng Covid-19 sẽ trở thành một bệnh đặc hữu vào năm 2022.

"Không ai biết khi nào biến chủng thoát miễn dịch tiếp theo sẽ xuất hiện, cũng không ai biết liệu biến chủng đó có đột biến vượt trội như Omicron, hay chỉ tiến hóa dần giống virus cúm mùa trước đây", chuyên gia sinh học tiến hóa Maciej Boni, phó giáo sư tại Trung tâm bệnh truyền nhiễm Penn State ở Mỹ, cho biết.

Theo chuyên gia Boni, nếu Covid-19 hoạt động như dịch cúm, chúng ta có thể theo dõi và cập nhật vaccine vài năm một lần, đồng thời tiêm chủng cho cộng đồng và cứ tiếp tục như vậy. Nhưng vì các biến chủng mới liên tục xuất hiện, nên hiện tại không ai có thể dự đoán được năm 2022 và 2023 sẽ như thế nào.

Hiện chưa rõ có cần phải cập nhật các loại vaccine để đối phó với biến chủng Omicron hay không, bởi các báo cáo sơ bộ cho thấy tiêm vaccine vẫn có thể bảo vệ con người trước nguy cơ bệnh nặng và liều vaccine tăng cường có thể cải thiện khả năng bảo vệ. Một số bằng chứng ban đầu cho thấy Omicron có thể gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với biến chủng Delta, nhưng nếu đúng như vậy thì không rõ đó là do đặc tính của virus hay do miễn dịch hiện có. Dù thế nào đi nữa, số ca nhiễm tăng nhanh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn cầu rằng, chủng virus mới sẽ khiến số ca nhập viện tăng lên trong thời gian tới.

Chìa khóa vaccine

Thế giới có thể thoát đại dịch vào năm tới? - Hình 2

Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ở Italy (Ảnh: Getty).

Nhà miễn dịch học Ashley St John, phó giáo sư tại Trường Y Duke-NUS ở Singapore, cho biết "chìa khóa để kiểm soát dịch bệnh là tăng độ phủ vaccine". Điều này sẽ giúp các ca nhiễm có triệu chứng nhẹ hơn, giảm thiểu số ca nhập viện và tránh gây áp lực cho hệ thống y tế.

"Nếu chúng ta bắt đầu nhận thấy có những biến chủng mới không thể kiểm soát hiệu quả, chúng ta có thể đưa ra các chiến lược để giải quyết vấn đề đó", ông John nói. Những chiến lược này bao gồm tiêm liều tăng cường và phát triển các phương pháp điều trị, điều chỉnh liều lượng vaccine theo biến chủng hoặc phát triển vaccine thế hệ mới giúp đối phó nhiều biến chủng hơn hoặc cải thiện khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên tỷ lệ tiêm chủng cao vẫn là rào cản lớn đối với thế giới trong năm 2021, bất chấp những cam kết sớm về việc đưa vaccine trở thành hàng hóa công cộng toàn cầu, cũng như cam kết cung ứng hàng tỷ liều vaccine cho thế giới.

Theo hãng phân tích Airfinity, ước tính có khoảng 11 tỷ liều vaccine được sản xuất vào năm 2021. Nhưng tính đến tháng trước, khoảng 80% số vaccine này đã được chuyển đến nhóm 20 quốc gia giàu có, trong khi chỉ có 0,6% được chuyển đến các quốc gia có thu nhập thấp, theo WHO. Các liều vaccine tăng cường đã được chuyển đến cho những người có nguy cơ lây nhiễm thấp ở những nước giàu, trước khi chúng được chuyển đến cho các nước nghèo hơn - những nơi mà người dân thậm chí còn chưa được tiêm mũi đầu tiên.

Ngay cả những quốc gia giàu có như Mỹ và Anh cũng chỉ có hơn 70% và 80% dân số trên 12 tuổ.i được tiêm chủng đầy đủ, đồng nghĩa với việc vẫn còn nhiều người chưa có miễn dịch nhờ vaccine.

"Chúng ta vẫn đang lùi lại phía sau, vẫn còn rất nhiều người chưa được bất kỳ loại vaccine nào bảo vệ, và vấn đề này rất phức tạp", nhà tiêm chủng học Jon Andrus tại Viện Y tế Công cộng thuộc Đại học George Washington cho biết.

Các chuyên gia cho biết, việc đảm bảo tiếp cận công bằng và rộng rãi hơn vaccine Covid-19 có nghĩa là phải mở rộng sản xuất và chia sẻ liều lượng nhiều hơn. Và nếu điều đó không xảy ra, thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với các đợt bùng phát dịch lớn, các ca t.ử von.g và bệnh nặng ở các quốc gia không có đủ vaccine, đồng thời dẫn đến nguy cơ các biến chủng né vaccine sẽ lây lan từ các nước này sang các quốc gia đã được tiếp cận vaccine.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyện Trung Đông lại thêm phức tạp
16:53:19 24/10/2024
Bão Trami gây ngập lụt và mất điện diện rộng tại Philippines
15:19:27 23/10/2024
Bóng bay chở theo rác của Triều Tiên rơi xuống khu nhà tổng thống Hàn Quốc
11:29:32 24/10/2024
B.ê bố.i trốn nghĩa vụ quân sự rúng động Ukraine: Ông Zelensky ra quyết định lớn
15:51:47 24/10/2024
Thêm 50 chuyến bay ở Ấn Độ bị đ.e dọ.a đán.h bom
11:02:10 23/10/2024
Chiến dịch của bà Harris tung các chiến thuật nước rút để giành chiến thắng sít sao
15:23:04 23/10/2024
Bầu cử Mỹ: Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chạy đua tìm hướng đi mới
20:12:24 23/10/2024
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Khó đoán ở chặng đua nước rút
18:07:22 24/10/2024

Tin đang nóng

18 triệu người sốc trước clip chàng trai đi theo cầu thang bí ẩn giữa rừng và cái kết đầy ám ảnh
18:08:34 24/10/2024
Xó.t x.a dòng tin nhắn dặn dò của cô gái trước khi bị bạn trai cầu hôn rồi sá.t hạ.i ở Đà Nẵng: "Nếu em có chuyện gì mong bác hai thương NyNy với nhé"
20:16:39 24/10/2024
Trún.g s.ố độc đắc 7.800 tỷ đồng, người đàn ông tuyên bố cứ thấy ai nghèo sẽ ủng hộ: Sau 5 năm cuộc đời quay ngoắt 180 độ
18:29:44 24/10/2024
Kỳ Duyên đầy căng thẳng trong buổi ra quân đi Miss Universe, 1 nghi thức lạ gây tranh cãi
17:12:34 24/10/2024
Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz kết hôn với thiếu gia tập đoàn bất động sản nghìn tỷ
20:28:34 24/10/2024
Hùng hổ xông vào khách sạn bắt tại trận con dâu ngoạ.i tìn.h, lật tấm chăn lên tôi hoảng loạn suýt đột quỵ khi thấy gương mặt này
17:28:05 24/10/2024
Cất gần 6 tỷ tiề.n mặt dưới gầm giường, bỗng một ngày ngó xuống kiểm tra, tôi chế.t sững, không tin vào mắt mình
18:26:57 24/10/2024
Ra Đà Nẵng thăm bạn gái quen qua mạng xã hội, trộm xe máy làm lộ phí
16:13:55 24/10/2024

Tin mới nhất

Bộ Tư pháp Mỹ cảnh báo vụ treo thưởng 1 triệu USD cho cử tri của tỷ phú Elon Musk

21:37:50 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Thượng viện Nga thông qua tuyên bố phản đối việc cấm vận Cuba

21:34:10 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Tỷ lệ phụ nữ thiệ.t mạn.g trong xung đột tăng gấp đôi

21:28:30 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Philippines: Bão Trami gây lũ lụt và lở đất trên diện rộng, ít nhất 24 người thiệ.t mạn.g

21:24:51 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Biến đổi khí hậu: Hy Lạp hứng chịu tác động nghiêm trọng nhất trong 4 thập kỷ

21:20:45 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc PKK thực hiện vụ tấ.n côn.g ở Ankara - EU và Mỹ lên án hành vi bạo lực

21:17:07 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Đại diện Triều Tiên lên tiếng về thông tin binh sĩ sẽ tham chiến ở Ukraine

21:11:55 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Con út của ông Lý Quang Diệu xin tị nạn chính trị

21:07:22 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Ukraine bác tin Nga đã vượt qua phòng tuyến Chasiv Yar

21:03:07 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Anh khoe vũ khí laser chống tên lửa chính xác 100%

21:01:14 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

X.ả sún.g tại nhà ở Mỹ, 5 người chế.t, một thiếu niên bị bắt

20:52:09 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Triều Tiên đang xây dựng công trình không xác định trên tuyến đường liên Triều

20:51:46 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Có thể bạn quan tâm

Hé lộ cản.h nón.g của Song Luân và 1 nàng hậu Gen Z

Phim việt

22:04:28 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Son Ye Jin đóng phi.m 1.8+ kinh điển bản truyền hình gây sốt, kết hợp mỹ nam đẹp nhất Hàn Quốc

Hậu trường phim

21:56:42 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Rosé (BLACKPINK) bị chỉ trích vì những lý do không tưởng

Nhạc quốc tế

21:43:48 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Giọng hát của Sam làm lu mờ dàn Anh Tài tại buổi ra mắt MV của "đại đế" show "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai"

Nhạc việt

21:38:32 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Khoe son người yêu tặng 20/10, cô nàng khiến dân tình "cười điên" vì rõ là màu hot mà lên môi như "trúng độc"

Netizen

21:00:20 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Hải quân Mỹ sa thải chỉ huy cấp cao của xưởng tàu hải quân ở Nhật

20:47:41 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Một nữ đạo diễn nổi tiếng bị bạn gái của đồng nghiệp dằn mặt: "Tránh xa người yêu tôi ra"

Tv show

20:21:22 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Kỳ Duyên khẳng định trình độ tiếng Anh 'đủ để giao tiếp, kết nối bốn phương'

Sao việt

20:16:45 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi

Thành viên T-ara phát hiện khối u tử cung

Sao châu á

20:09:46 24/10/2024
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.246.124 trường hợp mắc COVID-19 và 6.382 ca t.ử von.g. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 303 triệu ca, trong đó trên 5,49 triệu người không qua khỏi