COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.175.681 trường hợp mắc COVID-19 và 9.557 ca t.ử v.ong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 408 triệu ca, trong đó trên 5,81 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 1
Người dân tại thủ đô London, Anh, ngày 10/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 12/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 408.500.769 ca, trong đó có 5.817.770 người t.ử v.ong.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron và các biến thể phụ của Omicron.

Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và t.ử v.ong tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 2
Khu chợ Namdaemun ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh “ nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này. Ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức, Nga và Brazil với số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 230.000 ca), trong khi Mỹ cũng là quốc gia có số ca t.ử v.ong mới cao nhất thế giới với trên 1.000 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 328.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 88.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 11/2, thế giới có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 75 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca t.ử v.ong vì dịch bệnh.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 3
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 9/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với hơn 79 triệu ca mắc và 939.427 ca t.ử v.ong, tiếp đến là Ấn Độ với 42,5 triệu ca mắc và 507.208 ca t.ử v.ong, Brazil ghi nhận hơn 27,1 triệu ca mắc và 636.111 ca t.ử v.ong…

Tại châu Đại dương, người dân Australia và người cư trú tại nước này sẽ cần phải tiêm các mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường mới được xem là tham gia đầy đủ chương trình tiêm chủng, trong khi người nước ngoài muốn nhập cảnh nước này chỉ cần tiêm đủ 2 mũi. Đây là nội dung quy định hướng dẫn tiêm chủng điều chỉnh mới nhất được Nội các Australia công bố tối 10/2 dựa trên khuyến nghị của cơ quan giám sát tiêm chủng của nước này.

Trong thông báo nội dung quy định mới, Thủ tướng Scott Morrison cho biết chứng nhận tiêm chủng người dân và người cư trú tại Australia sẽ được xem là hết hạn nếu họ không tiêm mũi tăng cường trong vòng 6 tháng kể từ ngày ngày tiêm mũi 2.

Hiện giới chức Australia chỉ bắt buộc tiêm chủng vaccine đối với một số lực lượng tuyến đầu phòng dịch, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các tập đoàn lớn, nhà hàng và các nhà bán lẻ đã yêu cầu khách hàng khi đến làm việc, giao dịch hoặc sử dụng dịch vụ cần trình chứng nhận tiêm chủng.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 4
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Mulhouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, tại châu Âu, ngày 11/2, Italy đã dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng lắng dịu. Người dân nước này giờ đây chỉ phải đeo khẩu trang ở những khu vực đông người ngoài trời cũng như các địa điểm công cộng trong không gian kín.

Video đang HOT

Quy định mới này sẽ có hiệu lực cho đến ngày 31/3 khi tình trạng khẩn cấp về dịch COVID-19 tại Italy, cơ chế cho phép các cơ quan chức năng có quyền hạn đặc biệt để thực hiện, sửa đổi hoặc thu hồi các biện pháp phòng chống dịch, dự kiến kết thúc.

Cũng từ ngày 11/2, các câu lạc bộ đêm, vũ trường và phòng nhảy tại Italy được phép mở cửa trở lại sau khi phải đóng cửa ngay trước đêm Giao thừa 31/12/2021. Theo quy định mới, người dân Italy cần phải có “siêu thẻ xanh” để được vào các câu lạc bộ và phải đeo khẩu trang trừ khi ở trên sàn nhảy, trong khi các địa điểm được phép hoạt động với công suất tối đa là 50% trong nhà và 75% ngoài trời. Nước này cũng có kế hoạch tăng dần sức chứa của các sân vận động từ ngày 1/3 tới, khi lượng khán giả tham dự ngoài trời tối đa được đề xuất tăng lên 75% (hiện tại là 50%) và lên 60% đối với các nhà thi đấu (hiện tại là 35%). Chính phủ gần đây đã nới lỏng một số hạn chế đối với các trường học và những người đã tiêm vaccine – bao gồm cả “siêu thẻ xanh” có thời hạn vĩnh viễn cho những người đã tiêm mũi tăng cường.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 5
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Haarlem, Hà Lan, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Chính phủ Hà Lan cũng thông báo dự định dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế cho đến cuối tháng này do số ca mắc COVID-19 nhập viện ở nước này ở mức vừa phải, mặc dù số ca mắc cao kỷ lục trong những tuần gần đây.

Trong thư trình lên Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Hà Lan Ernst Kuipers cho biết từ ngày 18/2, các quán bar và nhà hàng sẽ được phép mở cửa cho đến 1h sáng thay cho quy định hiện nay là phải đóng cửa vào lúc 22h hằng ngày.

Các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được dỡ bỏ tại những nơi công cộng vào cuối tháng này, song những người đến các địa điểm này sẽ cần phải trình chứng nhận tiêm chủng, xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hay khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19. Các nhà hát và sự kiện thể thao sẽ được phép mở cửa trở lại với công suất hoạt động 100% nếu những người tham dự phải có đầy đủ các giấy chứng nhận này.

Trong khi đó, các câu lạc bộ ban đêm và lễ hội có thể mở cửa trở lại với yêu cầu những người tham gia có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Dự kiến, Chính phủ Hà Lan sẽ công bố chính sách mới vào ngày 15/2 tới sau khi tham vấn các chuyên gia y tế.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 6
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 5/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 11/2, Bộ Y tế Pháp ra tuyên bố cho biết tại những địa điểm công cộng yêu cầu giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19, người dân sẽ không phải đeo khẩu trang trong nhà. Tuy nhiên, Pháp vẫn giữ nguyên quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng và không gian kín không yêu cầu giấy chứng nhận tiêm vaccine.

Quy định mới này dự kiến có hiệu lực từ ngày 28/2, phù hợp với khuyến nghị của hội đồng y tế và sau khi tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này giảm xuống.

Cùng ngày, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) thông báo gia hạn thêm 2 tuần lệnh cấm các chuyến bay từ 8 quốc gia gồm Australia, Canada, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Anh và Mỹ, cho đến ngày 4/3.

Trước đó, Hong Kong đã gia hạn lệnh cấm này đến ngày 18/2. Ngoài ra, từ 0h00 ngày 12/2 đến ngày 4/3, Hong Kong cũng sẽ áp đặt lệnh cấm các chuyến bay đến từ Nepal. Theo chính quyền đặc khu, hiện là thời điểm then chốt để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 tại Hong Kong. Do đó, cần hạn chế các ca nhập cảnh nhằm tránh gây quá tải cho hệ thống y tế.

Các chuyến bay đến Hong Kong đã giảm 90% và hầu như không có chuyến bay nào được phép quá cảnh vì trung tâm tài chính này đang siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội trong bối cảnh đa phần các ca mắc mới đều là lây nhiễm trong cộng đồng. Ngày 11/2, Hong Kong ghi nhận 1.325 ca mắc mới COVID-19 – mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở đặc khu này.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 7
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 5/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 11/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 121.042 ca mắc mới COVID-19 và 332 ca t.ử v.ong.

Tới hết ngày 10/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 17.536.463 trường hợp và 317.256 ca t.ử v.ong. Trong ngày 11/2, Indonesia có số ca mắc mới (trên 40.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca t.ử v.ong nhất (100 ca).

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca t.ử v.ong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 8
Một nhân vật siêu anh hùng biểu diễn tại một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho t.rẻ e.m ở San Juan, ngoại ô Manila, Philippines, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Hiện đã có ít nhất 9 thành viên ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca t.ử v.ong không quá cao.

Xét về tổng số ca mắc và t.ử v.ong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Điểm nóng này hạ nhiệt nhanh chóng trong vài tháng trước, song những ngày qua dịch bệnh đang leo thang trở lại khi số ca mắc mới tăng vọt.

Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 11/2 ghi nhận thêm trên 15.000 ca bệnh mới và 23 người t.ử v.ong.

ADVERTISING

X

Campuchia số ca mắc mới cũng tăng trở lại sau một thời gian giảm, với trên 200 bệnh nhân mới nhưng không ghi nhận ca t.ử v.ong trong một ngày qua. Campuchia được đ.ánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 9
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 4/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 138.000, số ca mắc mới trên 400 ca mỗi ngày, số ca t.ử v.ong tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 4 trường hợp.

Trong ngày 11/2, giới chức y tế Brunei xác nhận 981 ca mắc mới COVID-19 – con số thống kê cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh tại nước này lên 20.454 trường hợp. Đây cũng là ngày thứ hai liên tiếp Brunei ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục, sau khi nước này có 628 ca bệnh trong ngày 10/2.

Tính đến ngày này, đã có 94,9% dân số Brunei được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, trong khi 94,1% đã tiêm đủ 2 liều và 44,9% đã tiêm 3 liều. Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 102 người tại Brunei.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 10
Hành khách tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 1/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Cũng trong ngày 11/2, Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 (CCSA) của Thái Lan cho biết số ca mắc mới COVID-19 ở t.rẻ e.m từ 5-11 t.uổi đang gia tăng, khiến chính phủ phải đẩy nhanh việc tiêm chủng cho nhóm đối tượng này.

Người phát ngôn CCSA – ông Taweesilp Visanuyothin nêu rõ từ đầu năm 2022 đến nay, tỷ lệ lây nhiễm ở t.rẻ e.m 5-11 t.uổi là 6,6% – tăng mạnh so với mức 1,4% ghi nhận từ tháng 1-11/2020 khi đại dịch mới bùng phát. Tính đến ngày 2/2, tổng số ca mắc COVID-19 ở t.rẻ e.m thuộc nhóm t.uổi này kể từ đầu dịch là 137.262 ca. Tỷ lệ lây nhiễm đã tăng lên cùng với sự bùng phát của các biến thể Delta và Omicron.

Thái Lan bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm phòng cho t.rẻ e.m từ 5-11 t.uổi có bệnh nền từ ngày 31/1 và mở rộng ra các trường học từ ngày 7/2. Quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận thêm 15.242 ca mắc COVID-19 cùng 23 ca t.ử v.ong trong vòng 24 giờ (tính đến sáng 11/2), nâng tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay lên 2.561.115 ca, trong đó có 22.387 người không qua khỏi.

Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 12/2: Thế giới gần 10.000 ca t.ử v.ong mới; Nhiều nước châu Âu bỏ hạn chế phòng dịch - Hình 11
Khách hàng tại một nhà hàng ở thủ đô London, Anh, ngày 10/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch COVID-19 hoành hành thế giới hơn 2 năm qua vẫn chưa thể kết thúc do có thể sẽ có thêm biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh.

Phát biểu ngày 11/2 trong chuyến đi cùng Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, thị sát các cơ sở sản xuất vaccine tại Nam Phi, bà Swaminathan nhấn mạnh: “Chúng ta chứng kiến virus tiến hóa, đột biến… chúng ta biết sẽ có thêm biến thể và thêm biến thể gây quan ngại, chúng ta chưa ở thời điểm đại dịch kết thúc.”

Cảnh giác trước nguy cơ hươu nhiễm Omicron có thể lây bệnh cho người

Các nhà khoa học tại Mỹ đang chú ý đến khả năng liệu loài hươu có thể lây truyền virus SARS-CoV-2 sang người hay không sau khi một số báo cáo gần đây ghi nhận loại virus này đã xuất hiện phổ biến ở quần thể hươu đuôi trắng tại Mỹ.

Cảnh giác trước nguy cơ hươu nhiễm Omicron có thể lây bệnh cho người - Hình 1
Hươu đuôi trắng tại Bethesda, Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ) đã ghi nhận gần 20 con hươu đuôi trắng tại Đảo Staten, thuộc thành phố New York, đã nhiễm biến thể Omicron trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 - 1/2022. Đây là báo cáo đầu tiên ghi nhận việc biến thể Omicron xuất hiện trên động vật hoang dã.

Hôm 7/2, Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) cho biết đã điều tra về quá trình lây lan virus ở loài hươu đuôi trắng tại 15 bang của Mỹ. Trong nghiên cứu công bố hồi năm ngoái, các nhà nghiên cứu ở bang Pennsylvania đã xác định virus SARS-CoV-2 tồn tại trong khoảng 1/3 số hươu đuôi trắng được lấy mẫu từ bang Iowa của Mỹ trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021. Một nhóm nghiên cứu khác cũng đã tìm thấy loại virus này trong 1/3 số hươu mẫu ở bang Ohio từ tháng 1 - 3/2021.

Các nhà khoa học lo ngại rằng hươu có thể trở thành vật chủ chứa virus SARS-CoV-2, ngay cả sau khi COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu ở người. Trong trường hợp xấu nhất, virus có thể tiến hóa ở hươu để né tránh sự tấn công của kháng thể được sản sinh từ vaccine, sau đó lây sang người dưới dạng một biến thể mới nguy hiểm hơn.

Ông Vaughn Cooper, Giám đốc Trung tâm sinh học và y học tiến hóa tại Đại học Pittsburgh (Mỹ), cho rằng kịch bản trên là chưa có t.iền lệ và hầu hết người dân Mỹ được bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 nhờ tiêm chủng hoặc quá trình lây nhiễm tự nhiên, điều này khiến một biến thể mới khó có thể vượt qua hệ thống miễn dịch trên cơ thể người.

Đến nay, hươu không phải là loài duy nhất lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học đã phát hiện loại virus này ở mèo, chó, chồn, chồn, lợn và thỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến hươu đuôi trắng vì một số lý do là loài này rất dễ bị nhiễm bệnh, phổ biến ở Mỹ và sống gần gũi với con người.

Hiện tại, các nhà khoa học chưa khẳng định liệu loài hươu có thể làm phát tán virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 sang người hay không, thay vào đó mới xác định loại virus này có khả năng lây lan tương đối mạnh trong quần thể hươu do các loài động vật sống theo đàn thường dễ lây nhiễm cho nhau qua nước bọt hoặc phân.

Theo ông Cooper, hươu chỉ có thể lây nhiễm trực tiếp cho con người nếu con người săn b.ắn chúng. Ngoài ra, cũng có khả năng hươu lây truyền virus sang người qua một vật chủ trung gian, chẳng hạn như động vật gặm nhấm hoặc vật nuôi trong nhà.

Hươu đuôi trắng là loài hươu phổ biến ở hầu hết các bang của Mỹ. Nước này hiện có tổng số khoảng 30 triệu con. Riêng bang Pennsylvania có khoảng 1,5 triệu con.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024

Tin đang nóng

Vụ mất 26,5 tỷ trong tài khoản: bị hại "trắng tay", ngân hàng hết trách nhiệm
15:11:14 04/07/2024
Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Nam Em công khai ảnh cưới, khoe hạnh phúc bên Bùi Hữu Cường, CĐM tố gian xảo
14:36:00 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024
Mẹ Ngô Diệc Phàm cạn t.iền, tìm cách thanh lý hết tài sản khi con trai đang ở tù
15:36:47 04/07/2024

Tin mới nhất

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.

Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi

17:58:42 04/07/2024
Gần một thập kỷ sau, ở t.uổi 42, Tumusiime là giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Cheveux Organique, công ty sản xuất tóc nối và tóc giả làm từ sợi chuối.

Israel chuyển 116 triệu USD t.iền thuế cho người Palestine

17:53:44 04/07/2024
Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 3/7, Israel đã thông qua việc thu hồi mảnh đất rộng 12,7 km2 ở khu Bờ Tây. Đây được coi là hoạt động thu hồi đất lớn nhất của nước này trong khoảng 3 thập kỷ qua.

Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 150.000 chuyên gia nước ngoài vào năm 2035

17:49:06 04/07/2024
Thứ trưởng Kim Byoung Hwan khẳng định những cải cách như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

Liên hợp quốc công bố báo cáo về hành vi ngược đãi 'không thể chấp nhận được'

17:46:36 04/07/2024
LHQ lâu nay vẫn quan ngại về điều kiện sống của những người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel, và cảnh báo tình hình dường như tồi tệ hơn sau khi xung đột xảy ra.

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi hôm nay thứ 6 ngày 5/7/2024 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu đen tình đỏ bạc, Ma Kết vỡ mộng trong tình yêu

Trắc nghiệm

20:22:52 04/07/2024
Xem tử vi hằng ngày 12 cung hoàng đạo để biết về tình yêu, công việc và may mắn của Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bọ Cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư chi tiết nhất.

Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

20:14:33 04/07/2024
Máy bay của hãng Eva Air trong lúc lăn ra đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh thì xảy ra sự cố đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng, khiến một phần cánh máy bay bị móp.

'Những nẻo đường gần xa' tập 29: Sếp Vinh cố tình công khai tình cảm với Đông?

Phim việt

20:12:49 04/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 29: Đông né khi sếp Vinh đến câu lạc bộ tặng quà; Nữ đại gia muốn Dũng đi tiếp khách cùng.

Diễn xuất của Park Bo Gum được khen dù phim điện ảnh mới thất bại

Hậu trường phim

20:05:38 04/07/2024
Bộ phim điện ảnh Wonderland không đạt thành tích như mong đợi. Dù vậy, diễn xuất của Park Bo Gum trong tác phẩm thu về nhiều phản hồi tích cực.

Đường đua phim Hàn tháng 07/2024: Sự trở lại của Sweet Home mùa 3 có làm nên chuyện?

Phim châu á

20:00:29 04/07/2024
Sức hút của ba siêu phẩm khiến thị trường phim ảnh nội địa lẫn quốc tế sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khiCõng Anh Mà Chạylên sóng tập cuối, màn ảnh Hàn lại rơi vào trạng thái ảm đạm bởi không có quá nhiều cái tên nổi bật.

Nam ca sĩ ở hậu trường là "bé ngoan", lên sân khấu liền hóa nam thần sexy cuốn hút

Tv show

19:59:32 04/07/2024
Kay Trần được cộng đồng mạng nhiều lần nhắc tới khi có những hình ảnh đối lập thú vị ở hậu trường là bé ngoan , lên sân khấu lại lột xác hóa thân thành nam thần cực sexy.

Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý

Sao việt

19:55:12 04/07/2024
Bộ ảnh cưới của Anh Đức và Anh Phạm vợ kém 12 t.uổi ngập tràn hoa như vườn cổ tích, có màu trắng cùng tím làm chủ đạo.

Siêu thảm đỏ BIFAN 2024: Son Ye Jin tái xuất với diện mạo nữ thần, át cả Krystal và loạt nam thần đình đám

Sao châu á

19:48:47 04/07/2024
Dàn sao đình đám gồm Son Ye Jin, Krystal, Kim Jae Joong, Kwon Eun Bi... đã biến thảm đỏ BIFAN 2024 thành sự kiện hot nhất trong ngày.

Loại rau dai giòn, quen thuộc với người Việt, giúp giảm cholesterol, điều hòa đường huyết

Sức khỏe

19:46:35 04/07/2024
Một số nghiên cứu cho thấy măng có thể giúp giảm cholesterol để cải thiện sức khỏe tim mạch. Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chất xơ chiết xuất từ loại rau này có đặc tính hạ cholesterol mạnh mẽ.

Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng

Góc tâm tình

18:12:22 04/07/2024
Bạn bè đôi khi thật khó hiểu, tôi chẳng biết mình đã cư xử sai hay do cả lớp đang ghen tị với sự giàu có của tôi nữa? Sau khi tốt nghiệp đại học, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một con đường riêng.

Bắt nguyên Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Bình Thuận trong vụ án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Pháp luật

18:12:11 04/07/2024
Được biết, dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (diện tích 62ha), do do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư có diện tích đất 62ha vốn là sân golf Phan Thiết