COVID-19 tới 6 giờ ngày 14/12: Ca tử vong đầu tiên vì biến thể Omicron; WHO cảnh báo nguy cơ làn sóng dịch mới
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 451.014 trường hợp mắc COVID-19 và 4.636 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 270,8 triệu ca, trong đó trên 5,3 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 14/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu trên 270.815.701 ca, trong đó có 5.326.914 người tử vong.
Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân một số nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước với sự bùng phát của biến thể Omicron.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch “ nóng nhất” nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 54.000 ca), trong khi Nga có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 1.100 ca.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 243 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 21 triệu ca và trên 88.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 13/12, thế giới có 114 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 97 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19″ sang “sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình “bình thường mới” ở một số nước.
Châu Âu đang là điểm nóng của dịch COVID-19 với hơn 50% số ca mắc COVID-19 toàn cầu tập trung tại châu lục này. Cùng với đó, sự lây lan của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang trở thành thách thức lớn đối với khu vực này, đặc biệt tại Anh.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP/ TTXVN
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 13/12 đã xác nhận ca tử vong đầu tiên liên quan đến biến thể Omicron tại nước này. Ông cũng thừa nhận thực tế biến thể Omicron đang làm gia tăng số bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại Anh.
Trong bối cảnh đó, ông kêu gọi tất cả người trưởng thành đi tiêm mũi tăng cường để bảo vệ bản thân. Anh đặt mục tiêu hoàn thành tiêm mũi tăng cường cho toàn bộ người trưởng thành ở nước này trong tháng 12 này. Anh cũng đã nâng cảnh báo COVID-19 hiện tại từ mức 3 lên mức 4 do số ca nhiễm biến thể Omicron tại nước này đang “tăng nhanh chóng”.
Video đang HOT
Theo các quan chức phụ trách y tế của 4 vùng, gồm England, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland, quyết định nâng mức độ đánh giá nguy cơ y tế công cộng gồm 5 cấp được đưa ra trên cơ sở khuyến cáo của Cơ quan an ninh y tế Vương quốc Anh, trong bối cảnh Anh vừa ghi nhận thêm 1.239 trường hợp nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số ca nhiễm biến thể này lên con số 3.137, tăng 65% so với một ngày trước đó. Mức độ 4 đồng nghĩa với việc “tình trạng lây lan cao và áp lực lớn, ngày càng gia tăng đối với hệ thống chăm sóc y tế”.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, ông Martin Hirsch, người đứng đầu Tập đoàn bệnh viện AP-HP của Pháp, cảnh báo quốc gia châu Âu này sẽ chứng kiến làn sóng lây nhiễm thứ 6 dịch COVID-19 vào tháng tới do biến thể Omicron, được cho là có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn trong khi biến thể Delta vẫn đang hoành hành và gây ra làn sóng dịch bệnh thứ 5 tại nước này.
Cũng tại châu Âu, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere thông báo nước này sẽ siết chặt hơn nữa biện pháp phòng dịch trong tuần này để kiềm chế dịch bênh lây lan.
Thủ tướng Na Uy bày tỏ quan ngại tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nước này diễn biến nghiêm trọng với số ca nhiễm mới và số ca phải nhập viện tại nước này tăng cao chưa từng thấy, một phần do sự lây lan của biến thể Omicron. Viện y tế công của Na Uy (FHI) đã khuyến cáo chính phủ nước này cần hành động nhanh chóng để tránh hậu họa nghiêm trọng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 12/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Á, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận ca mắc Omicron đầu tiên. Ca bệnh được phát hiện tại thành phố Thiên Tân là một du khách nước ngoài, tới thành phố cảng Thiên Tân hôm 9/12. Bệnh nhân hiện đang được cách ly, điều trị tại bệnh viện.
Các ca mắc mới COVID-19 ở Trung Quốc đại lục thời gian qua đều là ca nhập cảnh qua các thành phố cảng. Trước tình hình này, Chính phủ Trung Quốc đã đề nghị các thành phố cảng tăng cường công tác phòng chống dịch. Theo đó, các thành phố này được yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19, tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo, đồng thời thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới. Ngoài ra, các thành phố cũng phải siết chặt các biện pháp phòng chống dịch tại những cơ sở lao động có nguy cơ cao, siết chặt quản lý hoạt động ra vào thành phố của người dân và đảm bảo quy trình nhập khẩu thực phẩm đông lạnh được thực hiện an toàn.
Chỉ thị trên được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan tại Trung Quốc. Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận 101 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 12/12, trong đó 80 ca lây nhiễm trong cộng đồng và không có ca tử vong nào.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 11/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, Hàn Quốc đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho quân nhân nước này trong bối cảnh gia tăng nhiều quan ngại về nguy cơ lây lan biến thể Omicron.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, trong khuôn khổ chương trình trên, quân đội nước này đặt mục tiêu tiêm phòng cho khoảng 400.000 quân nhân và nhân viên dân sự từ nay đến ngày 14/1/2022.
Động thái trên diễn ra sớm hơn kế hoạch ban đầu khoảng hai tuần trong bối cảnh ngày càng có nhiều báo cáo về “các ca lây nhiễm đột phá” trong quân đội, nghĩa là các trường hợp vẫn mắc COVID-19 dù đã tiêm vaccine đầy đủ. Vào tuần này, sẽ có 41 trung tâm tiêm chủng thực hiện tiêm các mũi tăng cường trong khuôn khổ chương trình trên. Kế đến, vào tuần tới, sẽ có tổng cộng 91 trung tâm tiêm chủng tham gia chiến dịch này.
Cho đến nay, biến thế Omicron đã được ghi nhận tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, do đó biến thể này đặt ra nguy cơ rất cao trên phạm vi toàn cầu khi có một số bằng chứng cho thấy biến thể này có khả năng “lẩn tránh” hàng rào kháng thể vaccine tạo ra trong khi giới chuyên gia chưa có nhiều dữ liệu lâm sàng về độc lực của nó.
Một khu vực tại La Habana, Cuba, bị phong tỏa sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19. Ảnh: AFP/ TTXVN
Các chuyên gia y tế của WHO đã đưa ra cảnh báo trên, qua đó cảnh báo tái khẳng định nguy cơ liên quan đến biến thể Omicron vẫn rất cao.
Theo WHO, mặc dù các nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy biến thể Omicron có thể ít độc lực hơn biến thể Delta – hiện là biến thể thống trị toàn cầu – và tất cả các bệnh nhân nhiễm biến thể này ở châu Âu đều là thể nhẹ hoặc không triệu chứng, nhưng độc lực của Omicron vẫn là vấn đề đòi hỏi thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng.
WHO nhấn mạnh ngay cả nếu độc lực của biến thể Omicron thấp hơn độc lực của biến thể Delta, dự kiến số người nhập viện sẽ tăng do số ca nhiễm bệnh tăng có thể khiến hệ thống y tế quá tải, dẫn tới nhiều ca tử vong hơn. Dự kiến trong những tuần tới, WHO sẽ công bố các báo cáo mới về biến thể này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại hội chợ Giáng Sinh ở Paris, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 13/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 24.501 ca mắc mới COVID-19 và 383 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.418.000 trường hợp và 297.765 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam.
Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch.
Người dân chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 7/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.
Việt Nam ngày 13/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 15.000 ca mắc mới và 242 ca tử vong.
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 13/12 ghi nhận thêm trên 3.300 ca bệnh mới và 23 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 15 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Nhân viên y tế chuẩn bị thiết bị xét nghiệm COVID-19 tại một điểm đỗ xe ở thành phố Daly, bang California (Mỹ). Ảnh: The Chronicle/TTXVN
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua, với trên 1.100 trường hợp trong ngày 13/12 và 3 ca tử vong. Singapore cũng ghi nhận hàng trăm ca bệnh và 4 ca tử vong vì COVID-19.
Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 10/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Đức thêm 527 ca tử vong do dịch COVID-19 trong 24 giờ qua
Ngày 8/12, Đức đã ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong một ngày kể từ tháng 2 trong bối cảnh nước này đang chật vật ứng phó với làn sóng dịch thứ 4.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Viện Robert Koch cho biết có thêm 527 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca không qua khỏi vì đại dịch tại Đức lên 104.047 ca. Ngoài ra, với thêm 69.601 ca mắc COVID-19, nhiều hơn 2.415 ca so với một tuần trước, tổng số ca mắc hiện lên tới 6.270.761 ca.
Tuy vậy, tỷ lệ số ca nhiễm trên 100.000 dân trong 7 ngày qua đang tiếp tục giảm, từ mức 432 ca trong ngày 7/12 xuống 427 ca trong ngày 8/12. Các chuyên gia đã đặt câu hỏi liệu con số này có đồng nghĩa với việc Đức đã vượt qua đỉnh điểm của làn sóng dịch COVID-19 lần này hay không hoặc số liệu thống kê nói trên có chính xác hay không, do một số giới chức y tế tỏ ra khá bất ngờ về thông tin này, đặc biệt tại những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch.
Tuần trước, nhà chức trách Đức đã nhất trí cấm những người chưa tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tới mọi địa điểm, ngoại trừ tới các cơ sở kinh doanh thiết yếu như cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc. Bên cạnh đó, giới chức nước này cũng thống nhất đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Liên quan tình hình dịch bệnh, các quan chức thành phố Houston (Mỹ) cùng ngày cho biết biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong nước thải tại thành phố lớn nhất bang Texas này. Điều đó cho thấy đã có sự lây nhiễm biển thể mới này trong cộng đồng. Theo truyền thông địa phương, chính quyền thành phố đã phát hiện biến thể Omicron tại 8 trong số 39 nhà máy xử lý nước thải.
Trước đó, ngày 6/12, cơ quan y tế bang Texas cho biết một phụ nữ khoảng 40 tuổi sống ở quận Harris, bao phủ phần lớn thành phố Houston, được xác định là trường hợp đầu tiên tại bang Texas nhiễm biến thể Omicron. Người này đã được tiêm phòng đầy đủ và không có bất kỳ lịch trình di chuyển nào gần đây.
Ngày 25/11, giới khoa học Nam Phi thông báo về ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Tính đến ngày 6/12, đã có tổng cộng 50 quốc gia ghi nhận các ca nhiễm biến thể mới này. Theo các nhà khoa học, Omicron có tới 32 đột biến ở protein gai và là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2. Do vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Omicron là "biến thể đáng quan ngại".
Australia rút ngắn thời gian đợi với người tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ ba Australia vào ngày 12/12 thông báo nước này sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi cho những người tiêm vaccine COVID-19 mũi bổ sung. Thời điểm này, số ca mắc biến thể Omicron tại Australia đang gia tăng. Một cơ sở xét nghiệm COVID-19 tại sân bay Sydney, Australia. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin rằng Australia từng tuyên bố...