COVID-19 tới 6 giờ ngày 11/12: Một số nước châu Âu nới lỏng phòng dịch trước Giáng sinh; Thế giới gần 270 triệu ca mắc
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 602.617 trường hợp mắc COVID-19 và 7.035 ca tử vong.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 269 triệu ca, trong đó trên 5,3 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Portsmouth, Anh ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 11/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu trên 269.815.000 ca, trong đó có 5.315.851 người tử vong.
Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước với sự bùng phát của biến thể Omicron.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch “ nóng nhất” nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 lưu động tại New York, Mỹ, ngày 7/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 58.000 ca), trong khi Nga có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 1.200 ca.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 239 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 21 triệu ca và trên 88.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 10/12, thế giới có 119 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 95 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19″ sang “sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình “bình thường mới” ở một số nước.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 815.269 ca tử vong trong tổng số 50.535.791 ca mắc. Đáng chú ý, dù Mỹ đã đạt mốc tiêm 200 triệu liều vaccine cho người dân, song số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng vọt tại nước này.
Theo mạng truyền thông công cộng Mỹ (PBS), số ca mắc mới tại Mỹ đã tăng từ mức trung bình gần 95.000 ca/ngày vào ngày 22/11 lên gần 119.000 ca/ngày trong tuần này, trong khi số ca nhập viện tăng 25% so với một tháng trước. PBS nêu rõ tỷ lệ khoảng 60% dân số Mỹ tiêm chủng đầy đủ là không đủ để ngăn chặn những điểm nóng về dịch bệnh xuất hiện trở lại.
Giới chức y tế nước này cho biết một số yếu tố thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ số ca mắc mới gồm thời tiết lạnh hơn buộc người dân phải ở trong nhà, không đeo khẩu trang, sự xuất hiện của biến thể Omicron và kháng thể trước COVID-19 giảm ở những người được chủng ngừa từ sớm, đặc biệt là những người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vaccine ngừa COVID-19 sẽ kém hiệu quả theo thời gian và với sự xuất hiện của biến thể Omicron, người cao tuổi có xu hướng mất đi khả năng được bảo vệ trước nguy cơ bệnh nặng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 9/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, biến thể Omicron vẫn tiếp tục lây lan tại nhiều nước trên thế giới. Singapore và Cyprus thông báo ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron, trong khi các nước cũng thông báo sự xuất hiện của biến thể này gia tăng trong cộng đồng.
Anh thông báo ghi nhận thêm 249 ca nhiễm mới biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, đưa tổng số ca nhiễm biến thể mới này tại Anh lên 817 ca. Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận định tỷ lệ lây nhiễm biến thể Omicron tại nước này có thể tăng gấp đôi trong 2-3 ngày tới. Nhật Bản cũng vừa phát hiện thêm 8 ca nhiễm biến thể Omicron, đưa tổng số ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở nước này lên 12 ca.
Trong khi đó, các chuyên gia về dịch tễ của Hàn Quốc cảnh báo về sự gia tăng sớm số ca mắc COVID-19 ở nước ngày ở mức trên 10.000 ca/ngày, đồng thời khuyến cáo chính phủ tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội mạnh mẽ để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 7.022 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc vượt mốc 500.000, lên 503.606 ca. Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới trên 7.000 ca. Trong khi đó, số bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng ở nước này là 852 người và có thêm 53 trường hợp tử vong, nâng tổng số người tử vong lên 4.130 người. Tổng số bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron là 63 người, trong đó có 3 trường hợp mới liên quan đến ổ dịch tại một nhà thờ ở thành phố Incheon.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh, ngày 6/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trước tình hình trên, các nước đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp để vừa phòng, chống sự lây lan của COVID-19, vừa có thể thúc đẩy kinh tế.
Video đang HOT
Quốc hội liên bang Đức đã thông qua một số sửa đổi trong Luật Bảo vệ chống lây nhiễm COVID-19, trong đó có quy định tiêm chủng bắt buộc đối với một số đối tượng nhất định và thắt chặt các biện pháp phòng dịch. Theo đó, để bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương, tất cả những người làm việc trong bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc người cao tuổi khác đều phải tiêm chủng bắt buộc.
Quy định này cũng áp dụng đối với các cơ sở chăm sóc người khuyết tật, các phòng khám, cơ sở y tế, dịch vụ cấp cứu và các trung tâm giáo dục xã hội. Tương tự, CH Séc cũng đưa ra quy định bắt buộc tiêm vaccine phòng COVID-19 đối với những người từ 60 tuổi trở lên, các nhân viên y tế, cảnh sát, binh sĩ và lính cứu hỏa. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2022, trong bối cảnh Séc hiện là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Prague, Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Bất chấp là quốc gia có tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới, ngày 10/12, Chính phủ Slovakia đã cho phép các cửa hàng, khu trượt tuyết và nhà thờ mở cửa tiếp đón người dân đã tiêm vaccine hoặc đã bình phục sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Phát biểu trước báo giới sau khi công bố quyết định trên, Bộ trưởng Y tế Slovakia Vladimir Lengvarsky cho biết tình hình dịch COVID-19 vẫn rất nghiêm trọng nhưng đã “nằm trong tầm kiểm soát”. Ông cho biết việc việc cho phép các cửa hàng mở cửa là bước đi tương đối rủi ro từ quan điểm dịch tễ học, nhưng sẽ giúp xoa dịu tâm lý của công chúng trong bối cảnh lễ Giáng sinh đang đến gần.
Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Slovakia, Lubica Janikova cho biết chính phủ sẽ thảo luận tình hình các bệnh viện trong tuần tới và có thể điều chỉnh các biện pháp chống dịch sau đó. Quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế được đưa ra sau khi dư luận chỉ trích chính sách của chính phủ khiến họ không thể đi mua sắm Giáng sinh hoặc lên kế hoạch cho kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm.
Slovakia đã áp dụng lệnh phong tỏa một phần vào cuối tháng 11, khi ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày là 1.099 ca /100.000 dân. Đây cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong Liên minh châu Âu (EU), với chưa đến 50% dân số được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Budapest, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN
Các khu chợ Giáng sinh truyền thống tại quảng trường thủ đô Budapest của Hungary đã chính thức mở cửa đón khách. Trong bối cảnh quốc gia Trung Âu này đang phải nỗ lực ứng phó với làn sóng dịch bệnh mới, địa điểm này chỉ dành những người đã tiêm phòng COVID-19, song vẫn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Cách đây 1 năm, không có bất kỳ khu chợ ngoài trời nào được phép hoạt động tại Budapest, do Hungary áp lệnh phong tỏa toàn quốc và chưa có vaccine ngừa COVID-19. Chính vì thế, Adrienn, một cư dân địa phương đã vô cùng hào hứng khi các khu chợ đón khách trở lại. Khi tới quảng trường vào năm ngoái, cô đã rất buồn khi thấy quảng trường trang hoàng rực rỡ nhưng lại không một bóng người.
Khu chợ Giáng sinh này thường bày bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, món ăn truyền thống, thậm chí còn có một sân trượt băng nhỏ dưới Cây thông Noel. Trước khi vào chợ, du khách phải xếp hàng đưa giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc miễn dịch ở các chốt kiểm soát. Ibolya Koszegi, một cư dân địa phương khác, đã tỏ ý đồng tình với biện pháp này, đồng thời cho rằng cần có thêm nhiều người đeo khẩu trang khi vào chợ, bởi thật khó để giữ khoảng cách với đám đông xung quanh.
Hiện Hungary mới chỉ bắt buộc đeo khẩu trang ở các khu vực có không gian kín. Rất ít người chịu đeo khẩu trang tại khu chợ ngoài trời, bởi họ thích cảm giác được thưởng thức chén trà hay nhâm nhi ly rượu khi đi dạo tận hưởng không khí lễ hội. Các du khách quyết định đổ về Budapest, khi một số quốc gia Trung Âu khác phải đóng cửa chợ Giáng sinh nhằm kiểm soát dịch và tăng tốc tiêm phòng COVID-19. Tại các nước láng giềng, các sự kiện họp chợ tại thủ đô Prague của Séc đã bị hủy, trong khi các khu chợ của thủ đô Vienna (Áo) sẽ chỉ mở vào ngày 13/12 sau 2 tuần áp lệnh phong tỏa.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 6/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 10/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 26.595 ca mắc mới COVID-19 và 337 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.328.900 trường hợp và 296.372 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam.
Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh, song tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Việt Nam ngày 10/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 14.800 ca mắc mới và 216 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 2/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 10/12 ghi nhận thêm trên 4.000 ca bệnh mới và 28 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 15 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua, với trên 1.200 trường hợp trong ngày 10/12 và 7 ca tử vong. Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 26/11: Thế giới vượt 260 triệu ca bệnh; Châu Âu dịch bùng phát nghiêm trọng
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 541.146 trường hợp mắc COVID-19 và 6.378 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 256,8 triệu ca, trong đó trên 5,15 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran. Ảnh: IRNA/ TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 26/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 260,238.440 ca, trong đó có 5.198.292 người tử vong.
Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế đi ngang trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.
Nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York, Mỹ, ngày 23/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 63.000 ca), trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga (trên 1.200 ca).
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 231 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 25/11, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 92 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới đang làm chậm quá trình "bình thường mới" ở một số nước.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh, ngày 24/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Châu Âu tiếp tục "quay cuồng" với làn sóng dịch mới COVID-19 với số ca mắc tăng mạnh trong bối cảnh thời tiết mùa Đông lạnh giá tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan. Số liệu tổng hợp của hãng tin AFP (Pháp) công bố ngày 25/11 cho thấy số ca tử vong vì đại dịch COVID-19 tại châu Âu đã tăng lên hơn 1,5 triệu người kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại châu lục này.
Hiện số ca tử vong vì COVID-19 tại Đức tính đến ngày 25/11 đã vượt qua mốc 100.000 ca, trong khi số ca nhiễm mới theo ngày tiếp tục tăng ở mức cao đã đặt ra thách thức đối với chính phủ mới của nước này. Với 75.961 ca mắc mới được ghi nhận, các bệnh viện tại một số khu vực, đặc biệt là ở miền Đông và Nam nước Đức, đang có nguy cơ quá tải.
Trong khi đó, số ca nhiễm mới tại Hà Lan đã tăng ở mức cao kỷ lục với 23.709 ca mắc mới ghi nhận vào ngày 24/11. Hiện tổng số ca bệnh tại Hà Lan đã tăng lên hơn 2,5 triệu người trong đó hơn 19.000 ca tử vong. Một số bệnh viện tại Hà Lan đã rơi vào tình trạng quá tải, phải tạm ngừng hoạt động điều trị và cấy ghép nội tạng để tập trung giường chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân COVID-19. Trước bối cảnh số ca nhiễm mới tiếp tục tăng ở mức cao, Hà Lan dự kiến sẽ thông báo các biện pháp phong tỏa mới vào ngày 26/11.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, ngày 23/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong nỗ lực khống chế đà lây lan của làn sóng thứ 5 dịch COVID-19 đang có nguy cơ đe dọa đà phục hồi kinh tế, ngày 25/11, Pháp thông báo sẽ triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả người trưởng thành, đồng thời siết chặt các quy định về đeo khẩu trang và kiểm tra thẻ thông hành.
Theo đó, mọi người dân từ 18 tuổi trở lên sẽ đủ điều kiện để tiêm mũi vaccine tăng cường và khoảng thời gian từ khi tiêm đủ liều đến các mũi tiêm nhắc lại sẽ được rút ngắn xuống còn 5 tháng thay vì 6 tháng. Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cũng cho biết sẽ yêu cầu Cơ quan cố vấn y tế của Pháp Haute Autorite de Sante (HAS) và ủy ban y đức xem xét khả năng tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.
Liên quan đến tiêm chủng cho trẻ em, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 25/11 đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11, mở đường cho việc Liên minh châu Âu (EU) thông qua loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên dành cho trẻ trong độ tuổi này, trong bối cảnh các nước trong khối đang đối phó với làn sóng lây nhiễm ngày một tăng. Trước đó, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã khuyến nghị tiêm mũi tăng cường vaccine cho tất cả người trưởng thành, trong đó ưu tiên những người trên 40 tuổi.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh Truyền hình Séc (ČT24) cho biết, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) ngày 25/11 đã đưa ra khuyến nghị về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
Sau hai tháng thử nghiệm lâm sàng, EMA đã ra thông báo về hiệu quả của vaccine Pfizer/BioNTech. Theo đó, sản phẩm đã tạo ra phản ứng miễn dịch ở trẻ em trong nhóm tuổi từ 5 đến 11, mà trước đó chỉ được sử dụng cho nhóm từ 12 tuổi trở lên. Trước đó, việc sử dụng vaccine này ở trẻ nhỏ hơn (từ 5 -11 tuổi) đã được Mỹ và Canada chấp thuận.
Trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 sẽ được tiêm 2 liều vaccine Pfizer/BioNTech (tên thương mại là Comirnaty) vào bắp tay, mỗi liều 10 microgram, cách nhau 3 tuần. Thông báo của Pfizer/BioNTech cho thấy, thử nghiệm lâm sàng đối với trẻ trong độ tuổi từ 5-11, vaccine Comirnaty có thể phát huy hiệu quả bảo vệ tới 90,7%.
Tại Cộng hòa Séc, có khoảng 390.000 trẻ em trong độ tuổi từ 5-11, sẽ được tiêm chủng từ ngày 20/12/2021 với 300.000 liều vaccine Pfizer/BioNTech đầu tiên.
Ngoài ra, EMA đang xem xét vaccine Moderna dành cho trẻ em từ 6 tuổi. Nhà sản xuất đã nộp đơn lên cơ quan dược phẩm để chờ phê duyệt vào đầu tháng 11/2021.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 23/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tại châu Mỹ, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cảnh báo khu vực Bắc Mỹ có thể đối mặt với sự tái bùng phát của dịch COVID-19 như châu Âu trong bối cảnh số ca mắc mới tại châu Mỹ tăng 23% trong tuần trước, chủ yếu tập trung tại Mỹ và Canada.Trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ cuối năm và kỳ nghỉ Hè tại khu vực Nam Bán cầu sắp đến gần, người đứng đầu PAHO hối thúc người dân tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.
Tại châu Phi, các nhà khoa học ở Nam Phi thông báo đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với nhiều đột biến, cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng mạnh. Các nhà khoa học lo ngại biến thể có tên B.1.1.529 này có thể tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể và có khả năng lây nhiễm cao.
Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tại Nam Phi tăng mạnh trong thời gian gần đây. Trong ngày 24/11, Nam Phi ghi nhận hơn 1.200 ca mắc mới COVID-19, gấp tới 12 lần so với mức khoảng 100 ca/ngày được ghi nhận hồi đầu tháng này.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Sullana, Piura, Peru. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 25/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 27.863 ca mắc COVID-19 và 472 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch hiện vượt 13.920.000 ca, trong đó trên 289.600 người tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á sau vài tuần hạ nhiệt hiện đang có xu thế đi ngang trong mấy ngày qua. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tại một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, ngày 15/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.
Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao. Ngày 25/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 193 trường hợp, cao nhất khu vực.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 482 ca bệnh và 9 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Về số ca mắc mới, Việt Nam ngày 25/11 dẫn đầu Đông Nam Á với trên 12.000 ca.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại San Juan, Philippines, ngày 3/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong khi đó, Thái Lan vẫn là điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 25/11 ghi nhận thêm trên 6.300 ca bệnh mới và 37 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 32 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới
COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/11: Số ca mắc và tử vong tăng lại trên toàn cầu; COVAX đã phân phối hơn 500 triệu liều vaccine Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 552.717 trường hợp mắc COVID-19 và 7.326 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 255,6 triệu ca, trong đó trên 5,13 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Moskva, Nga, ngày 13/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu thống kê...