COVID-19 thế giới tuần qua: Thêm 3,2 triệu ca mắc; WHO coi trọng vaccine ở giai đoạn nước rút

Theo dõi VGT trên

Trong vòng một tuần qua, tính từ ngày 11 đến ngày 17/9, thế giới ghi nhận 3,2 triệu ca mắc và 11.460 ca tử vong vì COVID-19.

Số ca mắc giảm 12%, còn số ca tử vong giảm 10% trên toàn cầu so với tuần trước đó.

COVID-19 thế giới tuần qua: Thêm 3,2 triệu ca mắc; WHO coi trọng vaccine ở giai đoạn nước rút - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/8/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 9 giờ 30 sáng 17/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu từ đầu đại dịch là trên 616,5 triệu ca, trong đó có 6,5 triệu người tử vong.

Nhật Bản là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất trong tuần qua (605.919 ca mắc). Tiếp đó là Hàn Quốc với trên 382.353 ca mắc. Đứng thứ ba là Hàn Quốc với trên 363.744 ca mắc trong tuần qua.

Trong khi đó, Mỹ là nước có số ca tử vong nhiều nhất thế giới trong tuần qua (2.050 ca). Tiếp đó là Nhật Bản với 1.246 ca; Nga với 672 ca.

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với 97,4 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,07 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 44,5 triệu ca mắc và trên 528.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Pháp với trên 34,8 triệu ca mắc và trên 685.000 ca tử vong.

WHO nhấn mạnh vai trò của vaccine trong giai đoạn “nước rút” chống dịch

Trong bản báo cáo COVID-19 hằng tuần mới nhất, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 trong tuần gần nhất đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 khi tổ chức này tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Dù cho rằng đây là đánh giá tích cực nhất về tình hình dịch bệnh sau hơn 2 năm bùng phát nhưng WHO một lần nữa kêu gọi các nước duy trì cảnh giác, nhấn mạnh vai trò của vaccine phòng bệnh.

COVID-19 thế giới tuần qua: Thêm 3,2 triệu ca mắc; WHO coi trọng vaccine ở giai đoạn nước rút - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Brest, miền Tây Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ví cuộc chiến chống dịch COVID-19 hiện nay giống như cuộc chạy marathon và đây là giai đoạn nước rút, là lúc thế giới phải chạy nhanh hơn để đảm bảo có thể cán đích và đạt thành quả sau thời gian dài nỗ lực. Theo ông, các quốc gia cần cẩn trọng xem xét và củng cố các chính sách phòng COVID-19 cũng như những dịch bệnh vì virus khác gây ra trong tương lai. Ông Tedros kêu gọi các nước tiêm phòng 100% cho các nhóm nguy cơ cao và duy trì xét nghiệm phát hiện ca bệnh. Các quốc gia cũng cần duy trì nguồn cung trang thiết bị y tế và nguồn nhân lực y tế phù hợp.

Trong khi đó, chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm của WHO, Maria Van Kerkhove, cho biết thế giới sẽ còn trải qua các làn sóng lây nhiễm khác tại những thời điểm khác nhau, do các biến thể hoặc dòng phụ của biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra. Làn sóng COVID-19 mùa Hè vừa qua do dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron gây ra cho thấy đại dịch vẫn chưa kết thúc, virus vẫn đang lây lan ở châu Âu và nhiều nơi khác. Đồng thời, bà nhấn mạnh thế giới đã có công cụ phòng chống dịch quan trọng là vaccine và các phương thức điều trị bệnh.

Tiến sĩ Michael Head, nhà nghiên cứu cao cấp từ Đại học Southampton (Mỹ) cho rằng nói một cách công bằng thì hầu hết các quốc gia đều đang bước qua giai đoạn ứng phó khẩn cấp với đại dịch và các chính phủ đang cân nhắc cách tốt nhất để ứng phó với COVID-19 bằng những hoạt động chăm sóc y tế và giám sát thông thường.

Thời gian gần đây, việc tiêm vaccine phòng bệnh, cụ thể là tiêm liều tăng cường, đang được chú trọng tại nhiều quốc gia, trong đó Liên minh châu Âu (EU), Anh và Mỹ đều đã cấp phép sử dụng các loại vaccine có hiệu quả với virus gốc và biến thể Omicron để chuẩn bị cho các chiến dịch tiêm mũi tăng cường vào mùa Đông. Tại Mỹ, các chuyên gia Mỹ cũng tin tưởng lần gia hạn tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng vì dịch COVID-19 dự kiến vào giữa tháng 10 tới có thể sẽ là lần cuối Washington phải áp dụng biện pháp này. Các quan chức Mỹ nhận định dù đại dịch COVID-19 chưa qua đi những những thế hệ vaccine mới đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch. Việc tiêm nhắc lại vaccine hằng năm sẽ tăng khả năng miễn dịch đủ để đưa nước Mỹ trở lại trạng thái bình thường.

Ngày 14/9, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định thế giới đang ở thời điểm thuận lợi nhất để chấm dứt đại dịch COVID-19.

Lãnh đạo WHO cho biết số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 hằng tuần đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 và ông kêu gọi thế giới nắm lấy cơ hội để chấm dứt đại dịch. Ông nhấn mạnh hiện đang là thời điểm tốt nhất để chấm dứt đại dịch COVID-19 và mục tiêu này hoàn toàn trong tầm tay. Ông kêu gọi thế giới duy trì những nỗ lực phòng chống đại dịch vốn đã khiến hơn 6 triệu người thiệt mạng.

Dù cho rằng sẽ có những làn sóng lây nhiễm trong tương lai nhưng các quan chức WHO khẳng định thế giới đã có trong tay những công cụ như vaccine phòng bệnh, thuốc chữa bệnh để ngăn chặn bệnh trở nặng.

Trên 14,6 triệu trẻ em Mỹ mắc COVID-19

COVID-19 thế giới tuần qua: Thêm 3,2 triệu ca mắc; WHO coi trọng vaccine ở giai đoạn nước rút - Hình 3
Các em nhỏ đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Riverview, bang Florida (Mỹ) ngày 10/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Trên 14,6 triệu trẻ em Mỹ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 kể từ đầu đại dịch. Con số này được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội bệnh viện nhi.

Theo báo cáo, trên 340.000 ca trong số này mắc mới COVID-19 trong 4 tuần qua và khoảng 6,7 triệu ca được ghi nhận trong năm 2022. Trong tuần kết thúc ngày 8/9, khoảng 83.000 trẻ em tại Mỹ được ghi nhận mắc mới COVID-19, tuy nhiên số ca được báo cáo có thể thấp hơn đáng kể so với con số thực tế.

Báo cáo cho rằng cần khẩn cấp thu thập thêm dữ liệu theo độ tuổi để đánh giá mức độ nghiêm trọng của COVID-19 liên quan các biến thể mới của virus gây bệnh cũng như các tác động dài hạn có thể có.

Báo cáo nhấn mạnh cần thừa nhận tác động tức thời của đại dịch đối với sức khỏe trẻ em, tuy nhiên điều quan trọng là cần xác định và giải quyết tác động lâu dài đối với sức khỏe thể chất, tâm thần và xã hội của thế hệ trẻ em và thanh niên hiện nay.

Nga hoàn tất thử nghiệm vaccine CoviVac với người trên 60 tuổi

COVID-19 thế giới tuần qua: Thêm 3,2 triệu ca mắc; WHO coi trọng vaccine ở giai đoạn nước rút - Hình 4
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ông Konstantin Chernov, Giám đốc phát triển của Trung tâm Chumakov, cho biết cơ quan này đã hoàn tất quá trình thử nghiệm lâm sàng loại vaccine CoviVac ngừa COVID-19 đối với những người từ 60 tuổi trở lên và các tài liệu liên quan đang được Bộ Y tế Nga đánh giá.

Ông Chernov cho biết thông tin trên khi trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn TASS. Khi được hỏi về sự công nhận quốc tế đối với vaccine CoviVac, ông Chernov cho hay “mọi việc đang diễn tiến thuận lợi”. Theo ông, Trung tâm Chumakov đang chuẩn bị những thủ tục đăng ký vaccine theo quy định và dự kiến sẽ trình lên WHO trong thời gian tới.

Trước đó, hồi tháng 10/2021, Bộ Y tế Nga đã cấp phép cho Trung tâm Chumakov tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine CoviVac ngừa COVID-19 đối với 250 tình nguyện viên.

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngừa COVID-19, theo đó vaccine Sputnik V được đăng ký vào tháng 8/2020. Kể từ đó đến nay, Nga đã bào chế và phát triển thêm các loại vaccine khác ngừa COVID-19, trong đó ngoài vaccine CoviVac nói trên còn có vaccine EpiVacCorona.

Italy ưu tiên tiêm vaccine liều tăng cường cho đối tượng trên 60 tuổi

COVID-19 thế giới tuần qua: Thêm 3,2 triệu ca mắc; WHO coi trọng vaccine ở giai đoạn nước rút - Hình 5
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 14/9, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Italy (AIFA) đã phê duyệt những vaccine sửa đổi chống lại các biến thể mới Omicron 4 và 5 sẽ ưu tiên các trường hợp có nguy cơ và những người trên 60 tuổi.

Trong một thông báo, AIFA cho biết vaccine ngừa COVID-19 liều tăng cường sẽ ưu tiên những trường hợp có nguy cơ phát triển những bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên, tất cả người dân đều có thể tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều nhắc lại theo chỉ định của bác sĩ hoặc tự lựa chọn.

Theo AIFA, tại thời điểm hiện tại, không có yếu tố nào cho thấy đánh giá ưu biệt đối với mỗi loại vaccine mới chống biến thể phụ BA.1 và BA.4 và BA.5. AIFA khẳng định: “Tất cả đều tăng khả năng bảo vệ chống lại các biến thể khác nhau và giúp duy trì sự bảo vệ tối ưu chống lại COVID-19″. Theo đó, AIFA khuyến cáo vaccine chống biến thể BA.1 và BA.4 và BA.5 được khuyến khích ưu tiên cho những trường hợp trên 60 tuổi và những người có nguy cơ.

Theo dữ liệu từ Bộ Y tế, tổng số trường hợp mắc COVID-19 tại nước này kể từ đầu đại dịch là 22.096.450 trường hợp, và ngày 14/9 vẫn ghi nhận 18.854 ca mắc mới. Trong bối cảnh dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc, trước đó, ngày 9/9, Bộ Y tế cũng đã ban hành chiến dịch tiêm chủng mới bắt đầu triển khai vào mùa Thu Đông, với việc sử dụng các loại vaccine mới của Pfizer và Moderna được điều chỉnh chống lại các biến thể mới.

Dự kiến khoảng 19 triệu liều vaccine mới sẽ được triển khai trong tháng 9, trong đó đối tượng được phép tiêm chủng ở độ tuổi 12 tuổi và việc tiêm vaccine trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng khuyến cáo đối tượng ưu tiên là những trường hợp trên 60 tuổi, người già yếu, nhân viên y tế, và phụ nữ mang thai.

Nhật Bản tìm cách cân bằng mục tiêu kiểm soát dịch và phục hồi du lịch

COVID-19 thế giới tuần qua: Thêm 3,2 triệu ca mắc; WHO coi trọng vaccine ở giai đoạn nước rút - Hình 6
Người dân di chuyển trên một đường phố ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 5/9. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 12/9, Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh cần phải cân bằng giữa việc mở cửa đón du khách nước ngoài và đảm bảo kiểm soát dịch COVID-19 trong nước, trong bối cảnh quốc gia này đang nỗ lực khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do vắng bóng khách du lịch.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết chính phủ sẽ cân nhắc cách thức nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, theo đó “duy trì ngăn chặn dịch bệnh lây lan đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế và xã hội”.

Ông Matsuno cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra các quyết định phù hợp dựa trên tình hình bệnh dịch trong và ngoài nước, cũng như nhu cầu của du khách và các biện pháp kiểm soát biên giới được các nền kinh tế lớn khác áp dụng.

Trước đó, ngày 11/9, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Seiji Kihara đã có phát biểu trên truyền hình, cho biết chính phủ đang cân nhắc và có khả năng sẽ loại bỏ biện pháp kiểm soát biên giới đang được áp dụng, theo đó giới hạn số người nhập cảnh hằng ngày không quá 50.000 người. Theo ông Kihara, chính quyền Thủ tướng Fumio Kishida có thể sẽ nới lỏng cả các quy định khác như các yêu cầu đối với thị thực nhập cảnh theo diện du lịch.

Hôm 7/9, Nhật Bản đã nâng giới hạn số người nhập cảnh mỗi ngày từ mức 20.000 người lên 50.000 người. Bên cạnh đó, những du khách nhập cảnh đã tiêm ít nhất 3 mũi vaccine không phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 trong 72 giờ kể từ khi khởi hành và không cần xuất trình xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, du lịch là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn cho kinh tế Nhật Bản. Trong giai đoạn 2013-2019, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản đã liên tục phá đỉnh và đạt mức cao nhất là 31,88 triệu lượt khách vào năm 2019. Tuy nhiên, trong năm 2021 chỉ có 245.900 lượt du khách nước ngoài đến Nhật Bản, mức thấp nhất kể từ khi có số liệu so sánh vào năm 1964.

Nền kinh tế Nhật Bản trong quý từ tháng 4 đến tháng 6/2022 đã phục hồi trở lại quy mô trước đại dịch, với mức tăng trưởng hằng năm đạt 3,5% so với 1 quý trước đó. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng triển vọng kinh tế của quốc gia này vẫn ảm đạm do dịch bệnh bùng phát trở lại và phí sinh hoạt gia tăng tạo gánh nặng đối với người tiêu dùng.

Malaysia lên kế hoạch ứng phó các biến thể của virus SARS-CoV-2

COVID-19 thế giới tuần qua: Thêm 3,2 triệu ca mắc; WHO coi trọng vaccine ở giai đoạn nước rút - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 22/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính phủ Malaysia đã đặt mua vaccine ngừa COVID-19 thế hệ mới có khả năng kiềm chế các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Trao đổi với báo giới ngày 13/9, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết nước này đã đặt hàng hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và cơ chế COVAX (cơ chế bảo đảm tiếp cận vaccine toàn cầu). Theo ông Khairy, với lô vaccine thế hệ mới này, chính phủ sẽ không tổ chức tiêm đại trà, thay vào đó sẽ tập trung tiêm miễn phí cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Đề cập việc Malaysia dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín kể từ ngày 7/9 vừa qua, Bộ trưởng Khairy Jamaluddin cho biết từ nhiều tháng trước, chính phủ đã chỉ đạo Cục An toàn sức khỏe lắp đặt lại hệ thống thông gió trong các tòa nhà văn phòng và không gian kín để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

COVID-19 vẫn là mối đe dọa ở châu Phi

COVID-19 thế giới tuần qua: Thêm 3,2 triệu ca mắc; WHO coi trọng vaccine ở giai đoạn nước rút - Hình 8
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi ngày 14/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Đại dịch COVID-19 vẫn là mối đe dọa đối với các nước châu Phi do tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh thấp. Quyền Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (CDC) châu Phi Ahmed Ogwell Ouma đã đưa ra cảnh báo trên ngày 15/9.

Quyền Giám đốc CDC châu Phi nêu rõ virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 vẫn đang lây lan và với tỷ lệ tiêm vaccine thấp hiện nay, đại dịch vẫn là nguy cơ tiềm ẩn đối với các nước châu Phi. Ông cho biết hiện mới chỉ có khoảng 22% dân số châu lục này đã tiêm đủ mũi vaccine cơ bản ngừa COVID-19. CDC châu Phi đang tập trung tăng tỷ lệ này thay vì mua thêm các loại vaccine mới có khả năng ngăn ngừa các biến thể nguy hiểm như Omicron.

Các nước châu Phi đang nỗ lực để sớm có được nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh các nước giàu tích trữ vaccine và hoạt động logistic thời gian gần đây không thực sự thuận lợi.

Cảnh giác trước nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát trên thế giới

Tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu tăng 4,5 triệu; số ca tử vong tăng 12.775 ca. Mặc dù tổng con số toàn cầu có giảm so với tuần trước nữa nhưng con số ca mắc, nhập viện và tử vong ở một số quốc gia vẫn tăng nhanh đáng kể.

Cảnh báo và lời kêu gọi từ WHO

Cảnh giác trước nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát trên thế giới - Hình 1
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Ngày 25/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thế giới đã có 1 triệu ca tử vong vì COVID-19 từ đầu năm 2022 tới nay. Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO, bà Maria Van Kerkhove nói rằng con số này cho thấy đã đến lúc cần đánh giá thực tế tình hình dịch COVID-19. Bà nêu rõ dịch bệnh vẫn chưa thể kết thúc, đòi hỏi con người phải sống chung một cách có trách nhiệm.

Phát biểu trên các kênh mạng xã hội của WHO, bà Kerkhove nhấn mạnh con số thống kê nói trên là một thực tế đau lòng vì thế giới đã có nhiều công cụ để dập dịch như như xét nghiệm, thuốc điều trị, vaccine phòng bệnh và các biện pháp y tế cộng đồng để kiểm soát dịch COVID-19 sau hơn 2 năm đại dịch hoành hành. Theo bà, các nước cần đánh giá thực tế đại dịch, về số ca mắc và số ca tử vong để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Bà Van Kerkhove khẳng định rằng đại dịch COVID-19 chưa kết thúc, song thế giới có thể chấm dứt căn bệnh này nếu hành động quyết liệt, đồng bộ và cẩn trọng. Bà cho rằng việc sống chung với COVID-19 đã được đề cập nhiều lần, nhưng để có thể thực hiện được điều này, tất cả người dân cần có ý thức và sống có trách nhiệm. Theo bà, 1 triệu ca tử vong từ đầu năm nay cho thấy người dân chưa thực hiện đúng các hướng dẫn về việc sống chung với COVID-19 và con số trung bình 15.000 ca tử vong mỗi tuần phản ánh việc sống chung với dịch bệnh một cách thiếu trách nhiệm.

Ông Derrick Sim thuộc Liên minh vaccine GAVI cho rằng con số 1 triệu người chết vì COVID-19 trong năm 2022 là quá nhiều và đây là thảm kịch nhân loại.

Phát biểu trước báo giới, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi chính phủ các nước tăng cường nỗ lực tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả đội ngũ nhân viên y tế, người cao tuổi và những người có nguy cơ cao, hướng tới đạt mục tiêu tiêm bao phủ 70% dân số.

Ông Tedros cho biết WHO muốn các nước có thể đạt được mục tiêu nêu trên vào cuối tháng 6, song ông cho biết có 136 nước không thể hoàn thành mục tiêu và có tới 66 nước chỉ đạt tỷ lệ tiêm bao phủ dưới 40% dân số. Ông nhấn mạnh có 10 nước có tỷ lệ tiêm chủng dưới 10% dân số và phần lớn các nước này đều đang phải đối mặt với các vấn đề khẩn cấp về nhân đạo.

Người đứng đầu WHO nêu bật thực tế đến nay còn 1/3 dân số thế giới chưa tiêm chủng, trong đó là 2/3 số nhân viên y tế và 1/3 số người cao tuổi ở các nước có thu nhập thấp. Ông cho rằng nhiệm vụ của tất cả các quốc gia không phân biệt mức thu nhập là làm sao để tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao nhất, đảm bảo các bệnh nhân được tiếp cận phương pháp điều trị, xét nghiệm và giải trình tự gien cũng như đưa ra các chính sách phù hợp, tương xứng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và cứu sống nhiều bệnh nhân.

Các quốc gia cảnh giác cao độ

Trong 7 ngày qua (từ ngày 23-30/8), Nhật Bản có số ca mắc COVID-19 mới cao nhất thế giới với trên 1,3 triệu ca. Tiếp đó là Hàn Quốc với trên 727.000 ca mắc mới. Đứng thứ ba là Mỹ với trên 457.000 ca mắc mới.

Cảnh giác trước nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát trên thế giới - Hình 2
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Saint-Denis, ngoại ô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thống kê của WHO, kể từ khi virus gây bệnh COVID-19 lần đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc vào cuối năm 2019 đến nay, đã có 6,49 triệu bệnh nhân COVID-19 tử vong trên toàn cầu. Bà Kerkhove nhận định con số ca mắc mới trong 7 ngày qua là cao nhưng chưa đầy đủ vì nhiều ca mắc tự xét nghiệm tại nhà và không báo cáo cơ quan y tế. Điều này cho thấy virus SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của WHO, biến thể Omicron chiếm 99% số ca nhiễm mới ghi nhận trong 30 ngày qua, trong đó biến thể phụ BA.5 chiếm 74% số ca nhiễm mới.

Tại Hàn Quốc, ngày 30/8, số ca mắc mới COVID-19 lại ở mức trên 100.000 ca trong bối cảnh lo ngại về các dòng phụ của biến thể Omicron bùng phát. Giới chức Hàn Quốc hiện vẫn duy trì cảnh giác cao độ về khả năng bùng phát trở lại dịch COVID-19 vào mùa Thu này. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) dự báo số ca mắc mới sẽ có xu hướng giảm trong tuần này hoặc tuần tới và số ca tử vong do COVID-19 và bệnh nhân nặng có thể tăng trong 2-3 tuần tới. Cơ quan này dự báo số bệnh nhân mắc bệnh nặng và tử vong vì COVID-19 có thể lên tới lần lượt là 800 đến 900 ca và 100 đến 140 vào đầu tháng 9 tới.

Trong khi đó, ngày 29/8, nhà chức trách tại thành phố Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc thông báo tạm thời đóng cửa khu chợ bán thiết bị điện tử lớn nhất thế giới Hoa Cường Bắc và ngừng cung cấp dịch vụ tại 24 ga tàu điện ngầm để ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát. Với thành tích kiềm chế thành công đợt bùng phát dịch COVID-19 hồi tháng 3, Thâm Quyến được coi là mô hình kiểu mẫu của chiến lược cân bằng giữa chính sách "Không COVID" và phát triển kinh tế mà Trung Quốc đang theo đuổi. Dù vậy, các biện pháp mới được áp dụng bộc lộ thách thức với Trung Quốc trong hiện thực hóa hai mục tiêu trên.

Tại Ấn Độ, vào ngày 24/8, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết số ca mắc mới COVID-19 trong ngày của nước này một lần nữa vượt mốc 10.000 ca. Sau khi phát hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Chính phủ Ấn Độ đang tập trung tăng cường độ bao phủ liều vaccine tăng cường do tỷ lệ tiêm mũi thứ 3 đang ở mức thấp.

Tại Lào, giới chức quản lý giáo dục khuyến cáo tất cả các trường học trên cả nước xem xét và triển khai các biện pháp an toàn để ngăn ngừa COVID-19 lây lan khi năm học mới của nước này sẽ bắt đầu vào ngày 1/9 tới. Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã ban hành trên cả nước 10 biện pháp và 40 khuyến nghị để mở cửa trường học an toàn.

Tại Mỹ, Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến triển khai đợt tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 mũi 4 vào đầu tháng 9 tới, với khoảng 175 triệu liều vaccine sẽ được cung cấp tới co các bang trên toàn nước Mỹ.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, vaccine COVID-19 được sử dung cho đợt tiêm chủng thứ 4 này đã được cập nhật có thể ngừa được các biến chủng mới như BA.4 hay BA.5. Với đợt tiêm chủng thứ 4 này, chính quyền Mỹ hy vọng có thể tránh được nguy cơ làn sóng COVID-19 mới gây thiệt hại về người vào mùa Thu -Đông tới, khi mà khả năng dịch bệnh tái bùng phát có thể xảy ra do trời lạnh và người dân hoạt động trong môi trường kín nhiều hơn.

Tuy nhiên, thách thức hiện nay là người dân giờ đây không còn thiết tha với việc tiêm chủng vaccine, đồng thời các biến chủng xuất hiện ngày một nhanh và nhiều khiến ngay cả mũi vaccine cường thứ 4 cũng không thể đảm bảo người được tiêm chủng sẽ không mắc. Giới chức y tế Mỹ dự định khắc phục tình trạng này bằng cách tiêm chủng vaccine COVID-19 cùng thời điểm người dân đi tiêm chủng mũi vaccine cúm mùa trước khi bước vào mùa Đông hàng năm.

Ngày 25/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Công điện số 755/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024

Tin mới nhất

Chuyên gia không quân Nga khẳng định Su-57 vượt trội J-35A Trung Quốc

17:41:34 19/11/2024
Ông Bogdan cho rằng lối tư duy đi trước thời đại của các nhà thiết kế Nga mang lại ưu thế cho Su-57, đặc biệt là so với chiếc máy bay chiến đấu mới J-35A của Trung Quốc.

Cổ phiếu của tập đoàn Trump tăng vọt

16:45:12 19/11/2024
Nếu thỏa thuận này thành công sẽ giúp công ty của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thêm sự hiện diện trong ngành công nghiệp tiền điện tử vốn đang được kỳ vọng sẽ có những thay đổi pháp lý tích cực dưới sự lãnh đạo của ông khi nhậm ...

Thượng viện Mỹ cân nhắc đóng băng một số hợp đồng cung cấp vũ khí cho Israel

16:43:54 19/11/2024
JDAM là bộ thiết bị chuyển hóa một số mẫu bom không dẫn đường trở thành vũ khí dẫn đường bằng cánh đuôi và hệ thống dẫn đường bằng GPS và được sản xuất bởi Boeing.

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

16:40:17 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden trước đây luôn từ chối cho phép Ukraine tấn công bên trong nước Nga bằng ATACMS vì lo ngại điều đó sẽ làm leo thang xung đột. Chúng tôi đang cố gắng tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ Ba , Tổng thống Joe Biden ...

Triển lãm hàng không hút khách chưa từng có ở Trung Quốc

16:27:04 19/11/2024
600.000 du khách, hơn 280 tỷ nhân dân tệ (38,7 tỷ USD) giá trị đơn đặt hàng là con số đơn vị tổ chức Triển lãm hàng không Chu Hải ghi nhận trong 5 ngày diễn ra chương trình, theo CCTV.

EU bổ sung nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố tại Mozambique

16:24:36 19/11/2024
Khoản hỗ trợ trên sẽ giúp mua sắm trang thiết bị cá nhân và trang trải chi phí liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng không chiến lược, phục vụ duy trì hoạt động của Rwanda tại Cabo Delgado.

Tàu chở LNG ồ ạt chuyển hướng từ Châu Á sang Châu Âu sau khi Nga ngừng nguồn cung khí đốt cho OMV

16:22:07 19/11/2024
Gazprom đã thông báo cho OMV về kế hoạch dừng nguồn cung vào ngày 15/11. Điều đó khiến giá khí đốt tại trung tâm TTF của Hà Lan tăng vọt, đồng thời giúp việc bán khí đốt đến châu Âu có lợi hơn so với châu Á.

Phí bảo hiểm chiến tranh trở lại thị trường dầu sau quyết định của Tổng thống Biden

16:20:28 19/11/2024
Giá dầu có thể còn tăng cao hơn nữa nếu Chính phủ Ukraine thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga vì điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự trả đũa.

Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?

15:54:21 19/11/2024
Cố vấn cấp cao Jason Miller cho biết, ưu tiên hàng đầu của ông Trump là an ninh biên giới. Hội đồng di trú Mỹ ước tính kế hoạch trục xuất của ông Trump có thể ảnh hưởng từ 11-14 triệu người nhập cư bất hợp pháp trên toàn nước Mỹ.

Máy bay vận tải C-390 Brazil liên tiếp giành thắng lợi trước C-130J Mỹ

15:52:13 19/11/2024
Máy bay vận tải C-390 đang trở thành phương tiện được ưa chuộng trên phạm vi toàn thế giới, không chỉ giới hạn ở các quốc gia thuộc khối BRICS.

Hai quốc gia NATO hướng dẫn người dân chuẩn bị cho chiến tranh

15:49:58 19/11/2024
Hồi đầu năm nay, Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của Đan Mạch thông báo cho người dân về số lượng nước, lương thực, và thuốc men mà mỗi cá nhân cần có để vượt qua tình huống khủng hoảng kéo dài 3 ngày.

LHQ nối lại các chuyến bay nhân đạo tại Haiti

15:34:02 19/11/2024
Đặc biệt, hơn 50% trong số người di dời là trẻ em, những người phải đối mặt tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng, các đợt bùng phát bệnh tả, căng thẳng tâm lý nặng nề và nhiều mất mát đau thương.

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội

Sao châu á

16:48:51 19/11/2024
Ngày 19/11, tờ iFeng đưa tin Triệu Vy và Công ty truyền thông Văn hóa Long Vy Tây Tạng, Công ty Văn hóa Tường Nguyên bị buộc nộp phạt khoản tiền 8.488 NDT (gần 30 triệu đồng).

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.