Covid-19 tăng vọt ở nước có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất thế giới
Số bệnh nhân Covid-19 tăng mạnh tại Israel, nhất là ở người trẻ, dù nước này có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất thế giới.
Người dân không đeo khẩu trang khi đi mua sắm tại Tel Aviv ngày 15.6, sau khi Israel dỡ bỏ quy định phòng dịch . Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 24.6 đưa tin Israel quyết định hoãn tiếp nhận du khách lẻ và có thể áp dụng thêm các biện pháp khác nhằm ngăn chặn biến chủng Delta của SARS-CoV-2, dù nước này có tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 cao nhất thế giới.
“Do lo ngại về nguy cơ lây lan biến chủng Delta, chính phủ đã hoãn tiếp nhận du khách lẻ đến ngày 1.8″, Bộ Du lịch Israel thông báo.
Động thái trên thể hiện xu hướng phức tạp của biến chủng Delta cũng như tầm quan trọng của các biện pháp phòng dịch ngay cả ở những người đã tiêm vắc xin.
Tiêm vắc xin vẫn mắc bệnh
Theo trang News.com.au , Israel hôm 21.6 ghi nhận thêm 125 ca mắc Covid-19 và là con số trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 4.
Trong số các ca mắc trên, có khoảng 70% liên quan biến chủng Delta xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ và đang lây lan mạnh trên toàn cầu. Ngoài ra, hơn phân nửa số ca mắc trên là trẻ em, khi các cụm dịch xuất hiện tại trường học.
Bộ Y tế Israel cho biết người từ 10-19 tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tháng qua, đồng thời kêu gọi cha mẹ cho trẻ 12-15 tuổi tiêm vắc xin.
Một bé trai tiêm vắc xin Covid-19 tại Israel . ẢNH: AFP
Video đang HOT
Đáng chú ý, khoảng 1/3 số ca mắc trên là những người đã tiêm vắc xin. Hiện Israel đã tiêm đủ 2 liều vắc xin cho hơn 55% dân số, tương đương khoảng 5,2 triệu người.
Làn sóng lây nhiễm mới vẫn ít hơn hẳn so với đỉnh điểm vào tháng 1, khi Israel ghi nhận hơn 10.000 ca mắc Covid-19/ngày, nhưng cơ quan chức năng vẫn lo ngại dịch có thể lây lan nhanh.
Dập lửa từ sớm
Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết các ca mắc Covid-19 chủ yếu liên quan đến những người nhập cảnh.
Theo ông, ổ dịch tại thị trấn Binyamina phía bắc Tel Aviv với hơn 1.000 người bị cách ly dường như liên quan người trở về từ đảo Síp. Ông kêu gọi người dân tránh đi ra nước ngoài nếu không thực sự cần thiết.
“Mục tiêu của chúng ta là chấm dứt nó, đổ một xô nước vào lửa khi đám cháy còn nhỏ”, ông phát biểu khi thông báo tăng cường các cơ sở xét nghiệm.
Thủ tướng Israel cho biết ông đang triệu tập lại “nội các Corona” gồm các quan chức chuyên trách đối phó đại dịch. “Chúng tôi đã ra quyết định sơ bộ xem đây là một đợt dịch mới”, ông cho biết.
Trước đó, Israel tiến hành chiến dịch thần tốc về tiêm chủng vắc xin sau khi có được hàng triệu liều của Pfizer/BioNTech.
Đến ngày 15.6, Israel dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang tại những nơi công cộng trong nhà. Israel hiện đã ghi nhận hơn 840.000 ca mắc Covid-19 với 6.428 ca tử vong.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trẻ em thuộc nhóm ít tiêm vắc xin Covid-19 nhất tại Israel, nên có thể đây đang là nhóm dễ mắc hơn.
Tờ Times of Israel dẫn lời giới chuyên môn nhận định rằng Israel có thể sẽ không có số ca mắc bệnh nặng và tử vong tăng vọt, do các vắc xin đến nay vẫn có hiệu quả.
Bác sĩ Ran Balicer chuyên tư vấn chính sách cho Bộ Y tế Israel cho biết Israel vẫn đang có lợi thế khi 85% người cao tuổi đã tiêm vắc xin.
“Israel đã tiêm chủng Covid-19 cho phần lớn người dân, và khả năng làn sóng bệnh nặng và tử vong sẽ không phải như hồi tháng 1″, ông hy vọng.
Tân Thủ tướng Israel khó hạ nhiệt xung đột với Palestine
Tân Thủ tướng Israel Bennett được cho là không có ý định hòa giải với Palestine, thậm chí còn có quan điểm cực đoan hơn người tiền nhiệm Netanyahu.
Quốc hội Israel ngày 13/6 phê chuẩn chính phủ liên minh mới do lãnh đạo đảng Yamina Naftali Bennett dẫn dắt, sau cuộc bỏ phiếu với kết quả 60 phiếu thuận, 59 phiếu chống và một phiếu trắng. Bước thay đổi này đã chấm dứt 12 năm cầm quyền liên tục của cựu thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Theo thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh của tân Thủ tướng Bennett và chủ tịch đảng Yesh Atid, Yair Lapid, hai lãnh đạo này sẽ cùng nhau chia sẻ 4 năm làm thủ tướng, trong đó Bennett đảm nhận hai năm đầu nhiệm kỳ.
Naftali Bennett phát biểu trước quốc hội Israel hôm 30/5. Ảnh: Reuters.
Việc "lật đổ" được Netanyahu được coi là một chiến thắng với Bennett, nhưng chính phủ mới của ông sẽ lập tức đối mặt với vô số vấn đề trong nước cần giải quyết, từ việc làm sao để vực dậy nền kinh tế đang bị tàn phá bởi Covid-19 đến duy trì lệnh ngừng bắn mong manh với nhóm dân quân Hamas ở Dải Gaza.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là tiến trình hòa bình với người Palestine. Giới chuyên gia nhận định dưới chính quyền mới, căng thẳng Israel - Palestine thậm chí có thể trở nên gay gắt hơn.
Mahmoud Dodeen, phó giáo sư luật tại Đại học Qatar, đánh giá tân Thủ tướng Israel có quan điểm cực đoan hơn về xung đột Israel - Palestine so với người tiền nhiệm.
"Đây sẽ không phải là sự tiếp nối chính sách của chính quyền Netanyahu. Ngược lại, chính quyền mới có thể rất cực đoan. Bennett tin vào ý tưởng di chuyển người Palestine sang Jordan và sáp nhập các phần lãnh thổ lớn ở khu vực Bờ Tây", Dodeen nói.
Trong 12 năm cựu thủ tướng Netanyahu cầm quyền, các cuộc đàm phán hòa bình không có tiến triển đáng kể, khi lãnh đạo mỗi bên đều cáo buộc bên kia gây cản trở tiến trình hòa đàm.
Với nhiều người dân Palestine, việc thay thế Netanyahu không phải một bước tiến. Bennett, người từng giữ chức chánh văn phòng của cựu thủ tướng Netanyahu, ủng hộ việc sáp nhập các khu vực Bờ Tây và mở rộng xây dựng những khu định cư cho người Palestine. Ông hoàn toàn bác bỏ việc công nhận nhà nước Palestine.
"Các chính sách của Israel sẽ không thay đổi nhiều vì một chính phủ liên minh mới lên nắm quyền", Hasan Awwad, chuyên gia về chính trị Palestine và Israel tại Đại học Bridgeport ở Connecticut, Mỹ, nhận xét.
Awwad thêm rằng liên minh mới, dù bên ngoài trông có vẻ đa dạng thành phần, vẫn bị chi phối bởi phe cực hữu.
"Không có hy vọng về bất kỳ sự thay đổi lớn nào từ chính quyền Israel mới. Theo tôi, họ thậm chí còn quyết liệt hơn chính quyền cũ và sẽ không thỏa hiệp với người Palestine", ông nói.
Sau cuộc xung đột chết chóc kéo dài 11 ngày hồi tháng trước giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza, nhóm dân quân Hồi giáo này đã gia tăng đáng kể ảnh hưởng trong cộng đồng người Palestine ở Dải Gaza, trong khi tín nhiệm của chính quyền Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại khu Bờ Tây đang rơi xuống mức thấp nhất lịch sử.
"Chính quyền Palestine đã đánh mất tất cả các quân bài của mình, vì thế họ không còn lựa chọn nào khác là dựa vào Mỹ và cộng đồng quốc tế", Awwad cho hay.
Mỹ đã nối lại phần lớn viện trợ cho Palestine, vốn bị cắt dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, thổi luồng sinh khí mới cho chính quyền ở Bờ Tây. Tuy nhiên theo Dodeen, chính quyền Biden "không có ý định giải quyết dứt điểm xung đột mà chỉ muốn quản lý nó".
"Chúng ta đều biết giải pháp hai nhà nước gần như không thể áp dụng trong thực tiễn. Chính quyền cánh hữu mới sẽ không từ bỏ Jerusalem, cũng như không cho phép người tị nạn quay trở lại hay dỡ bỏ các khu định cư", ông nói.
Mối quan tâm chính của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, đối với xung đột Israel - Palestine chỉ là "duy trì ổn định và bảo tồn nguyên trạng", Dodeen lưu ý.
Chuyên gia này tỏ ra bi quan về mối quan hệ tương lai giữa Israel và Palestine, cho rằng tân Thủ tướng Bennett, trong nỗ lực kéo dài "tuổi thọ" của chính quyền mới, sẽ phải tìm mọi cách để xoa dịu những thành phần cực đoan nhất bên phía cánh hữu.
Điều này có nghĩa các chính sách hiện nay của Israel vẫn sẽ được duy trì và nguy cơ xung đột quân sự bùng phát vẫn hiện hữu, Dodeen nhấn mạnh.
Trong cuộc xung đột vũ trang hồi tháng 5, hơn 250 người Palestine đã thiệt mạng, bao gồm 66 trẻ em, và hơn 1.900 người bị thương. Tại Israel, một binh sĩ thiệt mạng cùng 12 dân thường, trong đó có hai trẻ em.
Dodeen cho rằng cuộc xung đột tiếp theo, nếu nổ ra, sẽ tồi tệ hơn nhiều. "Theo tôi, mọi thứ sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự mới, thậm chí nguy hiểm hơn những lần trước đây, có thể biến thành một cuộc chiến tranh khu vực", ông nói.
Quan hệ Mỹ-Israel trước ngã rẽ mới thời hậu Trump và Netanyahu Với hai nhà lãnh đạo mới, trong một thời kỳ mới, cách thức Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Naftali Bennett xử lý mối quan hệ hai nước sẽ định hình triển vọng cho hòa bình và ổn định ở Trung Đông. Thủ tướng Israel Naftali Bennett (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP Khi Israel và Mỹ...