Covid-19 tái phát mạnh, WHO xác nhận “tình trạng khẩn cấp y tế nghiêm trọng nhất”
Số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh trở lại ở châu Á, châu Âu, buộc nhiều nước phải tái triển khai biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa giới hạn và ra lệnh đeo khẩu trang bắt buộc ở nơi công cộng.
Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm ngày 28/7 (theo giờ Việt Nam), gần 16,6 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm bệnh, với ít nhất 655.137 trường hợp trong số đó đã tử vong. Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến hơn 10,1 triệu bệnh nhân được chữa khỏi.
Người dân Hong Kong (Trung Quốc) bắt buộc phải đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Ảnh: AP
Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng số ca nhiễm (hơn 4,4 triệu người) và tử vong (hơn 150 người). Brazil với hơn 2,4 triệu ca nhiễm, gần 88.000 người thiệt mạng và Ấn Độ với xấp xỉ 1,5 triệu trường hợp dương tính, hơn 33.000 tử vong lần lượt là các “ổ dịch” lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới.
Covid-19 gây tình trạng khẩn cấp y tế nghiêm trọng nhất
Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 27/7 ở Geneva, Thụy Sỹ, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Khi tôi tuyên bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế vào ngày 30/1… mới có chưa đầy 100 ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc và chưa có trường hợp nào tử vong. Covid-19 đã thay đổi thế giới của chúng ta. Nó đưa các dân tộc, cộng đồng và quốc gia sát lại gần nhau và cũng đẩy họ ra xa nhau. Đây là lần thứ 6 tình trạng khẩn cấp quốc tế được công bố theo các tiêu chuẩn y tế, nhưng dễ dàng trở thành nghiêm trọng nhất”.
BBC dẫn lời lãnh đạo WHO nhấn mạnh, đại dịch đang tiếp tục tăng tốc, với tổng số ca nhiễm đã tăng gần gấp đôi trong vòng 6 tuần qua. Mặc dù thế giới đã nỗ lực rất lớn trong cuộc chiến chống mầm bệnh nguy hiểm nhưng “vẫn còn một con đường dài khó khăn phía trước”.
Ông Ghebreyesus nói sẽ tái triệu tập ủy ban khẩn cấp WHO trong tuần này để xem xét lại cách đánh giá về đại dịch. Trước Covid-19, WHO từng 5 lần công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu khác đối với các dịch gồm Ebola (2 lần), Zika, bệnh bại liệt và cúm H1N1.
Cũng tại cuộc họp báo ở Geneva, Mike Ryan, Giám đốc chương trình các vấn đề khẩn cấp WHO cho rằng, việc giới hạn đi lại không phải là câu trả lời cho cuộc chiến chống Covid-19 về dài hạn. Ông Ryan kêu gọi các nước phải hành động nhiều hơn để ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách thực thi những chiến lược đã chứng minh hiệu quả như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Âu – Á vật lộn chống làn sóng lây nhiễm mới
Tại châu Âu, dù số ca dương tính với Covid-19 trong ngày đã giảm mạnh ở một số quốc gia từng là điểm nóng như Italia, Tây Ban Nha hay Nga nhưng các nước khác như Bi, Ba Lan… lại đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới gia tăng.
Bộ Y tế Bỉ ngày 27/7 thông báo, số ca nhiễm của nước này trong tuần qua đã tăng hơn 70% so với tuần trước đó, ở mức đáng lo ngại. Tính đến sáng sớm ngày 28/7, Bỉ ghi nhận 66.026 ca dương tính, với 9.821 bệnh nhân đã tư vong. Thủ tướng Bỉ Sophie Wilmès vừa công bố một loạt biện pháp giới hạn nghiêm ngặt hơn, kể cả quy định cấm tụ tập quá 5 người ở ngoài phạm vi gia đình kể từ ngày 29/7. Bà Wilmès cảnh báo có thể áp dụng “phong tỏa hoàn toàn” lần hai nếu tốc độ lây lan virus không được khống chế.
Để đối phó với dịch, tại Pháp, nhà chức trách đã ra lệnh giới nghiêm vào ban đêm tại các bãi biển ở khu nghỉ dưỡng Quiberon. Trong khi, Đức cân nhắc thực thi xét nghiệm kiểm dịch bắt buộc với những người vừa đi du lịch ở các vùng nguy cơ cao về, còn Anh xem xét đưa Pháp và Đức vào danh sách các quốc gia có công dân phải cách ly 14 ngày khi nhập cảnh vào xứ sở sương mù. Chính phủ Romania cũng để ngỏ khả năng phong tỏa diện rộng khi số ca nhiễm tăng cao kỷ lục ngày thứ hai liên tiếp.
Tương tự, diễn biến dịch hết sức phức tạp buộc các nước ở châu Á phải phai siêt chăt cac han chê.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, sau khi ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 (61 người hôm 27/7) cao nhất trong vòng 3 tháng qua, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành lấy mẫu xét nghiệm 6 triệu dân sinh sống ở thành phố Đại Liên thuộc tỉnh đông bắc Liêu Ninh để truy vết các ca nhiễm trong cộng đồng.
Tại đặc khu hành chính Hong Kong, chính quyền địa phương thông báo sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp phòng chống dịch bổ sung và nghiêm ngặt hơn sau khi trải qua 6 ngày liên tiếp có số ca bệnh mới trong vòng 24 giờ vượt mức 100 người. Quy định mới cấm các hoạt động tụ tập trên 2 người và việc ăn uống tại các nhà hàng. Mọi người dân trong thành phố cũng bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng, kể cả các địa điểm ngoài trời.
Chỉ trong vòng 24 giờ qua, Indonesia có thêm tới 1.525 ca nhiễm mới Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên vượt mốc 100.000 người với 4.838 trường hợp đã tử vong. Tổ chức Chữ thập đỏ khuyến cáo, dịch bệnh tại nước này có nguy cơ “vượt ngoài tầm kiểm soát” nếu các quan chức và người dân lơ là các biện pháp phòng chống sau khi nới lỏng việc hạn chế đi lại từ đầu tháng 7.
Tai Nhât, chính phủ kêu gọi cac công ty cho phép 70% nhân viên làm việc từ xa và tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội để đối phó với tình trạng gia tăng lây nhiễm virus ở môi trường công sở. Các chuyên gia lo ngại, đất nước mặt trời mọc đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 2 khi số ca mắc tại thủ đô Tokyo và các thành phố khác tăng mạnh trong tuần qua. Tính đến hết ngày 27/7, hơn 29.000 người ở Nhật có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh nguy hiểm với 996 trường hợp thiệt mạng.
Châu Âu và nỗi ám ảnh 'cái chết đen' 600 năm trước
Dịch hạch, căn bệnh mới tái xuất ở Trung Quốc, là nỗi ám ảnh của châu Âu thời Trung Cổ, được mệnh danh là "cái chết đen" gieo rắc kinh hoàng.
Dịch hạch từng xóa sổ hơn một nửa dân số của châu Âu, là một trong những đại dịch đầu tiên trong lịch sử loài người, xuất hiện những năm 541 và 542, bắt nguồn từ châu Á, lan qua Trung Quốc và Ấn Độ, sau đó giết chết hơn 5.000 người dân châu Âu, Bắc Phi và Nga.
Đến thế kỷ 14, vào tháng 10/1347, căn bệnh quay trở lại khi 12 chiếc tàu từ Biển Đen cập cảng Messina của Sicilia. Sau khi tập trung đến bến cảng, người dân khu vực này bắt gặp cảnh tượng kinh hoàng. Hầu hết thủy thủ đoàn đã chết. Những người còn sống bệnh nặng, cơ thể bao phủ bởi nhọt đen, rỉ máu và mưng mủ. Chính quyền Sicilia vội vã đưa các thuyền viên của con tàu "tử thần" ra khỏi cảng. Song, tất cả đã quá muộn.
Lễ diễu hành Bác sĩ Dịch hạch hàng năm tại Italy để tưởng niệm thời kỳ Cái Chết Đen. Ảnh: AFP
5 năm tiếp theo, dịch hạch hoành hành và giết chết hơn 20 triệu người châu Âu. 2/3 số người bệnh thiệt mạng chỉ trong vòng 4 ngày.
Giai đoạn này, dịch hạch lan rộng chưa từng thấy. Sự tàn phá của nó dẫn đến những thay đổi lớn trong xã hội. Các bác sĩ, với chiếc mặt nạ mỏ chim kỳ dị, phải đào hố chôn tập thể để giải quyết tình trạng xác người chất đống, ngổn ngang khắp hang cùng ngõ hẻm.
Sau này, căn bệnh gần như biến mất khi các nhà khoa học phát minh ra thuốc kháng sinh. Đây cũng là bước ngoặt lớn của lịch sử y khoa. Tuy nhiên trước đó, nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong của dịch hạch là từ 30 đến 60%. Nếu mắc dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết hoặc thể phổi, người bệnh dường như chắc chắn sẽ không qua khỏi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, lây lan mạnh, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh do vi khuẩn, cư trú trên bọ chét hoặc cơ thể động vật gặm nhấm gây ra. Nhiễm trùng xảy ra khi người bệnh ăn phải, hoặc bị những con bọ chét, động vật gặm nhấm này cắn. Các triệu chứng xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ một đến 7 ngày.
Dịch hạch ở người gồm thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não. Phổ biến hơn cả là thể hạch, đặc trưng bởi các hạch bạch huyết sưng đau.
Thực tế, đây là một căn bệnh hiếm gặp. Kể từ năm 2010 đến 2015, thế giới ghi nhận 3.284 trường hợp, trong đó 584 bệnh nhân tử vong, chủ yếu là ở Congo, Madagascar và Peru.
Sóc đất bị nghi ngờ là vât chủ trung gian truyền bệnh dịch hạch tại Trung Quốc. Ảnh: Yosemite National Park
Hôm qua, thành phố Bayan Nur, vùng Nội Mông, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo cấp độ ba sau khi phát hiện hai ca nghi dịch hạch. Tháng 11 năm ngoái, nước này cũng ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh, làm dấy lên lo ngại cơn ác mộng "cái chết đen" quay trở lại, trong khi Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Hiện chưa rõ làm thế nào căn bệnh tái xuất len lỏi giữa cộng đồng Nội Mông. Song giới chức Trung Quốc yêu cầu người dân lập tức báo cáo nếu phát hiện bất cứ con sóc đất nào đã chết hoặc nhiễm bệnh lạ. Đồng thời, thành phố ban hành lệnh cấm săn bắt và ăn thịt các loại động vật có thể mang mầm bệnh dịch hạch.
Loại dịch hạch đang lây lan ở đại lục thuộc thể hạch, biểu hiện bằng phát sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ và buồn nôn, theo WHO. Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch. Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc quả trứng gà, lúc đầu đau và cứng chắc, sau đó, hạch mềm hóa mủ. Thể hạch có thể tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết, thể phổi hoặc viêm màng não thứ phát.
Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cho biết dịch hạch rất hiếm khi lây truyền từ người sang người. Song những bệnh nhân mắc dịch hạch thể phổi có thể truyền vi khuẩn cho cộng đồng qua giọt bắn hô hấp.
Giải quyết vấn đề Biển Đông không phải chỉ dựa vào quyền của kẻ mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tình huống xung đột trên Biển Đông. Tạp chí điện tử "Thế giới đa cực" mới đây đăng bài viết "Vùng biển bất đồng"của tác giả Alexander Molotnikov, trong đó phân tích một loạt hành động của Trung Quốc thời gian...