COVID-19 tại ASEAN hết 31/1: Toàn khối thêm 46.000 ca mắc mới; Dịch bệnh tại Philippines nóng trở lại
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 46.085 ca mắc mới COVID-19 và 257 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Quezon, Philippines, ngày 17/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Tới hết ngày 31/1, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.636.828 trường hợp và 314.058 ca tử vong. Trong ngày 31/1, Philippines có số ca mắc mới (trên 14.000 ca) và ca tử vong (112 ca) cao nhất khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác. Số ca tử vong và số ca mắc mới của các nước trong khu vực có chững lại so với mấy ngày gần đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy tháng qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đều giảm đáng kể.
Ngày 31/1, Việt Nam là nước có số người thiệt mạng (109 ca) vì COVID-19 cao thứ hai trong một ngày qua ở Đông Nam Á.
Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 31/1 ghi nhận thêm trên 8.000 ca bệnh mới và 16 người tử vong.
Người dân chọn mua đồ trang trí Tết tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 31/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 56 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 133.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 3 trường hợp.
Video đang HOT
Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/ TTXVN
Dịch leo thang trở lại ở Philippines
Trong mấy ngày qua, tình hình dịch bệnh tại Philippines bất ngờ diễn biến xấu trở lại, khi các ca tử vong và mắc mới đều tăng mạnh. Ngày 31/1, Bộ Y tế Philippines (DOH) đã thông báo về 14.546 ca mắc mới COVID-19 ở nước này, nâng tổng số ca mắc được xác nhận ở Philippines lên 3.560.202 ca.
Thông báo cho biết số ca bệnh đang được điều trị ở Philippines đã lên tới 231.752 ca, trong khi tỷ lệ mắc bệnh trên cả nước giảm xuống mức 34,6%. Trong khi đó, quốc gia này cũng ghi nhận tổng thống 54.003 ca tử vong, tăng 112 trường hợp chỉ trong vòng 24 giờ qua
Song Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire cho hay số ca mắc COVID-19 và số ca nhập viện ở vùng thủ đô Manila (Metro Manila) đang giảm xuống. Hiện khu vực này đang được xếp loại ở mức rủi ro trung bình. Số ca mắc bệnh trung bình tại khu vực trên trong tuần này thấp hơn 4,68 lần so với mức cao nhất trong thời gian từ ngày 8-14/1.
Philippines đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm của đại dịch COVID- 19 kể từ khi đại dịch này bùng phát hồi năm 2020. Quốc gia này đã ghi nhận số ca mắc cao nhất trong một ngày vào ngày 15/1 vừa qua với 39.004 ca mắc mới.
Một cửa hàng bán đồ trang trí Tết tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 31/1, Quĩ Qatar vì Phát triển đã cấp khoản ủng hộ tài chính, trong đó có khoản viện trợ y tế khẩn cấp, bao gồm khoản 50.000 liều vaccine phòng COVID-19
Khoản viện trợ này thể hiện cam kết của Qatar đối với vấn đề mở rộng khả năng tiếp cận vaccine COVID-19 trên thế giới.
Từ ngày 10/2, Philippines dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với những hành khách nước ngoài đã tiêm vaccine phòng COVID-19 nhằm phục hồi ngành du lịch đang lao đao vì dịch bệnh. Trong thông báo ngày 28/1, Bộ trưởng Du lịch Philippines, bà Romulo-Puyat, cho biết công dân của hơn 150 quốc gia – trong đó có Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Canada và Anh, được miễn thị thực nhập cảnh vào Philippines sẽ được phép vào nước này. Bà cho hay việc cho phép nhập cảnh những hành khách đã tiêm chủng sẽ góp phần đáng kể vào nỗ lực giải quyết việc làm, đặc biệt tại các địa phương phụ thuộc vào du lịch, cũng như nỗ lực khôi phục hoạt động của các cơ sở kinh doanh.
Cùng với việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh, Chính phủ Philippines sẽ dỡ bỏ quy định cách ly đối với công dân trở về nước từ ngày 1/2, và với hành khách nước ngoài nhập cảnh từ ngày 10/2. Tuy nhiên, những người này vẫn phải đảm bảo đủ các điều kiện gồm giấy chứng nhận tiêm chủng và giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Philippines nổi tiếng với những bãi biển cát trắng trải dài và hệ sinh thái biển phong phú. Tháng 12/2021, nước này dự định mở cửa trở lại với du khách quốc tế để vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hủy do sự xuất hiện của biến thể Omicron.
COVID-19 tại ASEAN hết 29/1: Ba nước có trên 10.000 ca mắc mới; Cả khối thêm 236 ca tử vong
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 29/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 64.642 ca mắc COVID-19 và 236 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 16.517.152 ca, trong đó 313.617 người tử vong.
Trong ngày 29/1, Philippines, Việt Nam và Indonesia đều ghi nhận trên 10.000 ca mắc mới.
Philippines tiếp tục dẫn đầu ASEAN về số ca nhiễm mới trong ngày 29/1. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 17.382 COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên 3.528.796 ca. Philippines có 70 ca tử vong mới trong ngày 29/1.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, số ca mắc COVID-19 và số ca nhập viện ở vùng thủ đô Manila (Metro Manila) đang giảm xuống. Khu vực này đang được xếp loại ở mức rủi ro trung bình. Số ca mắc bệnh trung bình tại khu vực trên trong tuần này thấp hơn 4,68 lần so với mức cao nhất trong thời gian từ ngày 8-14/1.
Philippines đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm của đại dịch COVID- 19 kể từ khi đại dịch này bùng phát hồi năm 2020. Quốc gia này đã ghi nhận số ca mắc cao nhất trong một ngày vào ngày 15/1 vừa qua với 39.004 ca mắc mới.
Việt Nam đứng thứ hai ASEAN về ca mắc mới với 15.150 ca trong ngày 29/1, nẩng tổng số ca lên 2.233.287 ca. Trong ngày 29/1, Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 115 ca.
Indonesia đứng thứ ba về ca mắc mới tại ASEAN trong ngày 29/1 với 11.588 ca, nâng tổng số ca mắc lên 4.30.763 ca. Indonesia có 17 ca tử vong mới trong ngày. Số ca mắc mới này tăng so với ca mắc những ngày trước đó, lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2021, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ đầu đại dịch lên 4,3 triệu người, trong đó có 144.285 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bandung, Tây Java, Indonesia, ngày 27/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia đã chứng kiến số ca mắc COVID-19 mới gia tăng kể từ ngày 11/1 vừa qua sau kỳ nghỉ lễ cuối năm kéo dài, trong khi các cơ quan y tế đang gồng mình ngăn chặn biến thể Omicron.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ 5-6% bệnh nhân nhiễm Omicron cần trợ thở, trong khi hầu hết các bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ như sốt, ho, sổ mũi và không cần nhập viện điều trị.
Thái Lan đứng thứ tư khu vực về ca nhiễm mới với 8.618 ca trong ngày 29/1. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Thái Lan là 2.424.090. Thái Lan có 19 ca tử vong mới.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, Bộ Y tế Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay dựa trên các tiêu chí riêng, ngay cả khi chưa có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Truyền thông sở tại cho biết Thư ký thường trực Bộ Y tế Thái Lan Kiattiphum Wongrajit đã thông báo kế hoạch này sau cuộc họp của Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm. Theo Tiến sĩ Kiattiphum, ủy ban trên đã lên kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trước cuối năm nay dựa trên các tiêu chí có thể chấp nhận được về mặt học thuật bao gồm không quá 10.000 ca mắc mới mỗi ngày, tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% và hơn 80% số người có nguy cơ mắc bệnh đã được tiêm hai liều vaccine.
Ông Kiattiphum cho hay quan điểm của Bộ Y tế Thái Lan là COVID-19 đã lây lan trong hơn 2 năm và các xu hướng cho thấy căn bệnh này đã được kiểm soát và hiện không quá nghiêm trọng. Về nguyên tắc, căn bệnh trên có thể lây lan, nhưng không nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong có thể chấp nhận được và dịch bệnh có thể bùng phát theo từng đợt, song điều quan trọng là người dân phải được miễn dịch hoàn toàn, phải được tiêm chủng đầy đủ và hệ thống y tế hoạt động hiệu quả. Sau khi các tiêu chí này được đáp ứng trong một thời gian, COVID-19 có thể được công bố là bệnh đặc hữu ở Thái Lan.
Singapore đứng thứ 5 khu vực về ca nhiễm mới với 5.554 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Singapore là 338.625 ca.
Trước đó, Bộ Y tế Singapore (MOH) thông báo quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron. MOH cho hay bệnh nhân là một phụ nữ 92 tuổi, đã tử vong hôm 20/1 sau 10 ngày bị nhiễm biến thể Omicron từ một thành viên trong gia đình. Người phụ nữ trên chưa tiêm vaccine COVID-19 và không có tiền sử bệnh tật.
Malaysia đứng thứ 6 khu vực về ca nhiễm mới với 5.522 ca trong 24 giờ qua. Tổng số ca mắc từ đầu đại dịch ở Malaysia là 2.855.930 ca. Malaysia có 12 ca tử vong mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại trung tâm tiêm chủng ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 5/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh có đồn đoán rằng chính phủ sẽ phong tỏa toàn quốc do diễn biến dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob khẳng định chính phủ sẽ không áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) một lần nữa trong dịp Tết của người Hồi giáo năm nay.
Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Ismail cho biết hiện tại các lĩnh vực kinh tế và xã hội, cũng như việc đi lại giữa các bang đã trở lại bình thường. Trong trường hợp gia tăng đột biến số ca nhiễm, chính phủ sẽ sử dụng phương pháp áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển tăng cường (EMCO), tập trung vào các khu vực được xác định có nhiều ca nhiễm.
Ông kêu gọi mọi người không nên tự mãn và chủ quan, thay vào đó cần tiếp tục kiềm chế sự lây lan COVID-19, ngay cả khi đã xác định phải sống chung với COVID-19 trong tương lai. Ông cũng bày tỏ hy vọng số ca nhiễm mới sẽ tiếp tục giảm xuống dưới 1.000 để Malaysia có thể tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Các quốc gia ASEAN còn lại ghi nhận vài trăm ca mắc mới trong ngày 29/1: Lào (537 ca), Myanmar (237 ca) và Campuchia (54 ca).
Campuchia thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN Ngày 29/1, Campuchia, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ nhóm họp trong 2 ngày 16 - 17/2 tới nhằm thảo luận vấn đề viện trợ cho Myanmar. Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng/Pv TTXVN tại Campuchia Trong một...