COVID-19 tại ASEAN hết 23/1: Malaysia kỷ lục ca nhiễm mới, Thủ tướng Hun Sen sẽ tiêm vaccine Trung Quốc
Trong ngày 23/1, các nước ASEAN ghi nhận gần 18.500 ca mắc COVID-19, trong khi số ca tử vong tăng thêm trên 270 trường hợp. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố ông sẽ là người đầu tiên tiêm vaccine Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh gửi thêm vaccine.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Surakarta, Indonesia, ngày 21/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 18.472 ca mắc COVID-19 và 273 ca tử vong.
Như vậy, các nước ASEAN hiện ghi nhận tổng cộng 1.881.045 ca mắc COVID-19 trong đó có 41.691 ca tử vong và 1.588.011 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó, riêng Indonesia chiếm phần lớn với trên 200 ca. Với trên 12.000 ca nhiễm mới, tình hình Indonesia chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Nước này tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN về cả tổng số ca bệnh và ca tử vong.
Malaysia là quốc gia có số ca nhiễm mới tăng mạnh và chỉ xếp sau Indonesia với trên 4.200 ca nhiễm mới trong ngày 23/1, một kỷ lục đáng buồn mới.
Trong khi đó, Thái Lan ghi nhận 198 ca nhiễm mới và 1 ca tử vong trong ngày 23/1. Timor Leste ghi nhận 11 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 64 người. Các nước Campuchia, Việt Nam, Brunei, và Lào không có ca nhiễm mới nào.
Kiểm tra thân nhiệt tại một lễ cưới ở Makati, Philippines, ngày 15/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia: Thủ tướng Hun Sen sẽ tiêm vaccine Trung Quốc đầu tiên
Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 23/1 cho biết dự kiến có khoảng 500.000 người dân nước này được tiêm chủng vaccine COVID-19 trước Tết năm mới Khmer trong tháng Tư tới.
Thủ tướng Hun Sen cho biết lô 300.000 liều vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc) sẽ được chuyển tới Campuchia trong tháng 2/2021 và Bộ Y tế Campuchia sẽ tiến hành cuộc khảo sát để đánh giá có bao nhiêu người dân sẵn sàng tiêm chủng vaccine này.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Campuchia tái khẳng định rằng ông sẽ là người đầu tiên ở Campuchia chủng ngừa vaccine của Trung Quốc, và sẽ tổ chức cuộc họp báo ngay sau khi được tiêm tại Bệnh viện Calmette ở thủ đô Phnom Penh.
Ông cho biết đã gửi thư đề nghị Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gửi thêm vaccine tới Campuchia. Thủ tướng Hun Sen cho biết số vaccine nói trên do Chính phủ Trung Quốc tài trợ hoặc do Campuchia đặt mua. Trước đó, Campuchia đã đề nghị Ấn Độ cung cấp các loại vaccine Covaxin và Covashield do Ấn Độ sản xuất cho Campuchia.
Vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Liên quan đến các quy định mới khi nhập cảnh Campuchia, người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia, bà Or Vadine ngày 23/1 cho biết kể cả những du khách đã chủng ngừa vaccine COVID-19 vẫn phải cách ly tập trung 14 ngày khi nhập cảnh vào Campuchia. Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vadine khẳng định việc làm này là nhằm ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây lan tại Campuchia.
Tính đến hết ngày 23/1, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 456 ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc, trong đó có 403 trường hợp bệnh nhân đã hồi phục. Về số lượng lao động di cư Campuchia từ Thái Lan về nước, có 81 người dương tính với virus SARS-CoV-2.
Malaysia lại lập kỷ lục ca nhiễm mới, không huỷ kỳ thi quốc gia
Giới chức y tế Malaysia ngày 23/1 ghi nhận 4.275 ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tới nay. Tổng số ca bệnh tại Malaysia đã tăng lên 180.455 ca, bao gồm 667 ca tử vong.
Ngày 23/1 cũng là ngày thứ 10 liên tiếp Malaysia ghi nhận trên 3.000 ca nhiễm mới, trong đó số ca nhiễm mới đã ba lần vượt qua ngưỡng 4.000 ca.
Bất chấp tình hình dịch bệnh leo thang, giới chức Malaysia vẫn quyết định tổ chức kỳ thi quốc gia (tốt nghiệp phổ thông và thi đại học), trong đó đợt thi đầu tiên bắt đầu từ ngày 22/2.
Malaysia vẫn tổ chức kỳ thi quốc gia bất chấp tình hình dịch bệnh. Ảnh: Straits Times
Tổng Giám đốc giáo dục Habibah Abdul Rahim cho biết, sẽ không có việc hạ thấp các tiêu chuẩn của kỳ thi mặc dù các em học sinh đã phải học từ xa trong hầu hết niên học.
Bà Rahim khẳng định ngành giáo dục Malaysia sẽ tuân thủ các hướng dẫn nghiêm ngặt về bảo đảm an toàn sức khoẻ trong quá trình tổ chức kỳ thi.
Philippines: 16 ca nhiễm biến thể COVID-19 mới
Theo Straits Times, Philippines đã phát hiện 16 ca mắc COVID mới nhiễm biến thể mới của SARS-CoV-2. 12 trong số 16 ca này được ghi nhận ở thị trấn Bontoc, cách thủ đô Manila 400 km về phía bắc. Hai ca khác được phát hiện ở La Trinidad, tỉnh Benguet, và Calamba, ở phía nam Manila.
Những ca nhiễm này cho thấy biến thể mới có thể đã lan ra nhiều vùng ở miền nam Philippines.
Biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện sớm hơn ở Philippines, vào 10/12/2020. Ảnh: Reuters
Philippines phát hiện ca nhiễm biến thể SARS-CoV-2 mới – VUI-202012/01 (hay B117) vào ngày 13/1. Bệnh nhân là một đại lý bất động sản sống ở Manila, đã đến Dubai công tác từ ngày 27/12/2020 đến 7/1.
Tuy nhiên, ngày 23/1, giới chức y tế cho hay, biến thể mới, được phát hiện lần đầu tại Anh hồi tháng 9/2020- nhiều khả năng đã xuất hiện tại Philippines từ ngày 10/12.
Biến thể SARS-CoV-2 ở Anh được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với loại SARS-CoV-2 thông thường. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại London còn cho rằng, biến thể này còn có thể gây tử vong cao hơn, chủng gốc.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: EPA-EFE
Thái Lan ghi nhận 198 ca nhiễm mới, 1 ca tử vong
Ngày 23/1, Thái Lan ghi nhận 198 ca nhiễm mới và 1 ca tử vong. Như vậy, tính đến hết ngày 23/1, Thái Lan có tổng cộng 13.302 ca nhiễm, trong đó có 72 ca tử vong do COVID-19. Giới chức thủ đô Bangkok đã cho phép một số doanh nghiệp mở lại từ ngày 22/1, bao gồm các trung tâm giải trí, cơ sở làm đẹp, các phòng tập do số ca nhiễm tại thủ đô đã giảm đi.
Indonesia ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất
Ngày 15/1, Indonesia ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 mới ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 12.818 ca, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 882.418 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cũng có thêm 238 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 25.484 ca. Indonesia nằm trong số những nước có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao nhất ở châu Á.
Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa hơn 20.000 người dân sinh sống ở các làng quanh thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bùng phát số ca nhiễm mới gần đây, tới các cơ sở cách ly của nhà nước trong bối cảnh Trung Quốc ngày 15/1 thông báo ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ tháng 3/2020.
Theo Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), từ ngày 13/1, hơn 20.000 người dân ở các làng quanh thành phố Thạch Gia Trang, nằm cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 294 km về phía Tây Nam, đã được đưa tới các cơ sở cách ly của nhà nước. Hiện, người dân đang được cách ly trong các khách sạn, với các thành viên gia đình ở khác phòng nhau.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết ngày 15/1, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 144 ca nhiễm mới. Đây là số ca nhiễm trong ngày cao nhất ở nước này kể từ tháng 3/2020, trong đó có phần lớn các ca phát hiện ở tỉnh Hà Bắc hiện vốn đang áp đặt lệnh phong tỏa. Giới chức Trung Quốc cho biết số ca nhiễm gia tăng dường như là do các ca không biểu hiện triệu chứng và phần lớn ở vùng nông thôn hay ngoại ô các thành phố.
Giới chức Trung Quốc cũng đang gấp rút xây dựng một trung tâm giám sát y tế tập trung mới quy mô trong khu vực với trên 3.000 giường bệnh tạm thời để cách ly những người có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong khi đó, những người lao động ở các thành phố của Trung Quốc sẽ trở về quê ăn Tết Nguyên Đán vào tháng tới có thể làm gia tăng hơn nữa số ca nhiễm ở nước này.
* Cùng ngày, giới chức tỉnh Hiroshima của Nhật Bản cho biết tỉnh này sẽ tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 quy mô lớn đầu tiên nhằm làm giảm số ca nhiễm gia tăng nơi đây.
Theo đó, có tới 800.000 người đang sinh sống và làm việc ở nhiều vùng của thành phố Hiroshima, nơi cư trú của 1,2 triệu dân, sẽ được xét nghiệm. Giới chức tỉnh muốn phát hiện sớm các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 để ngăn chặn virus lây lan, nhất là ở khu vực thành phố.
Hiện 11 địa phương ở Nhật Bản đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh nước này đang đối phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ ba. Tuy nhiên, Hiroshima không nằm trong những địa phương này.
Trước đó, ngày 14/1, Thống đốc tỉnh Hiroshima Hidehiko Yuzaki cho biết số ca nhiễm tại thành phố Hiroshima trong tháng 12/2020 tăng ở mức có thể áp đặt tình trạng khẩn cấp ở thành phố này. Ông cảnh báo thành phố này đã đối mặt với số ca nhiễm tăng mạnh.
Indonesia ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong một ngày cao nhất Ngày 25/12, Indonesia ghi nhận thêm 258 ca tử vong do COVID-19, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số người không qua khỏi lên 20.847 trường hợp. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 22/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của Bộ Y tế Indonesia, số ca...