COVID-19: Pháp vượt mốc 13.000 người chết, Nga có thêm hơn 1.600 ca nhiễm/ngày
Số người chết vì COVID-19 ở Pháp vượt mốc 13.000, trong khi Nga ghi nhận hơn 1.600 ca bệnh mới trong 24 giờ qua.
Hơn 13.000 người chết ở Pháp
Hôm 10/4, Pháp ghi nhận thêm 987 người chết vì COVID-19, nâng tổng số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 tại nước này lên 13.197 trường hợp. Pháp hiện tại là ổ dịch lớn thứ 4 thế giới với 124.869 ca nhiễm.
Tín hiệu lạc quan hiếm hoi với Pháp là số người điều trị tại khu chăm sóc tích cực hiện chỉ còn 7.004 bệnh nhân, giảm 0,9% so với hôm 9/4. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Pháp ghi nhận tỷ lệ này.
Số người chết vì COVID-19 ở Pháp vượt 13.000 trường hợp. (Ảnh: Reuters)
“ Đây là tia sáng le lói, nhưng cực kỳ quan trọng với tất cả nhân viên y tế. Dịch bệnh dường như đang đạt đỉnh”, Bộ trưởng Y tế Pháp Jerome Salomon cho biết.
Một trong các vấn đề nan giải hiện nay tại quốc gia châu Âu này là tình hình dịch tại các viện dưỡng lão. Theo thống kê, các viện dưỡng lão của Pháp ghi nhận 34.193 ca nhiễm bệnh, trong đó 4.599 ca đã thiệt mạng.
Các chuyên gia y tế Pháp dự báo con số trên vẫn sẽ còn tăng cao khi chỉ có khoảng 5.000 trong tổng số 7.400 viện dưỡng lão tại Pháp báo cáo về tình hình dịch tại cơ sở.
Pháp áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 17/3 trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của virus. “Lệnh phong thành” kết thúc vào 15/4, tuy nhiên dự kiến sẽ được gia hạn trong thêm tuần tới.
Nga có hơn 13.000 ca nhiễm
Ủy ban phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Nga vừa thông báo thêm 1.667 ca mắc COVID-19 mới tại nước này trong vòng 24 giờ qua.
Trong số đó có 1.030 trường hợp được ghi nhận ở thủ đô Matxcơva, 152 ca ở ngoại ô Matxcơva, 80 ở thành phố St. Petersburg, 33 ở tỉnh Nizhny Novgorod và 26 ở tỉnh Bryansk.
Số người mắc COVID-19 tại Nga tiếp tục tăng mạnh. (Ảnh: CNN)
Tính tới hiện tại, Nga ghi nhận 13.584 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, có 106 người thiệt mạng, 1.045 người được chữa khỏi và xuất viện.
Tại khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 ở Nga là Matxcơva, giới chức thành phố vừa thông báo sẽ áp dụng hệ thống giấy phép đi lại từ 13/4.
Theo Thị trưởng Sobyanin, hệ thống giấy phép này sẽ có tính khai báo. Chính quyền thành phố có quyền xác minh tính chính xác của thông tin được cung cấp.
Video: Máy bay quân sự Nga chuyển hàng cứu trợ giúp Mỹ chống COVID-19
Cũng theo ông Sobyanin, giới chức Matxcơva sẽ tạm ngừng hoạt động của tất cả các doanh nghiệp và tổ chức, ngoại trừ các cơ quan chính phủ, tổ chức y tế, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và y tế; nhà sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân, doanh nghiệp quốc phòng quan trọng, các lĩnh vực vũ trụ, hạt nhân và cơ sở hạ tầng quan trọng từ 13/4 đến 19/4.
Theo đó, các doanh nghiệp được phép hoạt động sẽ phải hạn chế số nhân viên tới nơi làm việc.
SONG HY
Phụ nữ Pháp để ngực trần xuống đường biểu tình ngày 8/3
Phụ nữ trên khắp các châu lục đã xuống đường biểu tình đòi quyền lợi và thể hiện sự phản đối chính sách của chính phủ trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 vừa qua.
Hàng trăm nghìn người đã đổ xuống đường biểu tình vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 vừa qua. Trong đó, nhiều cuộc biểu tình đã trở thành bạo loạn và đối đầu giữa cảnh sát và người tham gia. Trong ảnh, cảnh sát chống bạo loạn cản người biểu tình ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 8/3. Ảnh: AFP.
Pháp là một trong những quốc gia có phong trào biểu tình sôi động nhất trong ngày 8/3. Ảnh: AFP.
Bạo lực giới là một vấn đề nan giải từ lâu tại Pháp. Vào tháng 11/2019, hàng chục nghìn người đã xuống đường ở Paris và các thành phố khác của Pháp để biểu tình phản đối tình trạng bạo lực gia đình, sau khi hơn 130 phụ nữ được cho là đã bị bạn đời giết chết tại nước này trong năm 2019. Trong ảnh, một người biểu tình cầm tấm biển ghi "nạn phân biệt giới giết chết nhiều người hơn virus corona". Ảnh: Reuters.
Tại thủ đô Paris, hàng loạt nhà hoạt động đã để ngực trần, cầm biểu ngữ xuống đường biểu tình thể hiện sự phản đối với cái họ gọi là "đại dịch gia trưởng". "Chúng tôi đang làm một cuộc cách mạng", người biểu tình hô vang. Ảnh: AFP.
Những người phụ nữ tham gia biểu tình thuộc nhóm nữ quyền Femen. Họ không mặc áo để thể hiện những khẩu hiệu nữ quyền được viết trên cơ thể. Những người phụ nữ này cũng cầm bảng hiệu và bắn đạn khói tím vào không trung trong cuộc biểu tình tại quảng trường Concorde, Paris. Cảnh sát tại đây bị cáo buộc dùng vũ lực trấn áp người biểu tình và bắt giữ 9 người tham gia. Ảnh: AFP.
Thành viên của nhóm "Protest for everyone" xuống đường biểu tình ở Paris hôm 8/3. Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cho biết bà đã bị sốc trước tình trạng bạo lực "không thể hiểu nổi" và bày tỏ sự ủng hộ với những người biểu tình. Ảnh: AFP.
Nhiều quốc gia Mỹ Latin cũng chứng kiến làn sóng biểu tình vào ngày này. Tại Brazil, phụ nữ ở xuống đường tuần hành thể hiện sự phản đối các chính sách của Tổng thống Jair Bolsonaro. "Chính sách của chính phủ đã tước đi quyền lợi của lao động nữ", Marcela Azevedo, 35 tuổi, cùng nhóm Women in Combat tham gia biểu tình, nói với AFP. Trong ảnh, người biểu tình xuống đường ở Caracas, Venezuela hôm 8/3. Ảnh: Reuters.
Tại Mexico, nơi từ lâu đã có phong trào phản đối bạo lực với phụ nữ, hôm 8/3 cũng diễn ra cuộc biểu tình với quy mô kỷ lục. Đám đông diễu hành qua thủ đô của nước này trong bối cảnh một loạt vụ giết người xảy ra trong thời gian gần đây. "Tôi xuống đường biểu tình cho nhiều cô gái mất tích và để nói lên tiếng nói của mình", Blanca Martinez, 47 tuổi, có con dâu bị sát hại, nói. Ảnh: AP.
Một người phụ nữ đeo khẩu trang tham gia biểu tình tại Manila, Philippines hôm 8/3. Tại nhiều nước châu Á, bất chấp lo ngại dịch Covid-19 đang lây lan nhanh, người dân vẫn đổ xuống đường tuần hành. Tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Bình đẳng giới Lee Jung Ok nói qua video trực tuyến: "Mặc dù chúng ta không thể trực tiếp sát cánh bên nhau, nhưng chúng ta có cùng ý chí về thực hiện bình đằng giới một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết". Ảnh: Reuters.
Người biểu tình tại Lahore, Pakistan hôm 8/3. Một số người tham gia biểu tình tại đất nước này đã bị tấn công bằng đá và gậy. Động thái cho thấy thách thức của phong trào nữ quyền trong một xã hội vẫn trói buộc người phụ nữ bằng nhiều truyền thống để bảo toàn "danh dự". Ảnh: AFP.
Trong khi đó, cuộc biểu tình ở Santiago, Chile có đến 150.000 người tham gia. Biểu tình nhanh chóng trở thành cuộc đụng độ khi cảnh sát sử dụng hơi cay và vòi rồng để ngăn chặn đám đông tiến về dinh tổng thống. Nhiều người phụ nữ đội khăn trùm đầu màu xanh lá cây, tượng trưng cho cuộc đấu tranh đòi quyền phá thai. Ảnh: AFP.
Theo news.zing.vn
Nhiều tuần bị cách ly Covid-19, Đại sứ quán Đức, Pháp ở Triều Tiên đóng cửa Đại sứ quán một số nước ở Triều Tiên đóng cửa, các nhà ngoại giao được sơ tán sau nhiều tuần bị kiểm dịch, cách ly nghiêm ngặt vì Covid-19. Hôm 9/3, Đại sứ Anh tại Bình Nhưỡng cho biết, Đức và Pháp đã rút các nhân viên ngoại giao và ngừng nhiệm vụ của Đại sứ quán tại Triều Tiên. Đại sứ...