COVID-19: Pakistan nhận lô vaccine đầu tiên theo cơ chế COVAX
Pakistan đã nhận được lô vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đầu tiên gồm vaccine của hãng Oxford/AstraZeneca mang tên SII-AZ AZD1222 theo cơ chế COVAX.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Oxford. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 8/5, Pakistan đã nhận được lô đầu tiên gồm 1,2 triệu liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 theo tỷ lệ được hưởng trong cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng.
Trong một tuyên bố, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết: “Hôm nay Pakistan đã nhận được lô đầu tiên gồm vaccine của hãng Oxford/AstraZeneca mang tên SII-AZ AZD1222 theo cơ chế COVAX .”
COVAX là sáng kiến do WHO phối hợp triển khai với Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cùng Liên minh những đổi mới trong việc chuẩn bị sẵn sàng dịch bệnh (CEPI), đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 cung cấp 2 tỷ liều vaccine.
Video đang HOT
Từ cuối tháng Hai đến nay, GAVI đã chuyển giao 49 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho 121 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là vaccine của AstraZeneca.
Liên minh này hi vọng thông qua cơ chế COVAX sẽ phân phối 2 tỷ liều vaccine cho đến cuối năm 2021, với một nửa trong số đó được dành cho 92 nước thuộc nhóm thu nhập thấp hơn. Đến nay, COVAX đã có 3,6 triệu liều vaccine.
Cùng ngày, Sri Lanka đã phê chuẩn vaccine của hãng Pfizer/BioNTech trong bối cảnh nước này đang ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ ba và bị hạn chế nguồn cung vaccine từ nước láng giềng Ấn Độ.
Bộ trưởng giám sát cuộc chiến chống dịch, ông Sudharshani Fernandopulle cho biết chính phủ sẽ đặt mua 5 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech .
Sri Lanka đang tìm cách có các loại vaccine khác khi Viện Serum của Ấn Độ – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới – ngừng giao vaccine Covishield của hãng AstraZeneca do tình hình dịch bệnh tại nước này đang diễn biến rất phức tạp. Sri Lanka là nước Nam Á đầu tiên phê chuẩn vaccine của Pfizer.
Nước này cũng đã phê chuẩn vaccine Sputnik V của Nga và vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc).
Trong ngày 8/5, Sri Lanka đã ghi nhận 1.914 ca nhiễm và 19 ca tử vong mới.
Trong một diễn biến khác, Thái Lan dự định sẽ phê chuẩn vaccine của hãng Moderna nhằm tăng tốc quá trình tạo miễn dịch cộng đồng . Tháng trước, hãng Moderna đã đệ đơn đăng ký cho vaccine của mình được sử dụng tại Thái Lan.
Người đứng đầu Tổ chức Dược phẩm của chính phủ, ông Withoon Danwiboon cho biết điều mà Thái Lan kỳ vọng ở Moderna là “cam kết sẽ chuyển vaccine đến sớm.”
Công ty công nghệ sinh học Bharat Biotech của Ấn Độ cũng đã bắt đầu tiên trình đăng ký vaccine của mình tại Thái Lan trong khi vaccine của hãng Sinopharm của Trung Quốc vẫn chưa được phê chuẩn.
Đến nay, Thái Lan đã phê chuẩn vaccine của các hãng Sinovac Biotech, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Chính phủ nước này cũng cho biết từ tháng Sáu tới, 61 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca sẽ được sản xuất trong nước.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna được đánh giá có hiệu quả cao nhất
Đại hội Vaccine toàn cầu ngày 6/5 đã công nhận vaccine của nhà sản xuất Moderna (Mỹ) là loại chế phẩm cho hiệu quả tốt nhất thế giới hiện nay trong công tác phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Mỹ Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong danh sách rút gọn được vinh danh tại sự kiện này còn có vaccine Sputnik V của Nga, cũng như các loại vaccine do các hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh/Thụy Điển), Bharat Biotech (Ấn Độ), Janssen (Bỉ), Medicago (Canada), Novavax (Mỹ), Pfizer/BioNtech (Mỹ/Đức) bào chế và vaccine ngừa COVID-19 dành cho động vật do hãng Zoetis (Mỹ) phát triển.
Tại Đại hội Vaccine toàn cầu, vaccine của hãng Moderna còn đoạt giải "Công nghệ/Nền tảng mới tốt nhất cho vaccine", trong khi vaccine của Pfizer/BioNTech được "đánh giá rất cao".
Đại hội Vaccine toàn cầu là sự kiện được tổ chức thường niên từ 20 năm qua, với địa điểm truyền thống là thủ đô Washington của Mỹ. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Đại hội Vaccine toàn cầu năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Cuối tháng 4 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa vaccine của Moderna vào danh sách các loại vaccine được khuyến nghị sử dụng khẩn cấp. Trước đó, Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) cũng đã xác nhận tính an toàn của loại vaccine này.
Indonesia bắt đầu cấm đi lại trong nước dịp lễ Eid Al-Fitr Indonesia ngày 6/5 đã bắt đầu thực thi lệnh cấm đi lại trong nước, trong bối cảnh nước này đang nỗ lực khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong dịp lễ Eid al-Fitr đánh dấu kết thúc tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19...