Covid-19 ở Việt Nam sáng 24/9: Số ca mắc giảm ở nhiều địa phương; xử lý nghiêm tụ tập đông người; cảnh báo di chứng ở trẻ em
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Số mắc, tử vong giảm ở nhiều địa phương.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Cần Thơ. (Nguồn: Dân trí)
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 728.435 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.402 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), ghi nhận số ca trong nước là 723.962 ca, trong đó có 488.309 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (358.707), Bình Dương (190.257), Đồng Nai (43.122), Long An (31.231), Tiền Giang (13.531).
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.017 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).
Xử lý nghiêm tụ tập đông người
Video đang HOT
Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện 6763/CĐ-VPCP truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc chấn chỉnh, tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Công điện nêu rõ, trong mấy ngày vừa qua, sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tại một số địa phương đã có hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch, một số nơi xuất hiện các ổ dịch mới.
Để kịp thời chấn chỉnh, tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, giữ vững thành quả chống dịch trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu kịp thời chấn chỉnh, tăng cường kiểm tra không để tụ tập đông người nơi công cộng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Số mắc, tử vong giảm ở nhiều địa phương
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 23/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long- Trưởng tiểu ban y tế của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết tại Việt Nam, trong 7 ngày qua ghi nhận 73.253 trường hợp mắc mới Covid-19, giảm 10,6% so với tuần trước đó….
Số tử vong trong tuần giảm 15,8 % so với tuần trước đó; riêng TP. HCM giảm 18,4%, Bình Dương giảm 3%, Đồng Nai giảm 6,4%, Long An giảm 10%. Nhóm tuổi 0-17 chiếm 0,4% số tử vong, nhóm tuổi 18-49 chiếm 13,8%; nhóm tuổi 50 -64 chiếm 35,4%; nhóm trên 65 tuổi chiếm 50,4%.
Hà Nội nêu các yêu cầu phòng dịch
Ngày 23/9, Sở Y tế Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh đúng theo nguyên tắc chỉ đạo của UBND Thành phố.
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm tiêu chí Bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp theo quy định của Bộ Y tế; rà soát, tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 cho toàn bộ cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị; xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cán bộ, nhân viên đơn vị và người bệnh, người chăm sóc người bệnh điều trị tại bệnh viện…
Khánh Hòa cho phép tập thể dục trong công viên
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hoà, từ ngày 23/6 đến 12 giờ ngày 23/9/2021, toàn tỉnh ghi nhận 7.583 ca mắc Covid-19.
Có 8/9 huyện, thị, thành phố ghi nhận có ca mắc; trong đó, hai địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất là TP. Nha Trang 4.254 ca và thị xã Ninh Hoà 1.953 ca.
Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã trải qua hơn 2 tuần không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng; số ca mắc mới chủ yếu tại các khu cách ly y tế tại dân cư và khu cách ly tập trung, đang có xu hướng giảm.
Kể từ ngày 24/9, người dân được phép tập thể dục trong công viên, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như đánh golf, tennis.
Tỉnh cũng sẽ cho phép một số dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, sửa xe, rửa xe, sửa chữa điện nước, cửa hàng tạp hóa… hoạt động trở lại. Tuy nhiên, các chủ cơ sở kinh doanh phải đăng ký với xã, phường và chỉ mở cửa khi được cấp phép.
Cảnh báo tổn thương hậu Covid-19 ở trẻ em
Chỉ trong 5 tháng gần đây, hàng chục nghìn trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Ngay cả khi trẻ em mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, trẻ vẫn có thể tồn tại một số tổn thương khác sau khi khỏi bệnh – được coi là “Covid kéo dài”, “hậu Covid”. Với nguy cơ tăng cao số trẻ em mắc Covid-19 trong tương lai, việc tìm hiểu gánh nặng bệnh tật ở trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng trở nên cấp thiết.
Hậu Covid-19, trẻ em có thể gặp các vấn đề về tim mạch, hô hấp, tổn thương hệ thần kinh, viêm đa cơ quan.
BHXH Việt Nam phòng dịch COVID-19 đảm bảo quyền lợi cho người tham gia
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có công văn yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Chi trả lương hưu tại nhà để phòng dịch trong năm 2020.
Theo đó, trước tình hình diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19 (nhất là biến thể mới của virus) ngày càng phức tạp, BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị thuộc khu vực, địa bàn có ca mắc bệnh kịp thời triển khai thực hiện các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với dịch bệnh theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương.
BHXH các địa phương xây dựng phương án điều hành khẩn cấp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; bố trí linh hoạt công chức, viên chức, người lao động làm việc tại công sở, làm việc trực tuyến tại nhà; đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ công trực tuyến; giải quyết kịp thời, linh hoạt việc thu BHXH, BHYT, BHTN, cấp, gia hạn thẻ BHYT, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, BHTN.
Đồng thời, BHXH địa phương phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) thực hiện nghiêm Công điện số 97/CĐ-BYT của Bộ Y tế, trong đó lưu ý việc cấp thuốc điều trị ngoại trú dài ngày đối với người bệnh mãn tính, xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR; thực hiện giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo hướng dẫn của của BHXH Việt Nam... để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia theo quy định.
Đối với các đơn vị thuộc khu vực, địa bàn chưa phát hiện có ca mắc bệnh, BHXH các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định.
Văn phòng cơ quan BHXH các cấp chủ động phối hợp với cơ quan y tế địa phương có các biện pháp phòng chống như: Kiểm tra thân nhiệt cán bộ, công chức, người lao động và khách ra vào cơ quan (đối với khách đến liên hệ công tác thực hiện thêm việc khai báo y tế); trang bị đầy đủ khẩu trang cho công chức, viên chức, người lao động và các cá nhân đến giao dịch, làm việc, phun thuốc khử trùng tại các trụ sở cơ quan...
Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội nước ta, BHXH Việt Nam đã kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn như: Chi trả lương hưu tại nhà; linh hoạt trong chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT; cấp thuốc BHYT cho người bị mắc bệnh mãn tính; thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh...
Hàng loạt những giải pháp linh hoạt, kịp thời của BHXH Việt Nam đã góp phần ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước, tạo niềm tin sâu sắc trong toàn xã hội về các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
Doanh nghiệp hiến kế xử lý các vấn đề sau kiểm soát dịch COVID-19 Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tái cấu trúc quản trị kinh doanh và quay lại sản xuất an toàn, hiệu quả, một số Hiệp hội doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đang tăng cường cập nhật thông tin thị trường và đưa ra những giải pháp phù hợp với môi trường đầu tư, kinh doanh mới. Đặc biệt, nhiều chuyên...