COVID-19: Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi hỗ trợ khách hàng
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cơ quan này đang lấy ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả dịch Covid-19.
Theo đó, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. NHNN cho rằng, đến nay Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch Covid-19 nhưng tác động của dịch vẫn rất lớn.
NHNN dự kiến sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư 01 theo hướng cho phép các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản cho vay, cho thuê tài chính phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2020.
Do nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng, độ mở lớn, tính tự chủ và khả năng chống chịu còn hạn chế nên ngay cả trong trường hợp Việt Nam công bố hết dịch mà tình hình dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 ( du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu…).
Xuất phát từ đánh giá trên, đồng thời căn cứ vào 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020 (Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/5/2020), để đảm bảo tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Mốc thời gian 31/12/2020 được xác định theo đánh giá thận trọng của NHNN, căn cứ trên kịch bản 2 về tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam; cho phép TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với nợ được giải ngân từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 24/4/2020.
Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 215.000 khách hàng
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho hay: Để hỗ trợ các doanh nghiệp, tiểu thương bị thiệt hại do COVID-19
Đến thời điểm này, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 215.000 khách hàng với dư nợ 130 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 260 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng.
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn theo gói tín dụng ưu đãi. Ảnh: Hồng Quang.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai các các gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp, một số doanh nghiệp vẫn phản ánh về những vướng mắc thủ tục như việc chứng minh thiệt hại do dịch bệnh COVID-19; việc phân loại các loại hình doanh nghiệp để hỗ trợ.
Để gỡ khó cho các khách hàng vay vốn tại ngân hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, thời gian qua, hệ thống ngân hàng cũng đã giảm, hạ lãi suất cho 260 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến nay đạt 630 nghìn tỷ đồng cho 182 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch COVID-19.
Mới đây nhất, Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất tiền vay giai đoạn 3 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cụ thể: Giảm 5% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng cá nhân có dư nợ vay phục vụ đời sống tại thời điểm trước khi triển khai biện pháp hỗ trợ giai đoạn 3 kể từ nay đến hết ngày 31/7.
Theo đó, Vietcombank sẽ hỗ trợ hơn 85 nghìn khách hàng cá nhân đang vay vốn phục vụ đời sống tại thời điểm triển khai chính sách với qui mô tín dụng là 64 ngàn tỷ đồng. Với đợt giảm lãi suất lần này, Vietcombank đã hỗ trợ toàn bộ danh mục các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân ở cả mục đích vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Đề cập về việc được giảm lãi vay, ông Trần Trọng Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP thép Trang Khanh cho biết: Doanh nghiệp được hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay liên tục, về mức 5,5%/năm như hiện nay và giảm các phí giao dịch trực tuyến.
"Với sự hỗ trợ hiệu quả, kịp thời từ BIDV cộng với sự nỗ lực, đến nay Trang Khanh đã hoạt động kinh doanh ổn định trở lại", ông Trần Trọng Hải nói. Công ty Ắc quy Tia Sáng cũng được BIDV giảm lãi suất xuống mức thấp nhất chỉ 5%/năm, đã giúp cho doanh nghiệp tiết giảm chi phí tài chính, có điều kiện giảm giá thành sản phẩm.
Không chỉ BIDV mà tất cả các TCTD trên địa bàn đều vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra. Ông Vũ Thanh Hải - Tổng giám đốc CTCP vận tải và xếp dỡ Hải An chia sẻ: Vietcombank Hải Phòng đã 2 lần giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Tính chung cả 2 lần được ngân hàng giảm lãi suất, doanh nghiệp đã tiết giảm 180 triệu đồng.
Tuy nhiên, để chính sách giảm lãi và gia hạn nợ được triển khai kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, ông Lý Ngọc Minh - Tổng giám đốc Công ty Gốm sứ Minh Long đề xuất: NHNN cần hỗ trợ các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc phân loại doanh nghiệp, khoản vay, ngành nghề đặc thù để các ngân hàng thuận lợi trong việc phân loại từng đối tượng doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất cho vay và gia hạn nợ của ngân hàng trên địa bàn thời gian qua còn chậm do các chi nhánh NHTM phải xin ý kiến Hội sở.
Trước tình hình trên, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã chỉ đạo các NHTM cần chủ động căn cứ tình hình thực tế, thực lực của từng đơn vị, đưa ra các phương án cụ thể hình thành tiêu chí phân loại mức độ hỗ trợ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Hội sở phải có văn bản thống nhất với các chi nhánh ngân hàng để triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng, phương pháp xác định thiệt hại của các doanh nghiệp nhằm tăng số lượng dư nợ được hỗ trợ.
"Tuyệt đối không vì vướng mắc về cơ chế, thủ tục làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với các chính sách hỗ trợ nền kinh tế mà NHNN đã và đang triển khai. NHNN sẽ giao cho các vụ, cục liên quan nghiên cứu sửa đổi một số điều khoản của Thông tư 01/2020 cho phù hợp với diễn biến thực tế thị trường và sát sao đối với những tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
Tuy nhiên Phó Thống đốc cũng lưu ý, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng trên tinh thần không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo an toàn hệ thống, chủ động cân đối vốn để đầu tư các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi ngay sau khi dịch kết thúc; tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các chi nhánh TCTD trên địa bàn không chấp hành, chậm xử lý, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm trong triển khai theo đúng chủ trương của ngành, quy định và chỉ đạo của NHNN.
Các chi nhánh, phòng giao dịch của các TCTD cần sát sao hơn trong triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; xử lý nghiêm các lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm; kịp thời phản ánh với NHNN về các khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị liên quan đến cơ chế chính sách của ngành ngân hàng trong quá trình triển khai của TCTD.
Về phía các doanh nghiệp, cần tăng cường năng lực quản trị điều hành, tái cấu trúc hoạt động, xây dựng phương án chuyển đổi sản xuất kinh doanh hiệu quả, phù hợp với thực tế làm cơ sở để các TCTD thẩm định cho vay.
Toàn ngành Ngân hàng ủng hộ 140 tỷ đồng phòng, chống dịch Covid 19 Tại buổi Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch covid - 19 do Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 17/3/2020, ngành Ngân hàng đã ủng hộ 140 tỷ. Đây là đóng góp từ 15 ngân hàng thương mại cả Nhà nước và cổ phần. tại lễ phát động sáng nay do Ủy ban TW...