Covid-19: Nếu được hợp tác, Hàn Quốc có thể đáp ứng tức thì 1 tỉ liều vắc-xin
Hàn Quốc đang đàm phán với các công ty vắc-xin Covid-19 theo công nghệ mRNA, bao gồm Pfizer và Moderna (đều của Mỹ), để sản xuất ngay trong nước.
Nếu kế hoạch được thông qua, theo ông Lee Kang-ho, tổng giám đốc trung tâm vắc-xin toàn cầu trực thuộc Bộ Y tế Hàn Quốc, nước này có khả năng đáp ứng tức thì 1 tỉ liều.
Trong trường hợp thành công, kế hoạch của Hàn Quốc sẽ tăng nguồn cung vắc-xin cho toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, đồng thời giúp Seoul bước gần hơn tới tham vọng trở thành trung tâm sản xuất vắc-xin lớn.
Trả lời hãng tin Reuters , ông Lee cho biết: “Chỉ có vài hãng sản xuất vắc-xin theo công nghệ mRNA, gồm Pfizer, Moderna, CureVac và BioNTech (2 hãng sau đều của Đức). Do đó, họ không thể sản xuất đủ nhu cầu thế giới… Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ bằng các cơ sở sẵn có cùng nguồn nhân lực tay nghề cao”.
Video đang HOT
Công nhân làm việc tại nhà máy của Hanmi Pharmaceuticals ở Pyeongtaek – Hàn Quốc hôm 1-7 Ảnh: REUTERS
Hiện chưa rõ các cuộc đàm phán tiến triển đến đâu. Theo Reuters , BioNTech, Moderna và CureVac đều chưa phản hồi, còn người phát ngôn Pfizer cho hay công ty đang nỗ lực nâng cao nguồn cung ứng vắc-xin Covid-19 nhưng “chưa có gì cụ thể để thông báo lúc này”.
Ông Lee cũng từ chối nêu tên các hãng vắc-xin trong nước sẽ tham gia kế hoạch song một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc tiết lộ hai cái tên Hanmi Pharmaceuticals và Quratis.
Hanmi xác nhận họ đang có dây chuyền vốn dùng để sản xuất thuốc trị bệnh tiểu đường cho hãng Sanofi nhưng việc sản xuất thuốc này đang tạm ngừng. Trong khi đó, Quratis có nhà máy mới xây vào năm ngoái.
Hàn Quốc đẩy mạnh nỗ lực sản xuất vắc-xin sau khi Tổng thống Moon Jae-in và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đạt thỏa thuận hợp tác toàn diện về vắc-xin Covid-19 hồi tháng 5. Đến nay, Hàn Quốc đã ký thỏa thuận sản xuất 3 loại vắc-xin của AstraZeneca-ĐH Oxford (Anh – Thụy Điển), Novavax (Mỹ) và của Nga tại nước mình. Ngoài ra, Hàn Quốc có thỏa thuận vào chai và đóng gói đối với vắc-xin của Moderna.
Giá vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech bán cho EU
Liên minh châu Âu (EU) đã chấp nhận mức giá 15,5 euro (18,9 USD) cho mỗi liều vaccine phòng bệnh COVID-19 do hãng Pfizer/BioNTech phát triển.
Vaccine ngừa COVID-19 của công ty Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một tài liệu nội bộ của EU mà hãng Reuters tiết lộ ngày 21/12, mức giá trên được đưa ra cho hợp đồng cung ứng 300 triệu liều vaccine và thấp hơn mức 19,5 USD/liều mà Mỹ đồng ý trả cho lô 100 triệu liều vaccine đầu tiên của Pfizer/BioNTech.
Tài liệu của EU đề ngày 18/11 và được lưu hành nội bộ sau khi liên minh công bố thỏa thuận cung ứng vaccine phòng COVID-19 với Pfizer/BioNTech vào ngày 11/11.
Dự kiến, trong ngày 21/12, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) của EU sẽ đưa ra quyết định về việc có cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech hay không, trước khi bắt đầu triển khai tiêm phòng trên toàn châu Âu trong vòng một tuần tới. Trước đó, một loạt nước trên thế giới - trong đó có Mỹ và Anh, đã cấp phép lưu hành vaccine này và bắt đầu tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho người dân.
Tuần trước, Bộ trưởng phụ trách ngân sách của Bỉ Eva De Bleeker đã đăng trên Twitter bảng giá vaccine ngừa COVID-19 mà nước này đồng ý trả cho các công ty dược phẩm. Theo đó, Chính phủ Bỉ trả 12 euro (14,6 USD) cho mỗi liều vaccine của Pfizer/BioNTech, khiến dư luận cho rằng đây là mức giá mà EU đồng ý trả. Các loại vaccine khác trong bảng giá của Bỉ cũng thấp hơn so với các mức mà các nguồn thạo tin của EU tiết lộ. Tuy nhiên, bài đăng này của Bộ trưởng Bỉ sau đó đã bị xóa.
EU đã ký các hợp đồng với 7 nhà cung cấp vaccine tiềm năng nhằm đảm bảo tất cả công dân EU đều có thể được tiêm phòng. Mục tiêu của EU là khoảng 70% trong tổng số 450 triệu người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19. Tháng 10 vừa qua, EU cho biết đã trả trước khoảng 1 tỷ euro cho các hãng AstraZeneca, Sanofi và Johnson & Johnson, đồng thời dự trù 1,45 tỷ euro để thanh toán trước các hợp đồng cung ứng vaccine với Pfizer/BioNTech, Moderna và CureVac.
* Ngày 21/12, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết Belarus đã chính thức cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 mang tên Sputnik V của Nga, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ngoài Nga phê chuẩn loại vaccine này.
Theo RDIF, Belarus bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine Sputnik V vào ngày 1/10 vừa qua và đã đánh giá dữ liệu nhận được trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Nga.
Bộ trưởng Y tế Belarus Dmitry Pinevich cho biết nước này dự kiến triển khai chương trình tiêm chủng vaccine Sputnik V cho người dân vào tháng 1/2021 và bắt đầu sản xuất vaccine này vào quý đầu tiên của năm 2021.
Bên cạnh đó, Kazakhstan cũng đã bắt đầu sản xuất vaccine Sputnik V. Theo RDIF, tổ hợp dược phẩm Karaganda của Kazakhstan đã sản xuất "một lô vaccine" và sẽ được gửi đi kiểm tra tại Viện Gamaleya của Nga, nơi vaccine Sputnik V được phát triển.
* Cùng ngày 21/12, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết Pháp sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng COVID-19 vào ngày 27/12. Trong thông báo trên Twitter, Bộ trưởng Veran cho biết chương trình tiêm chủng của Pháp sẽ bắt đầu với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất như những người cao tuổi...
Mỹ điều tra cái chết của cậu bé sau khi tiêm vắc xin Pfizer/BioNTech Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đang điều tra nguyên nhân cái chết của thiếu niên Jacob Clynick. Cậu bé đã qua đời 3 ngày sau khi tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ hai của Hãng Pfizer/BioNTech. Cậu bé Jacob Clynick (13 tuổi) qua đời ngày 16-6, sau khi tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ hai của Hãng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
Có thể bạn quan tâm

Thêm 5 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Đức Phật
Du lịch
10:15:17 22/05/2025
Đầu tháng 6, 3 con giáp được Thần Tài yêu thương: Lộc lá tràn về, tiền bạc đầy kho, đổi đời ngoạn mục
Trắc nghiệm
09:59:11 22/05/2025
Mối quan hệ của HuyR và Jun Phạm sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Nhạc việt
09:32:10 22/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh bàng hoàng khi Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
09:28:01 22/05/2025
Phát hiện đối tượng bí ẩn, hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ
Lạ vui
09:23:52 22/05/2025
Sao Việt 22/5: Bảo Thanh và Lan Phương giống nhau như "chị em ruột"
Sao việt
09:20:53 22/05/2025
Sắp ra mắt tác phẩm cuối cùng của cố diễn viên Kim Sae Ron
Phim châu á
09:18:06 22/05/2025
7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)
Sức khỏe
09:15:16 22/05/2025
Tôi trốn ra thuê trọ bên ngoài sau khi nhìn thấy mẹ nhắn tin, gửi ảnh của mình cho người khác: 7 chữ của mẹ khiến tôi run rẩy
Góc tâm tình
09:14:19 22/05/2025
Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD
Tin nổi bật
09:00:38 22/05/2025