Covid-19: Một số nước bắt đầu nới lỏng các hạn chế
Nhiều nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng hạn chế để khôi phục các hoạt động sản xuất, khởi động lại nền kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Bất chấp số ca bệnh mắc Covid 19 vẫn ở mức cao và số người tử vong vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế để khôi phục các hoạt động sản xuất, khởi động lại nền kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, việc nới lỏng này đều được các nước thực hiện một cách thận trọng và có lộ trình nhằm ngăn chặn dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
Chính phủ Đức ngày 20/4 cho phép nhiều công ty và cơ sở không thiết yếu mở cửa trở lại. Ảnh: Anadolu
Mặc dù số ca mắc Covid-19 vẫn ở mức cao, song Chính phủ Đức ngày 20/4 cho phép nhiều công ty và cơ sở không thiết yếu mở cửa trở lại, trong số này có cả các showroom bán xe hơi, cửa hàng sách, sở thú và cửa hàng điện tử. Tuy nhiên, nhà hàng và quán bar vẫn chưa được phép hoạt động. Tuy vậy, giống như nhiều nơi khác, bất chấp mở cửa trở lại một phần nền kinh tế, chính phủ Đức cảnh báo rằng, sẽ phải còn rất xa mới có thể hoàn toàn trở lại cuộc sống bình thường.
Video đang HOT
“Đừng quên một sự thật rằng, chúng ta vẫn ở giai đoạn đầu của đại dịch và chúng ta còn một chặng đường dài phía trước để khống chế hoàn toàn dịch bệnh. Chúng ta cần phải nhận thức rõ điều này, nhất là trong tuần đầu khi những hạn chế xã hội đầu tiên được dỡ bỏ”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.
Tuy nhiên, bà Merkel cũng nhấn mạnh vấn đề quan trọng hiện nay là cần theo dõi sát tình hình các ca nhiễm trong hai tuần tới ở Đức liệu có tiếp tục tăng sau khi chính phủ liên bang nới lỏng một số quy định hạn chế hay không. Trong trường hợp số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng trở tại, Chính phủ Đức sẽ buộc phải áp đặt lại và thắt chặt hơn nữa các biện pháp giãn cách xã hội để phòng dịch.
Ngoài Đức, các nước châu Âu khác là Đan Mạch và Cộng hòa Séc cũng cho phép những cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại, còn Na Uy thì bắt đầu cho phép học sinh mẫu giáo tới trường. Ba Lan mở cửa công viên và các cánh rừng cho người dân.
Ở Châu Á, số ca mắc mới đã giảm trông thấy trong những ngày gần đây. Thậm chí, có ngày số ca mắc Covid-19 chỉ ở mức 1 con số đã khiến Chính phủ Hàn Quốc có thể tự tin hơn để dần dỡ bỏ các hạn chế với người dân. Tuy nhiên, việc hạn chế này cũng rất thận trọng. Nếu như trước kia cấm tất cả hoạt động đối với các cơ sở tôn giáo, nhà thờ, nơi vui chơi giải trí, trung tâm thể thao trong nhà, cơ sở học thêm…thì nay những trường hợp này nới lỏng thành “hạn chế hoạt động”.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye Kyun đã kêu gọi người dân cần cảnh giác với dịch bệnh.
“Chúng ta cần phải có những biện pháp kiểm dịch kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh khi chúng ta nới lỏng các biện pháp. Xin hãy nỗ lực hết sức để kiểm dịch các nơi vui chơi giải trí, các cơ sở công cộng ngoài trời và các kỳ thi khi được nối lại”, ông Chung Sye Kyun nhấn mạnh.
Nới lỏng các biện pháp hạn chế sau 1 thời gian dài áp dụng cũng là một giải pháp để các nước có thể cứu vãn nền kinh tế, đang được dự báo ở mức hầu hết tăng trưởng âm. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn ở mức độ nguy hiểm, tức là vẫn có nguy cơ lây lan ra cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, người dân không thể chủ quan trước diễn biến của Covid-19. Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi chính phủ các nước cần tiếp tục “phát hiện, xét nghiệm, cách ly, chăm sóc mọi trường hợp và theo dõi mọi tiếp xúc”./.
Vũ Anh Tuấn
Đức sẽ tiếp nhận khoảng 500 trẻ tị nạn từ Hy Lạp trong vài tuần tới
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 8/4, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết trong những tuần tới, nước này sẽ đón nhận khoảng 500 người ở độ tuổi vị thành niên không có người đi kèm từ các trại tị nạn ở Hy Lạp, đồng thời kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác nhanh chóng có những động thái tương tự.
Người tị nạn trên đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 4/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình RTL/ntv của Đức, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết Berlin đã đề xuất với Chính quyền Hy Lạp và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) rằng nước này muốn tiếp nhận từ 350 đến 500 trẻ em trong vài tuần tới. Ông hy vọng các nước thành viên EU khác cũng sẽ noi theo gương của Đức tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn ở tuổi vị thành niên.
Trước đó cùng ngày, Chính phủ Đức đã nhất trí ban đầu cho phép 50 người tị nạn ở tuổi vị thành niên từ các trại của người tị nạn ở các đảo Lesbos và Chios của Hy Lạp nhập cảnh nước này. Theo Bộ Nội vụ Đức, việc tiếp nhận những người tị nạn trên có thể sẽ bắt đầu được thực hiện từ tuần tới và những người tị nạn ở tuổi vị thành niên dưới 14 tuổi sẽ được cách ly trong 14 ngày tại bang Niedersachsen trước khi chuyển tới các khu vực khác nhau ở Đức. Ngoài ra, những người này phải được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 không quá 3 ngày trước khi nhập cảnh vào Đức.
Hàng nghìn người tị nạn hiện đang phải sống trong những điều kiện tồi tệ tại các trại tị nạn ở Hy Lạp. Những điều kiện này mới đây đã trở nên xấu hơn do sự bùng phát dịch COVID-19. Để giải quyết tình trạng trên, Luxembourg gần đây cũng đã thỏa thuận với Hy Lạp về việc tiếp nhận 12 người tị nạn ở tuổi vị thành niên từ các trại trên theo chương trình hỗ trợ người tị nạn của Liên minh châu Âu (EU). Tiếp đó là Pháp, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Litva, Croatia and Ireland. Đức là quốc gia mới nhất tham gia chương trình này.
Anh Đức
Bà Merkel quay lại làm việc, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại Đức bắt đầu tăng Tính đến ngày 3/4, Đức đã có 1.107 bệnh nhân tử vong vì Covid-19 và gần 85.000 người nhiễm bệnh. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã trở lại làm việc bình thường sau khi kết thúc thời gian tự cách ly do lo ngại nhiễm Covid-19, trong bối cảnh số người nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại nước này...