Covid-19 làm trầm trọng cuộc khủng hoảng chăm sóc trẻ em, nới rộng bất bình đẳng giới trong thu nhập
Đại dịch Covid-19 đang khiến cuộc khủng hoảng chăm sóc trẻ em trên toàn cầu lâm vào tình trạng tồi tệ hơn cũng như có nguy cơ hủy hoại tiến bộ đạt được trong 3 thập kỷ qua về thu hẹp chênh lệch kinh tế giữa nữ giới và nam giới.
Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra đang ‘tiến xa hơn’ trong việc hủy hoại những tiến bộ đã đạt được trong nhiều lĩnh vực về quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. (Ảnh minh họa. Nguồn: New Castle Advertiser)
Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra đang ‘tiến xa hơn’ trong việc hủy hoại những tiến bộ đã đạt được trong nhiều lĩnh vực về quyền con người, đặc biệt là liên quan tới phụ nữ và trẻ em.
Mới đây nhất là cảnh báo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) về những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch này đến trẻ em và của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về bình đẳng giới trong thu nhập.
Covid-19 làm trầm trọng cuộc khủng hoảng chăm sóc trẻ em
Người đứng đầu UNICEF Henrietta Fore đã đưa ra cảnh báo trên sau khi một nghiên cứu của Liên hợp quốc (LHQ) cho thấy, có ít nhất 40 triệu trẻ em đã bỏ lỡ chương trình giáo dục mầm non do các biện pháp hạn chế mà nhiều nước đã triển khai nhằm phòng chống sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Nghiên cứu của LHQ công bố ngày 21/7 có nội dung như chăm sóc và giáo dục trẻ em trên toàn cầu, phân tích về hậu quả của việc đóng cửa hàng loạt các dịch vụ an sinh thiết yếu dành cho trẻ em do đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, việc đóng cửa các trường học đã khiến các bậc phụ huynh phải tìm cách cân bằng giữa việc chăm sóc con cái với công việc được trả lương, tình huống này làm gia tăng gánh nặng đối với phụ nữ vốn là người dành thời gian chăm sóc con cái và làm việc nhà nhiều hơn 3 lần so với nam giới.
Ở những nước nghèo hơn, việc đóng cửa đã khiến cuộc sống của nhiều gia đình có trẻ nhỏ trở nên khó khăn hơn khi mà trường học là nơi cung cấp một loạt các dịch vụ bao gồm dinh dưỡng, phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc và nhận thức.
Nghiên cứu của LHQ cho thấy, tại 54 quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình, khoảng 40% trẻ em trong độ tuổi từ 3-5 không được hỗ trợ phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc và nhận thức từ người lớn trong gia đình.
Sự lựa chọn duy nhất của hàng triệu cha mẹ, đặc biệt là phụ nữ làm việc ở khu vực không chính thức và không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, là mang con tới nơi làm việc. Hiện có hơn 90% phụ nữ tại châu Phi và gần 70% phụ nữ tại châu Á làm những công việc không chính thức.
Covid-19 gây nguy cơ hủy hoại tiến bộ về bình đẳng giới trong thu nhập
Ngày 21/7, IMF cảnh báo, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có thể hủy hoại tiến bộ đạt được trong 3 thập kỷ qua về thu hẹp chênh lệch kinh tế giữa nữ giới và nam giới.
Theo IMF, cuộc khủng hoảng y tế hiện nay sẽ khiến GDP toàn cầu giảm 4,9%, ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là so với nam giới, do nữ giới làm việc nhiều hơn trong các ngành chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh như dịch vụ, bán lẻ và khách sạn. Tại Mỹ, khoảng 54% nữ giới làm việc trong các ngành không thể áp dụng làm việc từ xa. Tại Brazil, con số này là 67%.
IMF chỉ ra, phụ nữ cũng thiệt thòi hơn do họ thường làm các công việc nhà không được trả lương và trung bình mất 2,7 giờ mỗi tuần cho những công việc này. Họ cũng phải gánh thêm trách nhiệm gia đình khi các lệnh hạn chế được áp đặt, trong đó có việc đóng cửa trường học. Do đó, IMF cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần có những bước đi nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch tới phụ nữ.
Nỗ lực đảm bảo quyền của mọi trẻ em, trao quyền cho phụ nữ
Trong nghiên cứu của LHQ, UNICEF kêu gọi đảm bảo quyền của mọi trẻ, đó là được hưởng dịch vụ chăm sóc chất lượng và phù hợp, từ lúc sinh ra cho đến những nằm đầu đời ngồi trên ghế nhà trường.
UNICEF cũng công bố bản hướng dẫn để chính phủ và người sử dụng lao động ở các nước cải thiện các chính sách chăm sóc sức khỏe và giáo dục từ sớm cho trẻ em.
Cụ thể, các khuyến nghị bao gồm thành lập các trung tâm chăm sóc trẻ em chất lượng cao, phù hợp, có sự sắp xếp lịch trình linh hoạt để giải quyết nhu cầu của những cha mẹ làm việc, cung cấp chế độ bảo hiểm xã hội, bao gồm chuyển tiền mặt cho các gia đình làm việc trong khu vực không chính thức.
Người đứng đầu UNICEF khẳng định chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện ở trẻ em.
Về đảm bảo bình đẳng giới trong thu nhập, IMF đánh giá cao việc thành lập Liên minh Mỹ Latinh về trao quyền cho phụ nữ vào tháng 4 vừa qua, theo đề nghị của lãnh đạo các nước Colombia, Costa Rica và Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean của LHQ (ECLAC).
Tổ chức này cũng hoan nghênh việc Áo, Italy, Bồ Đào Nha và Slovenia hỗ trợ tiền nghỉ phép cho các phụ huynh có con em ở độ tuổi nhất định, đồng thời nhấn mạnh sáng kiến của Pháp về cho phép phụ huynh được nghỉ phép do ảnh hưởng bởi lệnh đóng cửa trường học.
Nga sẵn sàng ra mắt loại vaccine đầu tiên ngừa COVID-19
Nga chuẩn bị ra mắt vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên sau khi tất cả các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng đều có khả năng miễn dịch tốt.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Ruslan Tsalikov cho biết, vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 đầu tiên của Nga, được tạo ra bởi các chuyên gia quân sự và các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học quốc gia Gamaleya đã sẵn sàng.
"Đánh giá cuối cùng về kết quả thử nghiệm của các chuyên gia và nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Gamaleya đã được thực hiện. Kết quả thử nghiệm, tất cả các tình nguyện viên đã phát triển miễn dịch chống lại virus corona chủng mới và cảm thấy bình thường. Vì vậy, vaccine đầu tiên chống lại nCoV đã sẵn sàng", Thứ trưởng Ruslan Tsalikov cho hay.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, không có tác dụng phụ, biến chứng hoặc bất kỳ phản ứng không mong muốn hay khiếu nại nào về tình trạng sức khỏe của các tình nguyện viên.
Nga chuẩn bị cho ra mắt vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên. (Ảnh: APA)
Bộ Công Thương Nga hôm 30/6 cho biết, hồ sơ đăng ký vaccine đã được đệ trình lên Bộ Y tế Nga. Vào tháng 6, Bộ Y tế đã cấp giấy phép thử nghiệm lâm sàng vaccine dạng đông khô do Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh học Gamaleya phối hợp với Viện nghiên cứu khoa học trung ương số 48 của Bộ Quốc phòng Nga.
Vaccine dạng lỏng đang được thử nghiệm trên 43 tình nguyện viên tại Bệnh viện quân y Burdenko và vaccine dạng đông khô đang được thử nghiệm tại Đại học Y Sechenov, cũng trên 43 tình nguyện viên.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 20/7 cho biết, cùng với Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học quốc gia Gamaleya, Bộ Quốc phòng cũng đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 trên các tình nguyện viên tại cơ sở Bệnh viện quân y Burdenko.
Hiện các dữ liệu thu được trong các thử nghiệm sẽ được chuyển đến Trung tâm nghiên cứu Dịch tễ học và Vi trùng học quốc gia để phân tích, đánh giá, lập báo cáo tổng hợp các kết quả và chuẩn bị cho việc đăng ký vaccine cấp nhà nước.
Bulgaria: Số ca nhiễm mới Covid-19 giảm đột ngột Trong 24 giờ qua, Bulgaria ghi nhận khoảng 200 trường hợp nhiễm mới Covid-19 Sau ngày ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 đạt mức kỷ lục với gần 1.000 trường hợp, ngày 19/7, tình hình dịch bệnh tại Bulgaria đã bớt căng thẳng hơn khi số ca nhiễm mới được xác nhận trong 24h qua chỉ còn khoảng 200 trường hợp, nước...