COVID-19 là phép thử cho các nhà đầu tư trong ‘cuộc chơi’ startup
Nhiều startup đang chịu tổn thương nặng nề dưới những tác động của COVID-19.
Startup cho thuê xe Smove phổ biến và dễ sử dụng, ngay cả tại một quốc gia đắt đỏ như Singapore. Chỉ với thẻ ngân hàng trả trước và một nút bấm, bất kì ai cũng có thể xuống đường với một chiếc xe cùng mức giá thuê chỉ từ 1 USD mỗi giờ.
“Kì lân” là cột mốc định giá 1 tỉ USD mà mọi startup đều hướng tới. Ảnh: Nikkei
Khi những “ông lớn” gọi như Uber hay Grab mở rộng tại Đông Nam Á, Tom Lokenvitz, người sáng lập Smove, cho rằng anh đã tìm thấy một cách hưởng lợi từ sự thành công của họ.
Năm 2015, Tom Lokenvitz kí thành công hợp đồng cung cấp xe cho Uber. Trong một khoảng thời gian, cú đặt cược của Lokenvitz tỏ ra thành công. 6 tháng kể từ thời điểm kí hợp đồng với Uber, Smove Systems phát triển với sự thăng hoa. Số lượng xe của nó tăng lên gấp 10 lần, trong khi đó lượng nhân sự tăng gấp ba. Có thời điểm, Smove là công ty lớn nhất trong lĩnh vực của mình ở Đông Nam Á.
Giữa đại dịch COVID-19, ngay cả các startup lớn cũng không tránh được khó khăn. Ảnh: Nikkei
Thế nhưng, mọi thứ không phải lúc nào cũng toàn màu hồng: Năm 2018, Uber đột ngột rút khỏi Đông Nam Á trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của Uber.
Video đang HOT
Trong dư chấn của mối quan hệ hợp tác lớn nhất bị huỷ bỏ, Smove buộc phải thực hiện tái cấu trúc, đàm phán lại các điều khoản với đơn vị cưng ứng, đóng cửa văn phòng ở Úc và sai thải nhiều nhân sự ở Singapore.
Một tài xế giao hàng GrabFood đạp xe qua các công nhân đeo khẩu trang ở Singapore.
Song vào dầu năm 2020, Lokenvitz cảm thấy startup của anh đạt được bước ngoặt mới. Từ bỏ những hợp đồng thuê đắt đỏ, Smove hướng tới tương lai, đặt mục tiêu mở rộng đội xe đang có và tiến vào các thị trường mới.
“Vào tháng 1 và tháng 2, chúng tôi đi đúng lộ trình”, Lokenvitz nói với Nikkei. Người sáng lập Lokenvitz nói anh dự tính sẽ thực hiện một vòng gọi vốn vào giữa năm 2020 khi công ty có lãi trở lại và tính đến chuyện mở rộng.
Hồi tháng 5, khi COVID-19 bùng phát ở Singapore và chính phủ yêu cầu lệnh hạn chế đi lại, dấu chấm hết đã đến với Smove. Doanh thu công ty sụt giảm 85% khiến nó buộc phải bán mảng vận hành và các sở hữu trí thuộc của công ty mẹ.
“Chúng tôi đã như một người ốm trước COVID-19 nhưng chúng tôi đang phục hồi”, Lokenvitz chia sẻ. “Thế nhưng khi công ty không còn nhiều tiền mặt, bạn có thể làm gì? Chúng tôi không có thanh khoản ngay cả khi được chính phủ hỗ trợ. Mọi thứ đều không đủ giúp chúng tôi vượt qua”.
Smove là một trong số rất nhiều những công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á bị tổn thương nặng nề. COVID-19 đã đặt dấu chấm hết cho nhiều startup trong một khu vực vốn nhiều năm được “bơm vốn” mạnh bởi các quỹ đầu tư lớn, gồm cả quỹ 100 tỉ USD Vision Fund của SoftBank.
Những vết nứt trong mô hình tăng trưởng nhờ rót vốn mạnh bắt đầu xuất hiện: định giá lao dốc, vốn đầu tư chạm mốc thấp nhất trong 7 năm và những kì lân, vốn dĩ mục tiêu lợi nhuận vẫn chỉ nằm trong giấy tờ, buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn và cắt giảm chi phí.
Ở Đông Nam Á, nơi vốn được xem là một cuộc chơi tăng trưởng, COVID-19 trở thành một phép thử thực tế cho các nhà đầu tư đồng thời là một bước lùi trong hệ sinh thái khởi nghiệp – ít nhất là cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.
Cú 'rơi' để đời của WeWork: Giá trị giảm từ 47 tỷ USD xuống còn 3 tỷ USD sau chưa đầy 1 năm
Từng là một trong những startup giá trị nhất thế giới, WeWork hiện tại được định giá vỏn vẹn gần 3 tỷ USD, kinh doanh lao dốc, tương lai bất đinh.
Giá trị của WeWork đã giảm xuống chỉ còn 2,9 tỷ USD trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành khiến hoạt động kinh doanh càng rơi vào bế tắc. Điều đáng nói đây từng là một trong những startup dẫn đầu thế giới.
Mức giá trị mới nhất của WeWork được chính Softbank - nhà đầu tư lớn nhất vào đây tiết lộ. Trước đó vào cuối tháng 9 năm ngoái, công ty này được định giá 7,8 tỷ USD sau loạt bê bối chấn động. Tuy nhiên, ở thời kỳ huy hoàng nhất, khoảng giữa năm 2019, WeWork được định giá 47 tỷ USD, là startup giá trị nhất nước Mỹ.
Thời điểm đó, ở mức vốn hóa lên đến 47 tỷ USD, cựu CEO Adam Neumann cho biết anh không chỉ muốn kiếm nhiều tiền từ dịch vụ chia sẻ văn phòng. Tham vọng của Neumann là "thay đổi cả thế giới". Bởi WeWork là biểu tượng của sự liều lĩnh dường như chỉ tồn tại ở Silicon Valley, của một mô hình kinh doanh dường như vượt trên mọi quy luật kinh tế.
Tuy nhiên, buổi sáng khi mà hàng nghìn nhà đầu tư và phóng viên tài chính lần đầu tiên được đọc những thông tin tài chính của WeWork để xác định liệu công ty chia sẻ văn phòng này có đang suôn sẻ trên con đường thống trị toàn cầu và kiếm lợi nhuận khổng lồ như Neumann khẳng định hay không.
Ngay lập tức sự hỗn loạn bùng nổ. Trên mặt báo tràn ngập các bài viết phản ánh kết quả kinh doanh yếu kém của WeWork và phong cách quản trị kỳ quái của CEO Neumann.
Trong vòng 33 ngày sau đó, giá trị vốn hóa của WeWork sụt giảm tới 70% và Neumann từ chức CEO, giấc mộng trở thành tỷ phú 1.000 tỷ USD đầu tiên trên thế giới tan vỡ. Thậm chí đã có thông tin cho rằng WeWork đang đối mặt với nguy cơ phá sản.
Softbank với cương vị là nhà đầu tư lớn nhất vào đây đã quyết định rằng họ sẽ tiếp tục vung tiền để cứu công ty này. Tiêp theo đó, gã khổng lồ Nhật Bản nắm quyền kiểm soát WeWork và đẩy đồng sáng lập Adam Neumann ra khỏi công ty. Tỷ phú liều ăn nhiều Masayoshi Son tự tin tuyên bố rằng việc đóng cửa các cơ sở kinh doanh không có lãi và tạm dừng mở rộng hoạt động sẽ giúp tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, những cam kết này đã bị dịch Covid-19 hủy hoại hoàn toàn.
WeWork hiện tại đang phải giảm giá cho một số khách hàng khi công ty cho phép nhân viên chuyển sang làm việc tại nhà để tránh sự lây lan của dịch Covid-19. WeWork cũng chưa trả tiền thuê tháng 4 cho một số chủ tòa nhà và đang nỗ lực thỏa thuận với các đơn vị cho thuê để tìm cách khắc phục.Softbank hiện đang gặp rắc rối với trận chiến pháp lý cùng Neumann sau khi anh này kiện công ty vì đã từ bỏ thỏa thuận 3 tỷ USD mua cổ phiếu từ anh và những cổ đông khác như một phần trong gói cứu trợ.
Chưa dừng lại ở đó, Neumann thậm chí còn kiện Softbank ra tòa, cáo buộc tập đoàn này và quỹ Vision Fund không tuân theo thỏa thuận mua lại cổ phiếu từ anh ta và một số cổ đông khác như một phần gói cứu trợ.
Tuy nhiên, Rob Townsend - Giám đốc pháp lý của Softbank mô tả cáo buộc trên là "vô giá trị". "Theo các điều khoản trong thỏa thuận mà Adam Neumann đã ký, Softbank không có nghĩa vụ buộc phải hoàn thành các lời đề nghị đã đưa ra".
Tanca.io Startup công nghệ hiếm hoi không nhà đầu tư vẫn vững vàng trong 'giông bão' Covid-19 Có thể nói, chính nhờ sự ăn ý tuyệt vời của các founder đã nhiều năm vào sinh ra tử, cộng với những kinh nghiệm - tài lực tích luỹ được trong khoảng 10 năm khởi nghiệp với nhiều dự án khác nhau Chỉ mới có hơn 2 năm tuổi, không nhà đầu tư và cũng bị một chút tác động tiêu cực...