Covid-19 khiến người Việt ‘ôm’ điện thoại di động nhiều hơn
Trong 6 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã để lại nhiều hậu quả đối với nền kinh tế và cũng góp phần thay đổi thói quen sinh hoạt của nhiều người, đặc biệt là việc sử dụng di động cũng tăng cao hơn.
Trung bình người dùng sử dụng smartphone 4 giờ trong ngày
Trên thế giới có khoảng 70% người dùng sử dụng smartphone nhiều hơn do tác động trực tiếp từ Covid-19. Còn tại Việt Nam, theo báo cáo “Thị trường điện thoại và ứng dụng di động Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020″ do Appota phát hành, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động chiếm đến 70% tổng dân số tương đương 150 triệu thiết bị. Trong đó, tỷ lệ người sử dụng smartphone chiếm hơn 45% dân số và xếp hạng thứ 15 trên thế giới. Số lượng thuê bao 3G – 4G chiếm 53% người dùng smartphone.
Đại dịch Covid-19 đã tác động đến thói quen sử dụng smartphone
Nhờ hạ tầng kết nối phát triển đã khiến Việt Nam đã trở thành thị trường “mobile-first” và “ưu tiên smartphone” khi đây là thiết bị kết nối internet chính thay vì PC/Laptop hay TV, máy tính bảng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các nhà phát triển và tiếp thị ứng dụng có thể khai thác được nhiều hình thức quảng cáo mới trên các thiết bị di động.
Tác động của Covid-19 khiến các nhà phát hành lớn hưởng lợi
Thời điểm đại dịch khiến người dân phải ở nhà và điều này đã khiến chơi game trở thành hình thức giải trí phổ biến. Đặc biệt tại Việt Nam, các tựa game di động miễn phí vẫn chiếm tỷ lệ cao, khiến trò chơi di động dễ dàng tiếp cận và thu hút được nhiều người chơi mới vào thời gian giãn cách xã hội mà không mất nhiều chi phí marketing.
Video đang HOT
Nhu cầu tải ứng dụng trên điện thoại tăng cao
Cụ thể, trong quý 1/2020 lượt download tăng 40% so với cùng kỳ, số lượng người chơi cũng gia tăng khoảng 30%. Báo cáo của Appota chỉ ra chuỗi cung ứng gián đoạn khiến các nhà phát hành nhỏ đình trệ hoạt động nên khó có thể tận dụng được lượng người dùng gia tăng do giãn cách xã hội.
Các tựa game có sẵn tên tuổi và phát hành đủ tiềm lực duy trì hoạt động sẽ được hưởng lợi từ lượng người chơi gia tăng đột biến trong thời kỳ dịch bệnh. Điển hình, 3 bộ môn eSport được chơi nhiều nhất bao gồm Liên Quân Mobile, Garena Free Fire và PUBG Mobile, đều đến từ các nhà phát hành lớn từ Việt Nam.
Livestream nội dung game và eSport tăng trưởng “đột phá”
Cùng với đó, livestream nội dung game và eSport cũng tăng trưởng dựa theo nhu cầu chơi game. Theo khảo sát, tại Việt Nam có 52% số người theo dõi các bộ môn eSport và các tựa game họ không chơi, điều đó chứng tỏ lượng khán giả xem livestream game còn lớn hơn số người thực sự chơi rất nhiều.
Sự tăng trưởng trên nền tảng Facebook Gaming trong thời kỳ dịch bệnh
Top 10 game trên App Store (tháng 7.2020)
So với cùng kỳ năm 2019, dưới những tác động của dịch bệnh, các hoạt động trên internet đang thực sự phát triển rõ rệt hơn bao giờ hết. Điều này mở ra nhiều cơ hội lớn cho các nhà cung cấp nội dung giải trí, quảng cáo hay thương mại điện tử trong việc phát triển sản phẩm và thúc đẩy kinh doanh.
CEO Huawei: 'Trải nghiệm 5G ở Trung Quốc là: Giả tạo, ngu ngốc và tồi tệ'
Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch bộ phận Hạ tầng viễn thông của Huawei mới đây đã thẳng thắn tổng kết trải nghiệm 5G của người dùng ở Trung Quốc qua 3 từ: Giả, Tệ, Ngu.
Hôm 14/10, Triển lãm Thông tin và Truyền thông Quốc tế Trung Quốc 2020 đã khai mạc tại Bắc Kinh. Tại lễ khai trương chiều cùng ngày, Ding Yun, giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch bộ phận Carrier BG (Hạ tầng viễn thông) đã chia sẻ quan điểm về hệ thống mạng 5G ở Trung Quốc.
"Về quy mô, không có gì nghi ngờ khi Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống mạng 5G lớn nhất thế giới. Bất kể về số lượng người dùng hay số lượng trạm phát, Trung Quốc đã là số một thế giới. Tuy nhiên, so với một số quốc gia có 5G phát triển tốt hơn, 5G của Trung Quốc vẫn còn khoảng cách về kinh nghiệm, vùng phủ sóng và tốc độ thương mại khép kín (hay doanh thu trung bình trên mỗi người dùng)", Ding Yun cho biết.
Ông Ding Yun.
Ví dụ, tốc độ tải xuống trung bình của 5G ở Hàn Quốc là hơn 600 megabit, còn tại Trung Quốc chỉ là hơn 270 megabit; còn tỷ lệ người dùng 5G của Hàn Quốc vào cuối tháng 9 đã đạt 25%, trong khi mức hiện nay của Trung Quốc chỉ khoảng 8%. Ở Hàn Quốc, chỉ số ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi người dùng) đã tăng 37% sau khi thương mại hóa 5G. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận của ba nhà mạng tại Hàn Quốc cũng đạt mức tăng trưởng hai con số.
"Khách quan mà nói, tôi cũng là một người dùng 5G. Hôm nay chúng ta mới hoàn thành giai đoạn đầu tiên xây dựng 5G. Quả thực là một cải tiến lớn so với trải nghiệm 4G, nhưng mạng 5G của chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề. Đơn giản có thể tóm lại trong ba từ: giả tạo, ngu ngốc, tồi tệ", vị CEO này khẳng định.
Theo Ding Yun, giả tạo là việc trong nhiều trường hợp, điện thoại di động của người dùng có hiển thị logo 5G nhưng không có vùng phủ sóng 5G. Trải nghiệm vẫn là 4G nhưng màn hình lại hiển thị là 5G. Ngu ngốc nằm ở việc một số nơi đã phủ sóng tín hiệu 5G, nhưng không có trạm BTS 4G nên không thể thực hiện cuộc gọi. Tồi tệ ở chỗ có vùng phủ sóng 5G ở một số nơi, nhưng trạm 4G lại nằm ở rìa của vùng. Điều này khiến cho việc chuyển giao giữa 4G và 5G thường xuyên mang lại trải nghiệm rất kém.
Hệ thống mạng 5G ở Trung Quốc đang dẫn đầu về số lượng trạm gốc, nhưng vẫn còn kém về chất lượng mạng.
Hiện số lượng người dùng 5G ở Trung Quốc đã đạt mốc 150 triệu người, nhưng tỷ lệ phù hợp giữa mạng, điện thoại di động và các gói cho người dùng 5G vẫn còn rất thấp. Nhiều người dùng đã mua gói 5G nhưng điện thoại di động của họ vẫn chỉ hỗ trợ 4G. Cũng có nhiều người dùng có điện thoại di động 5G, nhưng không ở trong vùng phủ sóng 5G.
Tất nhiên, cái gì cũng có lý do của nó. Theo ông, chi phí vận hành và bảo trì hiện là một vấn đề khó khăn trong phát triển mạng 5G. Tốc độ tối đa của 5G cao gấp 25 lần so với 4G, nhưng thiết bị 5G sẽ làm tăng đáng kể mức tiêu thụ điện của các trạm gốc, điều này đặt ra một thách thức rất lớn cho toàn bộ hệ thống cung cấp điện.
Và theo Ding Yun, ngay bây giờ cần phải thực hiện chuyển đổi cấu trúc theo kế hoạch của nền tảng CNTT để tạo ra một cơ sở kỹ thuật số hoàn toàn mới, nếu không toàn bộ hệ thống sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn trong hai năm, hoặc nhiều nhất là ba năm tới.
Appota nhận giấy phép ví điện tử AppotaPay tại Việt Nam AppotaPay trực thuộc Appota Group - công ty công nghệ giải trí số với hệ sinh thái hơn 55 triệu người dùng, vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán dưới hình thức ví điện tử. AppotaPay chính thức tham gia vào cuộc đua ví điện tử tại Việt Nam Ngân...