Covid-19 khiến châu Á thay đổi thói quen ăn uống
Khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Mỹ, cho thấy thói quen ăn uống của người châu Á có thể thay đổi sau đại dịch.
“Người tiêu dùng trên khắp châu Á có các dấu hiệu cho thấy thói quen ăn uống của họ có thể thay đổi vĩnh viễn sau khi thế giới thoát khỏi tác động của nCoV”, SCMP hôm 6/4 dẫn kết quả khảo sát trực tuyến của Nielsen.
Khảo sát lấy ý kiến của hơn 6.000 người tại 11 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á từ 6/3 đến 17/3, gồm Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan và Hong Kong.
Tại Trung Quốc, 86% người được hỏi cho hay họ sẽ ăn ở nhà thường xuyên hơn so với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát, ở Hong Kong, tỷ lệ này là 77%, còn ở Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam, con số đều ở mức 62%.
Người dân đeo khẩu trang khi mua hàng tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 3/3. Ảnh: AFP.
“Khủng hoảng Covid-19 chắc chắn làm thay đổi thái độ và hành vi của người tiêu dùng”, Vaughan Ryan, giám đốc Nielsen khu vực Đông Nam Á, nói. “Tôi không nghĩ mọi người sẽ hoàn toàn ngừng ăn ở ngoài, nhưng rõ ràng tác động của nCoV sẽ kéo dài một thời gian và hy vọng người tiêu dùng sẽ tiếp tục ăn ở nhà nhiều hơn trong tương lai gần”, Ryan nói thêm.
Khảo sát của Nielsen cũng cho thấy tại nhiều thị trường châu Á, doanh số bán các mặt hàng tiêu dùng nhanh tăng trung bình ít nhất 20% mỗi tuần kể từ khi dịch bắt đầu lan rộng vào cuối tháng 1 năm nay. Ông Ryan cho rằng điều này chứng tỏ hành vi tiêu dùng đã thay đổi.
“Cách biệt cộng đồng dẫn đến những cách thức mới, sáng tạo hơn về hành vi của người tiêu dùng, tôi tin rằng vẫn sẽ là xu hướng ngay cả sau Covid-19″, Veronica Wang, chuyên gia tại Công ty OC&C Strategy Consultants, trụ sở ở London, Anh, nhận định.
Video đang HOT
209 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19 sau khi dịch khởi phát ở Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 1,3 triệu người nhiễm, gần 75.000 người chết và hơn 280.000 người hồi phục. Mỹ và châu Âu hiện là những vùng dịch lớn nhất thế giới.
Mai Lâm
Sinh viên quốc tế rời Hàn Quốc vì lo sợ dịch Covid-19
Dịch Covid-19 tại Hàn Quốc ngày càng phức tạp khiến các du học sinh lo sợ. Nhiều sinh viên quốc tế quyết định mua vé về nước.
Trước bối cảnh lây lan của dịch Covid-19 tại Hàn Quốc, nhiều du học sinh tại đây tìm cách về nước. Bên cạnh đó, một số sinh viên châu Á ở lại lo sợ bị kỳ thị.
Nhiều sinh viên quốc tế tìm cách rời Hàn Quốc khi dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Yonhap.
Xin bảo lưu để về nước vì sợ dịch Covid-19
Theo Korea Times, nhiều du học sinh tại Hàn Quốc đang trong tình trạng lo sợ, bất ổn khi dịch viêm phổi do virus corona ngày càng phức tạp. Giới chức ngành giáo dục Hàn Quốc cho hay số sinh viên quốc tế tại đây gấp rút về quê nhà ngày càng nhiều.
Trường Quản lý và Chính sách công của Học viện Phát triển Hàn Quốc là một trong số những đơn vị xuất hiện "làn sóng xin nghỉ" của sinh viên.
Một du học sinh 20 tuổi ở Bangladesh đã xin bảo lưu các học kỳ tiếp theo để bay về nước. Nam sinh viên này bày tỏ sự lo lắng khi ở lại Hàn Quốc vì dịch bệnh đang bùng phát. Chính vì vậy, chàng trai nhanh chóng đặt vé máy bay trước khi chính phủ có thêm những động thái khác liên quan ngành hàng không.
"Nghe tin về tình hình dịch Covid-19 tại Hàn Quốc, cậu ấy lo sợ sân bay sẽ bị phong tỏa nên gấp rút trở về quê hương trước khi bị mắc kẹt", một người bạn của nam sinh trả lời trên tờ báo địa phương.
Vào thời điểm sinh viên Bangladesh về nhà, số bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Hàn Quốc đã tăng thêm 602 ca trong vòng một tuần (từ ngày 23/2 đến 29/2). Đến chiều 1/3, Hàn Quốc báo cáo thêm 376 trường hợp nhiễm virus corona mới, nâng tổng số ca lây nhiễm tại đây lên 3.526. Trong đó, hơn 70% bệnh nhân đến từ Daegu.
Hankook Ilbo đưa tin ngày 27/2, 7 sinh viên Trung Quốc tại Đại học Daegu đã trở về nhà vì sợ dịch bệnh.
"Cha mẹ của các sinh viên không yên tâm về tình hình ở đây và yêu cầu họ quay lại quê nhà", một lãnh đạo của Đại học Daegu nói.
18 người tử vong tại Hàn Quốc, tính đến ngày 1/3. Ảnh: Yonhap.
Sinh viên ở lại sợ bị kỳ thị
Đáp lại những lo ngại của sinh viên quốc tế, trường Quản lý và Chính sách công Hàn Quốc đã ra thông báo nghỉ học thêm một tuần đến ngày 3/3. Ban đầu, trường dự kiến nhập học kỳ mới ngày 10/2, bất chấp lệnh của Bộ Giáo dục Hàn Quốc về việc tạm hoãn kỳ học mùa xuân.
"Chúng tôi khó có thể bỏ qua thực trạng rằng quyết định về nước của nhiều sinh viên như sinh viên Bangladest là do lo ngại dịch Covid-19. Ngày càng nhiều sinh viên có chung mối lo này", lãnh đạo trường nói.
Trường Quản lý và Chính sách công Hàn Quốc là đại học liên kết, có khoảng 200 sinh viên. Trong đó, 50% là sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia đang phát triển. Từ năm 1997, trường đã đào tạo khoảng 2.000 sinh viên. Các sinh viên tại đây đều được chính phủ Hàn Quốc mời đến học tập, trợ cấp toàn bộ học phí, sinh hoạt phí và cung cấp nhà ở miễn phí.
Ở một diễn biến khác, ban giám hiệu trường Đại học Hanyeong báo cáo ngày 27/2 rằng các sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam, cũng trở về nhà vì lo ngại virus corona.
Nhóm du học sinh bày tỏ rằng phụ huynh rất lo lắng cho con họ khi ở tại tâm dịch. Cha mẹ của các sinh viên mong muốn họ trở về nhà càng sớm càng tốt.
Ban giám hiệu đang xem xét vấn đề này và thảo luận về việc gia hạn thị thực cho sinh viên quốc tế đến ngày 30/4. Được biết, khoảng 50% du học sinh tại đây có ý định trở về quê nhà.
Trong khi đó, những du học sinh ở lại Hàn Quốc lo sợ bị cô lập trong thời điểm dịch. Annie, sinh viên Hong Kong (Trung Quốc), đang theo học tại Hàn Quốc phải tự cách ly 14 ngày sau khi bay từ quê hương đến trường học.
Reuters dẫn lời của Annie rằng cô vấp phải sự kỳ thị và xa lánh của nhiều tài xế taxi trong lúc tìm cách di chuyển từ sân bay Incheon về trường. "Tôi bị taxi từ chối 2 lần sau khi họ hỏi tôi đến từ đâu", nữ sinh 19 tuổi tại Đại học Yonsei chia sẻ.
Theo Zing
Anh sẽ gọi 'Binh đoàn Ông bố' trở lại nếu dịch Covid-19 bùng phát Các nhân viên y tế về hưu, được gọi là "Binh đoàn Ông bố", ở Anh có thể sẽ trở lại làm việc theo những phương án khẩn cấp để đối phó tình huống Covid-19 bùng phát tại nước này. Biện pháp khẩn nói trên đang được cân nhắc, giữa lúc các lãnh đạo Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) cảnh...