COVID-19 kéo chỉ số chứng khoán Mỹ rơi xuống mức thấp nhất 30 năm
Ba chỉ số chính của Phố Wall vừa trải qua một ngày tồi tệ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1987, trong khi S&P500 chạm mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, càng cho thấy những tổn thất kinh tế to lớn mà dịch COVID-19 gây ra.
Bên trong sàn chứng khoán New York ngày 19/3. (Ảnh: Reuters)
Trong một trong những đợt chuyển sang thị trường gấu nhanh nhất, cả hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones đều kết thúc ngày giao dịch cuối cùng trong quý đầu tiên của năm ở mức thấp hơn 20% so với cuối năm 2019, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế đang khiến Mỹ chật vật đối phó và các hoạt động kinh tế ngưng trệ.
Đây cũng là mức giảm kỷ lục trong quý 1 của S&P khi người tiêu dùng được khuyến cáo ở nhà, các doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời và cho nhân viên nghỉ việc hàng loạt.
Các nhà kinh tế học hạ mạnh mức dự báo tăng trưởng cho năm 2020, còn giới đầu tư chờ đợi những báo cáo tài chính ảm đạm cho quý 1, lo ngại các công ty vỡ nợ và sa thải nhân viên hàng loạt sẽ dẫn đến suy thoái nghiêm trọng.
Hàng loạt gói kích thích tài chính và tiền tệ chưa từng thấy đã giúp vực dậy thị trường trong tuần trước, chứng kiến S&P 500 tăng 9%. Nhưng điều đó không đủ để khiến giới đầu tư tin tưởng.
Video đang HOT
Nhiều nhà đầu tư có thể đang thận trọng trước khi báo cáo về số lượng thất nghiệp và báo cáo về bảng lương cho các ngành phi nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ Năm và thứ Sáu tuần này.
Trong ngày 31/3, chỉ số Dow Jones giảm 410,32 điểm, tương đương 1,84%; S&P 500 giảm 42,06 điểm, tương đương 1,6%; còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 74,05 điểm, tương đương 0,95%.
Sàn Nasdaq ghi nhận mức giảm thấp nhất theo quý kể từ cuối năm 2018.
Trong bối cảnh đó, Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa đưa ra gói hỗ trợ khẩn cấp mới để giúp tiền tiếp tục chảy vào các doanh nghiệp và hộ gia đình Mỹ, bất chấp cú sốc kinh tế nghiêm trọng do COVID-19 gây ra.
Ngân hàng trung ương Mỹ nói rằng thoả thuận mua lại tạm thời mới (repo) sẽ giúp các ngân hàng trung ương nước ngoài được đổi chứng khoán kho bạc Mỹ lấy đô la Mỹ. Sau đó, những đồng bạc xanh có thể được chuyển cho các ngân hàng địa phương đang cần tiền mặt.
Fed nói rằng chương trình mới sẽ được triển khai từ ngày 6/4, và “chủ yếu chỉ được sử dụng trong những tình huống bất thường như hiện nay”.
Mục đích của chương trình là giảm bớt nhu cầu của các ngân hàng trung ương nước ngoài trong việc bán tháo chứng khoán kho bạc Mỹ, gây rối loạn thị trường và từ đó khiến chi phí vay mọi thứ tăng lên, từ tài sản thế chấp đến thẻ tín dụng.
BÌNH GIANG
Tự doanh CTCK bán ròng trở lại gần 500 tỷ đồng sau 6 tuần mua ròng
Các cổ phiếu trụ cột như VHM, VIC, TCB, MWG, VNM... đều bị tự doanh CTCK bán ròng mạnh.
CCQ ETF nội E1VFVN30 được khối tự doanh mua ròng mạnh với 37,6 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 696,06 điểm, tương ứng giảm 1,88% so với tuần trước. HNX-Index giảm đến 4,36% xuống 97,35 điểm. Diễn biến thị trường trong tuần qua vẫn theo chiều hướng tương đối xấu do tâm lý nhà đầu tư vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình phức tạp của dịch bênh cũng như sự khó lường của thị trường chứng khoán Mỹ.
Một số điểm cũng tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư đó là khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng và tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) bán ròng trở lại sau 6 tuần mua ròng liên tiếp trước đó. Về giao dịch của khối ngoại, trên toàn thị trường, khối này bán ròng ở mức 1.500 tỷ đồng. Còn riêng ở sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 9 liên tiếp với giá trị giảm 52% so với tuần trước và ở mức 1.407 tỷ đồng. Tính chung cả 9 tuần, khối ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 10.270 tỷ đồng. Dù vậy có một điểm tích cực trong giao dịch của khối ngoại đó là việc họ mua ròng trở lại 18 tỷ đồng ở phiên cuối tuần.
VNM được khối ngoại mua ròng trở lại ở tuần từ 23-27/3 với giá trị lên đến 164 tỷ đồng. Tiếp sau đó, CTG và VIC được mua ròng lần lượt 48 tỷ đồng và 33 tỷ đồng. Trong khi đó, MSN đứng đầu danh sách bán ròng sàn này với giá trị lên đến 443 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HPG cũng bị bán ròng 223 tỷ đồng. Các mã VRE, SVC và VHM đều có giá trị bán ròng của khối ngoại lớn hơn 100 tỷ đồng.
Đối với khối tự doanh, theo dữ liệu của FiinPro, tự doanh CTCK bán ròng trở lại gần 500 tỷ đồng trong tuần từ 23-27/3 sau 6 tuần mua ròng liên tiếp trước đó, tương ứng khối lượng bán ròng là 17,5 triệu cổ phiếu.
Trong đó, GEX là cổ phiếu bị tự doanh CTCK bán ròng mạnh nhất với giá trị 83 tỷ đồng. CAV cũng bị bán ròng đến hơn 80 tỷ đồng. Các cổ phiếu trụ cột như VHM, VIC, TCB, MWG, VNM... đều bị tự doanh CTCK bán ròng mạnh trong tuần. VHM bị bán ròng 60 tỷ đồng, VIC cũng bị bán ròng gần 49 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, CCQ ETF nội E1VFVN30 được khối tự doanh mua ròng mạnh với 37,6 tỷ đồng. Các cổ phiếu vừa và nhỏ như NBB, TDM, DXG, TCM, KBC.. đều lọt vào top mua ròng của khối tự doanh trong tuần qua nhưng giá trị đều không lớn.
10 cổ phiếu/CCQ được khối tự doanh mua ròng mạnh nhất sàn HoSE. Nguồn: FiinPro
Dẫn chứng 'bài học Thái Lan', lãnh đạo PYN Elite khẳng định TTCK Việt Nam đang rất rẻ Lãnh đạo quỹ PYN Elite cho rằng các biến cố trên thị trường chứng khoán là một phần không thể thiếu trong thế giới đầu tư và mang lại cơ hội để kiếm lợi nhuận dài hạn. Dẫn chứng 'bài học Thái Lan', lãnh đạo PYN Elite khẳng định TTCK Việt Nam đang rất rẻ Ông Petri Deryng, Giám đốc Quỹ đầu tư...