Covid-19 gây nhiễm trùng đường ruột, thận và nhiều cơ quan khác
Virus viêm phổi có thể lây nhiễm trên khắp cơ thể, tới phổi, cổ họng, tim, gan, não, thận và ruột.
Công bố hôm 13/5 trên tạp chí Nature Medicine, nhóm nghiên cứu của Đại học Hongkong cho biết virus viêm phổi có thể tấn công nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Phát hiện này giúp giải thích vì sao các triệu chứng của người nhiễm Covid-19 xuất hiện ở nhiều bộ phận ngoài hệ hô hấp. Trong đó bao gồm các cục máu đông gây đột quỵ ở người trẻ tuổi, làm tắc nghẽn hệ thống lọc máu, chứng đau đầu và thậm chí suy thận.
Covid-19 được phân loại là virus đường hô hấp, lây nhiễm qua các giọt hô hấp, nhưng nó vẫn có thể gây ra tiêu chảy và nhiều triệu chứng tiêu hóa khác. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy dấu vết của virus trong phân của bệnh nhân mắc Covid-19. Bằng chứng này cho thấy nó có thể lây nhiễm qua chất thải.
Nhà nghiên cứu Jie Zhou và các đồng nghiệp tại Đại học Hongkong đã thử tìm hiểu xem virus SARS-CoV-2 có thể phát triển mạnh thế nào tại ruột. Trong các mẫu thí nghiệm ở cả dơi và người, virus xâm nhập nhiều cơ quan nội tạng. Virus không chỉ sống mà còn phát triển theo cấp số nhân.
“Đường ruột của người có thể là đường lây nhiễm của SARS-CoV-2″- nhóm nghiên cứu công bố.
Video đang HOT
Covid-19 không chỉ gây viêm phổi mà còn xâm nhập và gây tổn thương nhiều nội tạng khác. Ảnh: New York Times.
“Một bệnh nhân nữ 68 tuổi bị sốt, đau họng, ho nhiều và bị tiêu chảy sau khi nhập viện tại bệnh viện Princess Margaret. Chúng tôi đã phân lập virus truyền nhiễm từ mẫu phân của bà ấy. Tại đây chúng tôi đã chứng minh được virus nhân rộng trong các chất hữu cơ ở đường ruột”- Zhou và đồng nghiệp cho biết thêm.
Bên cạnh đó, một nhóm nghiên cứu khác tại Trung tâm Y tế Đại học Hamburg-Eppendorf (Đức) cũng thực hiện khám nghiệm tử thi của 27 bệnh nhân tử vong vì Covid-19. Họ tìm thấy dấu vết của virus ở nhiều bộ phận trong cơ thể bệnh nhân.
Virus viêm phổi hoạt động chủ yếu ở thận, điều này giải thích tỉ lệ tổn thương thận thường cao hơn những bộ phận khác trên bệnh nhân Covid-19.
Nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể khiến các bệnh nền trở nên nặng hơn. Ngược lại, những người mắc bệnh tim, tiểu đường và đặc biệt là bệnh thận cũng sẽ dễ bị tổn thương với loại virus này do khả năng tự hồi phục thấp hơn người khỏe mạnh.
Giày có thể lây Covid-19 cho bạn hay không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus SARS CoV-2 gây dịch Covid-19 có thể sống trên các bề mặt như thủy tinh, nhựa, thép và bìa cứng.
Trước khi vào nhà hãy tháo giày ra, khử trùng giày dép của bạn bằng cách giặt hoặc lau chúng - Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy SARS CoV-2 có thể lây lan qua giày của bạn. Mặc dù xác suất nhiễm virus cao nhất là do tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh nhưng một báo cáo nghiên cứu được công bố trên website của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho rằng giày có thể là phương tiện mang virus hiệu quả cao, theo ciriscience.org.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chuyên gia Trung Quốc đã thu thập các mẫu bệnh phẩm từ sàn nhà, máy tính, khẩu trang của bệnh nhân, thùng rác, tay vịn, thiết bị bảo vệ cá nhân và cửa thoát khí trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) ở một bệnh viện tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Kết quả xét nghiệm dương tính ở tất cả các khu vực bị nhiễm bẩn và mức độ kìm giữ virus cao hơn nhiều ở các mẫu xét nghiệm giẻ lau sàn, có thể do trọng lực và luồng không khí khiến hầu hết các giọt bắn virus đáp xuống sàn nhà.
Ngoài ra, các nhân viên y tế thường đi bộ quanh các phòng bệnh và đó là lý do tại sao đế giày của nhân viên phòng ICU cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus này. Nghiên cứu chứng minh rằng đôi giày mà nhân viên y tế mang có thể mang và truyền virus một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu khác, do các chuyên gia của Đại học Arizona (Mỹ) thực hiện và được đăng tải trên trang web ciriscience.org, cho thấy đáy và bên trong giày chứa một lượng lớn vi khuẩn, với trung bình 421.000 đơn vị vi khuẩn ở bên ngoài giày và 2.887 đơn vị vi khuẩn ở bên trong giày.
Một số vi khuẩn được tìm thấy trên giày bao gồm: Escherichia coli - gây nhiễm trùng đường ruột và đường tiết niệu, viêm màng não và bệnh tiêu chảy; Klebsiella - gây nhiễm trùng máu, vết thương cũng như viêm phổi; và Serratia ficaria - nguyên nhân hiếm gặp gây nhiễm trùng đường hô hấp và vết thương.
Lý do tại sao giày là nơi sinh sản của nhiều vi khuẩn và virus là vì chúng tiếp xúc với vi trùng và bụi bẩn khi chúng ta ra ngoài và sau đó tất cả những "vị khách không mời" đó được đưa về nhà bạn, theo ciriscience.org.
Các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19
Trước khi vào nhà hãy tháo giày ra.
Khử trùng giày dép của bạn bằng cách giặt hoặc lau chúng. Với giày, bạn nên chọn loại có thể giặt được bằng máy giặt.
Mang giày riêng để đi ra ngoài và giày dép riêng để đi lại trong nhà, theo ciriscience.org.
Quyên Quân
Các mẹ đua nhau mua thuốc tăng sức đề kháng cho con trong mùa dịch bệnh virus corona, chuyên gia nói gì? Lo sợ rằng hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên khi thấy dịch bệnh do virus corona bùng phát, nhiều bố mẹ đã thi nhau đi mua thuốc, vitamin tăng sức đề kháng cho con. Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho bé chống lại bệnh tật, nhất là trong thời điểm dịch bệnh do...