Covid-19 diễn biến phức tạp tại Campuchia, Singapore
Campuchia ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao nhất trong hơn 6 tuần, trong khi Singapore ghi nhận nhiều ổ dịch diễn biến phức tạp.
Các tiểu thương tại chợ Kamrieng (tỉnh Battambang, Campuchia) chờ xét nghiệm Covid-19. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH RASMEI NEWS
Tờ Khmer Times ngày 12.9 đưa tin Campuchia ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 cao nhất trong hơn 6 tuần, với xu hướng tiếp tục gia tăng.
Theo số liệu chính thức, cả nước ghi nhận thêm 662 ca nhiễm, nâng tổng số lên 99.504, trong đó co 82.584 ca trong cộng đồng và 16.920 ca du nhập từ nước ngoài.
Nhiều tỉnh tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm cao, đặc biệt là tại Battambang, nơi đã đóng cửa chợ Kamrieng sau khi phát hiện 252 ca nhiễm. Siem Reap cũng bị ảnh hưởng nặng nề và chính quyền thành phố ban hành lệnh phong tỏa từ ngày 12-18.9.
Cũng trong ngày 12.9, giới chức Campuchia thông báo về việc ghi nhận thêm 12 ca tử vong do Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên 2.040.
Campuchia cảnh giác khi số ca Covid-19 tăng vọt vì biến thể Delta, Phnom Penh dẫn đầu
Tại Singapore, Đài Channel News Asia đưa tin cả nước ghi nhận thêm 550 ca nhiễm trong cộng đồng trong vòng 24 giờ, tính đến trưa 11.9.
Theo Bộ Y tế Singapore, 2 ổ dịch lớn vừa được phát hiện, trong đó khu Chinatown với 44 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm liên quan nơi này lên 66, gồm những tiểu thương, nhân viên vệ sinh và một số người khác.
Cụm lây nhiễm thứ 2 là tại trường mầm non PCF Sparkletots Braddell Heights, nơi có 3 ca nhiễm mới trong tổng cộng 22 ca liên quan. Theo Bộ Y tế, việc lây nhiễm diễn ra giữa các em trong cùng lớp và lây lan đến những người tiếp xúc ở nhà. Trường sẽ đóng cửa đến hết ngày 20.9 để khử khuẩn cẩn thận.
Theo tờ Today , Singapore dừng mọi hoạt động thăm viếng trực tiếp tại các nhà dưỡng lão từ ngày 13.9, sau khi có 42 ca nhiễm Covid-19 tại 18 nhà dưỡng lão được ghi nhận trong vào 2 tuần qua. Singapore hiện ghi nhận 71.167 ca nhiễm Covid-19 với 58 ca tử vong.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/9: Indonesia phạt người tự ý tiêm liều vaccine thứ ba; Thái Lan tiêm vaccine cho trẻ em
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 9/9, có 9 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 77.640 ca mắc COVID-19 và 1.233 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 10.759.354 ca, trong đó 238.570 người tử vong.
Một nhân viên y tế được tiêm ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 1/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày 9/9, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Philippines với 22.820 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.161.892 ca.
Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Malaysia với 19.307 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 1.900.467 ca mắc COVID-19.
Thái Lan đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc trong ngày 2/9 với 16.031 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.338.550 ca.
Tiếp đó là Việt Nam với 12.424 ca, Indonesia với 5.990 ca mắc, Campuchia với 589 ca, Timor-Leste với 269 ca, Lào với 166 ca, Timor-Lester với 165 ca và Brunei với 148 ca.
Về số ca tử vong, có 8 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (334 ca), Malaysia (323 ca), Việt Nam (272 ca), Thái Lan (220 ca), Philippines (61 ca), Campuchia (20 ca), Timo-Lester (2 ca) và Brunei (1 ca).
Indonesia phạt người tự tiêm liều vaccine COVID-19 thứ ba
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân tại Denpasar, trên đảo Bali, Indonesia, ngày 2/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 9/9, Bộ Y tế Indonesia đã yêu cầu chính quyền các địa phương áp dụng các hình phạt đối với những người bị phát hiện tự ý tiêm liều thứ ba vaccine COVID-19.
Người phát ngôn Bộ Y tế Siti Nadia Tarmizi cho biết tất cả các hình thức giám sát liên quan đến quá trình tiêm chủng - cả liều một, liều hai và liều tăng cường - đều thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, huyện/thành phố. Nếu phát hiện vi phạm, chính quyền địa phương có thể cùng cơ quan pháp luật áp các chế tài.
Bà Nadia khẳng định rằng theo các quy định hiện hành, chương trình tiêm chủng nhắc lại hiện mới chỉ dành cho các nhân viên y tế và các nhân viên hỗ trợ làm việc tại các cơ sở chăm sóc y tế.
Theo Bộ Y tế Indonesia, kể từ khi khởi động ngày 14/7 đến ngày 8/9, 741.907 trong tổng số 1.468.764 nhân viên y tế đã được tiêm tăng cường mũi ba bằng vaccine Moderna, đạt 50,51% mục tiêu đề ra.
Thái Lan xúc tiến tiêm vaccine cho trẻ từ 3 tuổi
Một em nhỏ chờ tại điểm đăng ký tiêm vaccine COVID-19 tại bệnh viện ở Narathiwat ngày 18/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Thái Lan đang xem xét khả năng tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
Tờ Bangkok Post ngày 9/9 đưa tin Tổng Thư ký FDA Paisarn Dankum thông báo công ty Biogenetech, đơn vị được FDA chấp thuận nhập khẩu vaccine của Sinopharm (Trung Quốc), ngày 2/9 đã trình đề xuất hạ độ tuổi cho những người có thể tiêm vaccine của Sinopharm từ trên 18 tuổi xuống trên 3 tuổi. Ông Paisarn cho biết một ủy ban của FDA đang xem xét đề xuất này và sẽ đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày tới. Công thức vaccine sẽ giống với công thức mà FDA đã phê duyệt trước đó.
Hiện ở Thái Lan có 2 loại vaccine có thể được tiêm cho trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên là vaccine của Pfizer và Moderna. Đối với việc tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, ngoài Sinopharm, Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) cũng đang theo dõi và yêu cầu các tài liệu hỗ trợ từ các nhà sản xuất của Sinovac.
Trong khi đó, Học viện Hoàng gia Chulabhorn đã mở đăng ký đặt vaccine của Sinopharm cho các cơ sở giáo dục để tiêm miễn phí cho học sinh trong độ tuổi từ 10-18. Chiến dịch tiêm chủng này nhằm tạo khả năng miễn dịch cho học sinh trước khi học kỳ mới bắt đầu. Học viện cho biết họ sẽ thực hiện tiêm chủng cho 50.000 học sinh với điều kiện là học sinh chưa được tiêm chủng bất kỳ loại vaccine ngừa COVID-19 nào trước đó và phải được sự đồng ý của phụ huynh. Những học sinh đăng ký sẽ được tiêm chủng từ ngày 20/9 và Học viện sẽ theo dõi các phản ứng trong vòng 1 năm.
Chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đặt mục tiêu có 50 triệu người, tức 70% của tổng dân số 70 triệu người, được tiêm vaccine ngừa COVID-19 để tạo ra miễn dịch cộng đồng. Dự kiến, Thái Lan sẽ mua được khoảng 124 triệu liều vaccine vào cuối năm nay. Nước này cũng có kế hoạch mua ít nhất 200 triệu liều vaccine trong năm 2022 để tiêm nhắc lại và đối phó với các biến thể của virus
Singapore nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với người lao động nhập cư
Người dân xếp hàng mua đồ ăn mang về để phòng lây nhiễm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ tuần tới, Singapore sẽ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại đối với người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá sau hơn 1 năm thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn ổ dịch COVID-19 tại đây.
Bộ Nhân lực Singapore ngày 9/9 đã đưa ra thông báo trên sau khi hơn 90% người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá đã được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Tỷ lệ này cao hơn 81% tỷ lệ tiêm chủng trên cả nước. Hiện quốc gia Đông Nam Á này là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cao nhất thế giới.
Theo quyết định mới công bố, Singapore sẽ thực hiện thí điểm cho phép 500 lao động nhập cư đã tiêm đầy đủ vaccine được tới các địa điểm công cộng có chọn lọc trong 6 giờ/tuần. Nhóm người này cũng buộc phải tiến hành xét nghiệm COVID-19 trước và sau 3 ngày mỗi khi tới các địa điểm công cộng. Chương trình thí điểm sẽ được thực hiện trong 1 tháng để cơ quan chức năng Singapore đánh giá và đưa ra quyết định tiếp theo.
Trong khi đó, toàn bộ người lao động nhập cư khác sẽ được phép tới các trung tâm giải trí tối đa 2 lần/tuần và chương trình du ngoạn do các tổ chức phi chính phủ dành cho người lao động nhập cư tới các địa điểm tham quan địa phương sẽ được khôi phục.
Từ tháng 4/2020, Singapore áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại gắt gao đối với hàng chục nghìn người lao động nhập cư sau khi phát hiện nhiều ổ dịch tại khu cư xá của người lao động diện này. Nhờ chiến dịch tiêm chủng được đẩy mạnh, trong 2 tuần qua, Singapore ghi nhận hơn 100 ca nhiễm mới/ngày và đã dỡ bỏ phần lớn các biện pháp hạn chế trong từng giai đoạn mở cửa. Tuy nhiên, hiện số ca nhiễm mới rải rác trong cộng đồng, thay vì tập trung ở các ổ dịch như trước đây.
Campuchia kéo dài các biện pháp hạn chế tại thủ đô thêm 14 ngày
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 4/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính quyền thủ đô Phnom Penh của Campuchia vừa ra quyết định kéo dài các biện pháp hành chính và ngừng các hoạt động có rủi ro lây nhiễm COVID-19 ở mức cao thêm 14 ngày, từ ngày 9/9-23/9 tới.
Các cơ sở giáo dục công và tư chưa được mở cửa trở lại; các hình thức kinh doanh câu lạc bộ như karaoke, quán bar, sàn nhảy, vườn bia, sòng bạc vẫn phải đóng cửa; khu sinh thái, bảo tàng, khu vui chơi, mát xa, xông hơi, phòng gym, trung tâm thể thao tiếp tục ngừng hoạt động và việc tụ tập đông người uống bia rượu bị cấm.
Hãng thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) ngày 9/9 dẫn thông cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia về sự chuẩn bị và phản ứng của nước này trước diễn biến tiếp theo của đại dịch COVID-19. Thông cáo trên đánh giá Campuchia đang trong giai đoạn mới của đại dịch, với số ca nhiễm COVID-19 giảm vài tuần trở lại đây và độ phủ vaccine ở mức cao. Chính phủ Campuchia đã khởi động lại chiến lược chống COVID-19 tập trung ngăn chặn lây nhiễm, giảm tối thiểu gián đoạn hoạt động và bảo vệ người dân.
Bộ Y tế Campuchia ngày 9/9 xác nhận tổng số ca tử vong vì dịch COVID-19 tại nước này đã vượt mốc 2.000 người khi 24 giờ qua có thêm 20 người tử vong.
Bộ Y tế cũng thông báo có thêm 589 ca mắc COVID-19, trong đó có 148 ca nhập cảnh và 441 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia kể từ đầu mùa dịch đến nay lên 97.525 ca.
Trong mấy ngày gần đây tổng số ca nhiễm biến thể Delta được phát hiện tại Campuchia đã tăng lên 3.323 ca tại hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Lào tăng cường các biện pháp phòng chống COVID-19
Tiêm phòng vaccine COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Lào đã tăng cường nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan trên diện rộng trong bối cảnh số ca nhiễm mới gần đây có chiều hướng gia tăng.
Theo đó, Ủy ban phòng chống COVID-19 thủ đô Viêng Chăn vừa có thông báo về mức xử phạt đối với việc vi phạm quy định trong giai đoạn thực hiện biện pháp chống lây nhiễm dịch bệnh, dao động từ 500.000 kíp (khoảng 1 triệu đồng) đến 10 triệu kíp (khoảng 20 triệu đồng) tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Đồng thời, để kiểm soát việc thực hiện qui định cấm phương tiện giao thông đi lại trên các tuyến đường ở thủ đô từ 22h đêm đến 5h sáng, cơ quan công an thành phố Viêng Chăn cũng đã lập các chốt kiểm soát trên nhiều tuyến đường.
Là một trong những tỉnh luôn ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất cả nước, Savannakhet đã có một bộ quy tắc về tuân thủ quy định phòng dịch. Theo đó, người vi phạm cũng sẽ chịu các mức phạt tiền theo từng mức độ.
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế Lào ngày 9/9 cho biết, trong 24h qua, nước này ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 mới bao gồm 84 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 82 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo Bộ Y tế Lào, số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại nước này vẫn ở mức cao. Đáng chú ý, tình hình dịch ở tỉnh Khammuan có dấu hiệu phức tạp khi tiếp tục ghi nhận các ca cộng đồng sau khi người dân đi lấy mẫu xét nghiệm tại trung tâm y tế. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 16.742 ca, trong đó có 16 người tử vong.
COVID-19 tại ASEAN hết 7/9: Trên 235.500 ca tử vong; Philippines tái phong toả thủ đô chỉ sau 1 ngày dỡ bỏ Trong ngày 7/9, các nước ASEAN ghi nhận trên 73.000 ca nhiễm mới và 1.726 ca tử vong, đưa tổng số ca tử vong trong khối vượt mốc 235.500 ca. Philippines tái phong toả thủ đô chỉ 1 ngày sau khi thông báo dỡ bỏ yêu cầu người dân phải ở nhà. Người dân chờ tiêm vaccine tại trung tâm tiêm chủng ở...