COVID-19 có thể ‘thổi bay’ gần 11 tỷ USD lợi nhuận của các đại gia công nghệ châu Á
Theo nghiên cứu của Goldman Sachs, nhóm các hãng công nghệ lớn của châu Á đang phải đối mặt với thiệt hại gần 11 tỷ USD lợi nhuận chủ yếu do dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới toàn ngành.
Nạn nhân đầu tiên và lớn nhất là Foxconn. Công ty Đài Loan chịu trách nhiệm lắp ráp iPhone đối mặt với mức giảm 1,8 tỷ USD lợi nhuận. Theo Goldman, số này tương ứng thiệt hại 39% lợi nhuận của năm tài chính này. Doanh thu cũng giảm 8%, khoảng 15,4 tỷ USD. Hãng đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động ở Trung Quốc, công suất nhà máy không thể chạy tối đa.
Samsung chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh
Chủ tịch Young Liu nói rằng virus đã vượt qua khỏi biên giới Trung Quốc, đe dọa không chỉ nhu cầu tiêu thụ smartphone mà là toàn bộ các mặt hàng điện tử. “Không tính được ảnh hưởng của dịch bệnh tới cả năm nay, vì vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường hết được” – ông cho biết.
Dự báo về thu nhập, Goldman Sachs cho rằng nhu cầu của thị trường đại lục sẽ giảm 30%, kéo dài hơn sáu tháng. Các nhà máy sẽ chỉ duy trì được một nửa công suất trong 8 tuần, tính từ tháng Hai vừa qua. COVID-19 bùng phát mạnh ở Trung Quốc và sau đó lan ra các nước khác, khiến cho giao thương hàng hóa gồm nhập vào nguyên liệu lẫn xuất bán sản phẩm đều khó khăn.
Nhìn chung, mức độ chịu thiệt hại còn tùy thuộc vào việc công ty đó bị lệ thuộc vào Trung Quốc đến mức nào. Càng gắn bó thân thiết thì càng bị mất nhiều doanh thu, lợi nhuận, và ngược lại.
Video đang HOT
Dự đoán của Goldmans Sachs về lợi nhuận sụt giảm của các ông lớn châu Á do dịch bệnh
Một công ty Đài Loan khác là TSMC cũng không tránh khỏi số phận. Dự đoán công ty đúc chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới sẽ mất khoảng 500 triệu USD lợi nhuận, giảm 3%. Doanh thu cũng giảm ở mức tương tự, mất khoảng 1,4 tỷ USD. Phía TSMC trước đó dự báo doanh thu sẽ tăng 20% nhờ nhu cầu các thiết bị 5G.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát ngoài dự kiến khiến họ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Một lợi thế so với Foxonn là họ chủ yếu sản xuất tại Đài Loan, do vậy ít phụ thuộc vào Trung Quốc đang trong tâm bão.
Đại gia Hàn Quốc là Samsung Electronics cũng là một nạn nhân. Theo Goldmans ước tính, công ty có thể mất tới 1,4 tỷ USD lợi nhuận, chưa bao gồm ảnh hưởng của virus đang lây lan ở quê nhà Samsung. Hàn Quốc đang là một trong những ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, làm gián đoạn cả về chuỗi cung ứng lẫn nhu cầu mua sắm. Thiệt hại sẽ còn cao hơn tính toán ban đầu.
Foxconn ‘thê thảm’ vì COVID-19
Ở Nhật Bản, người đáng lo nhất là công ty chuyên cung ứng linh kiện điện tử Murata. COVID-19 có thể làm giảm doanh thu tụ điện đa lớp, một mặt hàng mà họ dẫn đầu thế giới và cung cấp chp Apple. Ước tính, họ có thể bị thiệt hại gần 335 triệu USD lợi nhuận trong năm tài khóa này vì virus.
Một công ty Nhật khác là TDK cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực. Việc sản xuất của họ chủ yếu ở Trung Quốc, do vậy lợi nhuận có thể giảm 19%. Ngoài ra, việc người dân hạn chế mua smartphone cùng nhiều đồ điện tử khác trong mùa dịch cũng ảnh hưởng tới các hãng sản xuất linh kiện khác như SK Hynix, Kyocera, Sony, đều sẽ mất tới hàng trăm triệu USD lợi nhuận.
Theo VN Review
Các đại gia công nghệ Hàn Quốc trong nỗi lo dịch Corona
Samsung, LG và nhiều công ty Hàn Quốc đang gia tăng cảnh giác sau khi số ca nhiễm và tử vong do virus viêm phổi tại đất nước này tăng dữ dội.
Tập đoàn Samsung ngày 22/2 xác nhận một trường hợp dương tính với chủng virus corona mới đã được phát hiện tại khu phức hợp nhà máy thiết bị di dộng đặt tại thành phố Gumi, phía đông nam Hàn Quốc.
Toàn bộ cơ sở này phải đóng cửa đến sáng 24/2, riêng tòa nhà mà người nhân viên nhiễm bệnh làm việc được cô lập đến sáng 25/2. Cổ phiếu Samsung tại Seoul đã giảm 3% sau thông tin này.
Các nhân viên phun thuốc khử trùng tại một khu chợ ở Daegu (Hàn Quốc) hôm 23/2.
Hơn một tháng sau khi bùng phát tại Trung Quốc, dịch Covid-19 đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, bao gồm Hàn Quốc với hơn 830 ca nhiễm bệnh, trong đó 7 ca tử vong tính đến chiều 24/2, trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Nhiều tập đoàn Nhật Bản và Singapore cũng đang thực hiện các bước để ngăn chặn nguy cơ lây lan virus.
Đồng won đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, sàn chứng khoán ngập sắc đỏ sau khi Hàn Quốc nâng báo động quốc gia lên mức cao nhất. Chỉ trong 24 giờ, số ca bệnh mới được xác nhận tại xứ sở kim chi là hơn 200 người.
Trường hợp nhiễm bệnh trong nhà máy Samsung tại Gumi cũng ảnh hưởng đến các tập đoàn có dây chuyền sản xuất ở đây như LG Electronics, LG Display, Toray Group... Trong khi Samsung có 2 dây chuyền smartphone tại Gumi thì LG cũng có các nhà máy sản xuất TV.
Thành phố Daegu và tỉnh Gyeongbuk là 2 ổ dịch corona tại Hàn Quốc. LG Electronics đã yêu cầu công nhân trở về từ Daegu làm việc tại nhà, LG Display cũng yêu cầu nhân viên không được đến nơi làm việc trong 2 tuần nếu từng đến Daegu gần đây, trong khi các nhân viên trụ sở bị hạn chế đến Daegu nếu không được chính quyền chấp thuận.
Nhà máy của Samsung tại Gumi chủ yếu sản xuất smartphone cao cấp cho thị trường trong nước, trong khi 50% sản lượng smartphone của Samsung trên toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Việc đóng cửa nhà máy Gumi có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các mẫu máy như Galaxy Z Flip hay Galaxy Fold.
"Sức khỏe và sự an toàn của nhân viên là ưu tiên cao nhất của chúng tôi. Công ty lên kế hoạch tiến hành mọi biện pháp cần thiết để khử trùng và khống chế kịp thời", thông cáo của Samsung cho biết.
Theo Zing
Đây là 10 startup kỳ lân lớn nhất châu Á, đa số hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và có xuất thân từ Trung Quốc Trào lưu startup đã nở rộ trong những năm gần đây, đưa nhiều công ty lên đỉnh vinh quang với định giá lên đến hàng tỷ USD. CB Insights đã công bố top 10 kì lân lớn nhất châu Á, 6/10 là startup đến từ Trung Quốc. Công ty hiện đang được định giá cao nhất chính là Bytedane với 75 tỷ USD....