Covid-19 có thể lây trong nửa phút tiếp xúc
Sáng 26.7, Bộ Y tế đã tập huấn sử dụng phần mềm bluezone. Đây là phần mềm cài đặt lưu giữ thông tin về “đường đi” của mỗi cá nhân, giúp truy vết nguồn gốc những người tiếp xúc gần ca mắc Covid-19.
Điều trị cách ly ca bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Đà Nẵng – ẢNH: BỘ Y TẾ CUNG CẤP
Tại buổi tập huấn, TS Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế, cho biết: “Mỗi cá nhân sẽ tải app về điện thoại cá nhân (tương tự như tải phần mềm khai báo y tế). Trong trường hợp xuất hiện ca nhiễm, phần mềm này sẽ cung cấp thông tin đã thu thập, lưu giữ về: thời điểm, quãng thời gian, khoảng cách tiếp xúc (trong vòng 2 m) những người liên quan với ca bệnh, từ đó xác định được các ca tiếp xúc gần, các ca tiếp xúc với người tiếp xúc gần, để thực hiện khai báo y tế, cách ly phù hợp”.
Sáng 27.7: Không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, BN416 và BN418 vẫn diễn biến nặng
Theo Bộ Y tế, phần mềm này dự kiến sẽ được triển khai từ hôm nay (27.7), trước mắt sẽ tại TP.Đà Nẵng và dần mở rộng tại các tỉnh, TP khác.
Đáng lưu ý, tại buổi tập huấn, chuyên gia dịch tễ đánh giá truy vết rất cần thiết trong kiểm soát dịch lây lan, vì trong một số tình huống tiếp xúc, có thể chỉ trong nửa phút đã có thể lây nhiễm Covid-19.
Hôm nay (27.7), BCĐ sẽ họp, bàn về việc triển khai xét nghiệm sàng lọc chủ động Covid-19 trong cộng đồng, dự kiến sẽ thực hiện với các nhóm ưu tiên, nguy cơ cao như: các BN mắc bệnh đường hô hấp vào điều trị tại các BV; những trường hợp có ho, sốt, biểu hiện cảm cúm trong cộng đồng; những nơi có tập trung đông người.
Bộ Y tế ra thông báo khẩn liên quan đến BN420, người từng tới một chung cư ở TP.HCM
Bộ Y tế gửi công văn khẩn tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng
Bộ Y tế yêu cầu cơ quan ban ngành của các tỉnh/thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng hiệu quả trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh/thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.
So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc cả nước giảm 55,6%, số trường hợp nhập viện giảm 51,5%, tuy vậy một số tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh gia tăng trong các tuần gần đây như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh.
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, dự báo số mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã gửi Công văn Khẩn số 583/DP-DT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bác sĩ bệnh viện E chăm sóc cho bệnh nhi nhiễm tay chân miệng. Ảnh: BVCC.
Bộ Y tế giao Sở Y tế các tỉnh/thành phố tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các Ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh nâng cao sức khỏe nhân dân.
Thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi; tuyên truyền các biện pháp phòng chống lây nhiễm tay chân miệng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình.
Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.
Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo tại các bệnh viện và trong các cơ sở điều trị, đặc biệt giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
Chủ động chuẩn bị đủ kinh phí để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế.
Thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ các đơn vị trên địa bàn triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
Sốt xuất huyết vào mùa: Phòng bệnh bắt đầu từ việc "muỗi" Đối với những nơi đã từng phát sinh dịch sốt xuất huyết thì khả năng cao sẽ lại tiếp tục phát sinh dịch do quần thể muỗi gây bệnh vẫn còn. Các hóa chất diệt muỗi chỉ được khuyến cáo sử dụng khi dịch đã bùng phát. Ảnh minh họa. Nguy cơ từ 1 con muỗi Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm...