COVID-19 có thể kích hoạt ’sóng thần’ bệnh nhân tiểu đường
Một trong những hậu quả trực tiếp của đại dịch COVID-19 ở Anh là có thể kích hoạt “sóng thần” bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Theo tờ Dailymail, cảnh báo trên do các chuyên gia về tiểu đường hàng đầu ở Anh đưa ra. Theo đó, vào cuối năm 2022, có thể có ít nhất 200.000 ca mắc tiểu đường mới được chẩn đoán. Con số này cao gấp đôi so với một năm bình thường.
Tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi đường máu của bệnh nhân quá cao, thường là do tuổi tác, béo phì và thiếu vận động. Bệnh này có thể gây suy tim, mù lòa và thậm chí hoại tử các chi.
Một số nhóm bác sĩ gia đình cho biết số ca được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 tăng 56%. Nếu con số ước tính 200.000 nói trên là đúng, sẽ có làn sóng bệnh nhân tiểu đường, gây ra “khủng hoảng chồng khủng hoảng”.
Giáo sư Andrew Boulton, Chủ tịch Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế, ngày 21/11 nhận định: “Ảnh hưởng của COVID-19 có nghĩa là chúng ta đang đối mặt với một số cuộc khủng hoảng khác nhau của bệnh tiểu đường tuýp 2 cùng lúc. Tôi sợ chúng ta sẽ thấy cơn sóng thần tiểu đường và biến chứng của bệnh trong hai năm tới”.
Video đang HOT
Các chuyên gia chỉ ra ba yếu tố gây tăng số ca bệnh tiểu đường tuýp 2. Đầu tiên là số ca mắc bệnh nhưng chưa được chẩn đoán bị dồn lại do thiếu thăm khám bệnh trực tiếp. Tiếp đó là tình trạng tăng cân do phải ở nhà nhiều vì các lệnh phong tỏa. Người Anh trung bình tăng 1,3kg từ đầu đại dịch. Tiếp đó là nhân tố gây tò mò nhất: dữ liệu cho thấy bản thân bệnh COVID-19 có thể khiến một số người dễ bị tổn thương mắc tiểu đường tuýp 2.
Các nghiên cứu của Anh cho thấy cứ 20 bệnh nhân COVID-19 nhập viện thì có gần 1 người được chẩn đoán mắc tiểu đường trong vòng 5 tháng sau khi nhiễm bệnh. Con số này cao gấp ba lần so với số người Anh bị tiểu đường tuýp 2 trong giai đoạn 5 tháng trung bình.
Tiến sĩ Kevin Fernando, bác sĩ gia đình tại North Berwick nhận định có bằng chứng chứng minh mối liên hệ rõ ràng giữa COVID-19 và tiểu đường.
Tiến sĩ David Strain, chuyên gia tiểu đường tại khoa y thuộc Đại học Exeter nói: “Trước COVID-19, hiếm có bệnh nhân gặp bác sĩ mà bị biến chứng giai đoạn cuối bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi quá trình giám sát căn bệnh bị gián đoạn nghiêm trọng, tình trạng này càng phổ biến. Có thể phải tới năm 2023 mới tìm được hết số bệnh nhân này, lúc đó họ đã gặp nguy cơ biến chứng cao rồi”.
Khoảng 4,9 triệu người Anh mắc tiểu đường, trong đó 90% là mắc tuýp 2. Bệnh tuýp 2 có thể được kiểm soát tốt nhờ kiểm tra sức khỏe, dùng thuốc, chế độ ăn và tập thể dục. Tuy nhiên, trì hoãn điều trị có thể làm tăng nguy cơ biến chứng chết người. Mỗi năm có khoảng 36.000 người Anh mắc tiểu đường chết sớm.
COVID-19 xuất hiện đã khiến quá trình kiểm tra căn bệnh này bị gián đoạn, hủy hoại nỗ lực phát hiện sớm.
Số liệu mới trên toàn nước Anh cho thấy chưa tới 37.000 người được chẩn đoán từ tháng 4/2020 tới tháng 3/2021. Trong cùng giai đoạn các năm trước, có trung bình trên 100.000 ca tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán.
Con số thực sự có thể là hơn 100.000 người và có nghĩa là năm 2022, số người được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 có thể đạt 200.000 hoặc cao hơn.
Các nghiên cứu cho thấy COVID-19 cũng có thể gây tiểu đường tuýp 1.
Một giả thiết là một loại thuốc được dùng để trị COVID-19 là dexamethasone có thể gây tiểu đường tuýp 2 ở người có lượng đường huyết tăng bất thường. Thuốc này có tác dụng phụ là tăng đường huyết.
Thuốc trị nhiễm trùng mới có khả năng vô hiệu hóa SARS-CoV-2
Một nghiên cứu vừa công bố một loại thuốc mới có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng ở vết loét bàn chân của bệnh nhân tiểu đường, đồng thời vô hiệu hóa SARS-CoV-2 (vi rút gây bệnh Covid-19).
Theo báo cáo trên chuyên san Applied Physics Letters, các nhà khoa học tại Đại học Nam Úc (UniSA) đã phát triển một công thức mới giúp điều trị lở loét chân cho bệnh nhân tiểu đường - phương pháp chống vi khuẩn kháng thuốc mà không dùng kháng sinh, có thể được sử dụng dưới dạng kem, gel, xịt hoặc băng vết thương.
Ông Endre J.Szili, nghiên cứu viên cấp cao tại UniSA, cho biết: "Lở loét chân là một vấn đề đáng lo ngại đối với bệnh nhân tiểu đường. Thuốc kháng sinh thường là phương pháp điều trị ban đầu, nhưng vi khuẩn ngày càng kháng thuốc và chúng ta cần một giải pháp mới".
Phương pháp này dựa trên việc sử dụng plasma lạnh để kích hoạt các phân tử cho acetyl theo yêu cầu. Nghiên cứu dùng dung dịch nước gồm hỗn hợp các phân tử có tính ô xy hóa cao hoạt động để tạo ra công thức kháng khuẩn. Tác dụng tổng hợp ô xy hóa mạnh mẽ giữa các phân tử có thể tiêu diệt vi khuẩn trong các vết thương mãn tính.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy bên cạnh khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây vết thương thông thường như trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) và tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), phương pháp này còn có thể vô hiệu hóa SARS-Cov-2.
Công nghệ này thuộc sở hữu của Công ty AGA Nanotech có trụ sở tại Anh và có thể được sử dụng để khử trùng các bề mặt trong bệnh viện thông qua hệ thống điều hòa không khí. Tuy nhiên, nó hiện vẫn chưa được thử nghiệm trên biến thể Delta, theo trang Fox News đưa tin hôm 12.11.
Năm 2022 tiếp tục tiêm miễn phí vắc xin Covid-19 cho người dân
Đường huyết trước khi ngủ bao nhiêu là tốt cho sức khỏe? Những người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết. Đây là bước quan trọng giúp họ có thể sống chung với bệnh. Với một số trường hợp, người bệnh phải kiểm tra đường huyết vài lần trong ngày, đặc biệt là trước khi ngủ. Người mắc bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát đường huyết tốt thì sẽ phải...