Covid-19 có thể gây thiệt hại 8.800 tỷ USD
Đại dịch Covid-19 có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu từ 5.800-8.800 tỷ USD, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Con số này gấp đôi dự báo trong tháng trước và tương đương với 6,4%-9,7% sản lượng kinh tế thế giới. Nhà kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, cho rằng tác động của dịch Covid-19 cho thấy bức tranh rộng lớn hơn về ảnh hưởng kinh tế, đồng thời cho biết thêm các chính sách can thiệp có thể đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu thiệt hại cho các nền kinh tế. ADB đưa ra dự báo này với giả định rằng việc phong tỏa các hoạt động kinh tế phòng chống dịch kéo dài 6 tháng.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã cắt giảm mạnh lãi suất và đưa ra các biện pháp kích thích lớn để chống lại tác động của Covid-19. Đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, số người tìm kiếm trợ cấp thất nghiệp đã tăng gần 3 triệu vào tuần trước. Đầu tuần này, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cảnh báo sự phục hồi kinh tế của Mỹ có thể sẽ chậm hơn so với dự kiến ban đầu.
Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, vàng đạt đỉnh
Giá vàng hôm nay (16/5) tiếp tục đạt đỉnh trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang và khả năng thâm hụt ngân sách lớn của nền kinh tế Mỹ.
Video đang HOT
6h30 sáng nay, giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng 1.742 USD/ounce, tăng 08 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Bất chấp sự phục hồi của đồng USD, giá vàng cuối tuần vẫn có phiên chốt điểm ấn tượng, khi leo lên đỉnh của giá vàng gần 8 năm qua.
Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, vàng đạt đỉnh.
Ông Colin Hamilton, nhà phân tích hàng hóa tại BMO Capital Markets, cho rằng chính sách nới lỏng định lượng của Cục dự trữ Liên bang Mỹ - Fed, và mục tiêu lãi suất duy trì ở mức 0% sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong thời gian tới.
Dù chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đã làm lu mờ triển vọng đưa lãi suất về âm, nhưng các chuyên gia cho rằng việc nới lỏng định lượng không giới hạn và lãi suất đang giữ vùng 0 trong tương lai gần sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng thế giới đi lên.
Bên cạnh đó, căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang khi tổng thống Trump tuyên bố không muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cho thấy mối quan hệ của ông với Bắc Kinh đang xấu đi nhanh chóng vì COVID-19. Tổng thống Mỹ khẳng định nếu bây giờ cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, Mỹ có thể "tiết kiệm được 500 tỷ USD".
Đáng chú ý theo giới đầu tư vàng quốc tế, dường như đà tăng giá của vàng hiện nay chỉ mới bắt đầu bởi cho đến thời điểm này, vàng vẫn được xem là tài sản trú ẩn an toàn nhất và vẫn liên tục mang lại lợi nhuận cho giới đầu tư, trong bối cảnh sự không chắc chắn về kinh tế, thâm hụt ngân sách cũng như trái phiếu mang lại lợi suất thấp.
Bộ tài chính Mỹ cho biết, chi ngân sách của tháng 4 tăng lên mức kỷ lục 979,71 tỷ USD, do Chính phủ thực hiện chương trình hỗ trợ lớn chưa từng có tiền lệ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Để dễ so sánh, trong năm ngoái trung bình chi ngân sách mỗi tháng chỉ vào khoảng 384 tỷ USD.
Nguồn thu của tháng 4 giảm xuống còn 241,86 tỷ USD, giảm 55% so với tháng 4/2019. Do đó tháng 4 ngân sách Mỹ bị thâm hụt 737,85 tỷ USD.
Giá vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 15/5, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức: 48,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,55 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 48,32 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,71 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng hôm nay 4/5: Tuần đầu tháng, giao dịch trầm lắng Giá vàng giảm khi các nhà đầu tư có xu hướng chốt lời trước bối cảnh một số quốc gia có kế hoạch nới lỏng các lệnh hạn chế để sản xuất tiêu dùng trở lại. Chốt phiên cuối tuần ngày 2/5, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 47,75 triệu đồng/lượng (mua...