Covid-19 có thể gây đái tháo đường đột ngột
Covid-19 đã liên tục khiến các bác sĩ ngạc nhiên bởi số lượng lớn các cơ quan mà nó có thể ảnh hưởng. Theo một nghiên cứu, virus này thậm chí có thể tấn công tế bào ở tuyến tụy, gây đái tháo đường.
Từng được coi là căn bệnh chủ yếu ở đường hô hấp, nhưng Covid-19 đã liên tục khiến các bác sĩ ngạc nhiên bởi số lượng lớn các hệ thống cơ thể mà nó có thể ảnh hưởng.
Trong số ra ngày 2/9 của tạp chí Nature Metabolism, các nhà khoa học đã báo cáo về trường hợp một nam thanh niên 19 tuổi người Đức bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi đi nghỉ cùng gia đình. Bệnh nhân không có các triệu chứng truyền thống của Covid-19, cho đến khi phải nhập viện trong tình trạng sụt cân gần 12kg chỉ trong vài tuần, đi tiểu thường xuyên và đau ở bên trái.
Các bác sĩ nhận thấy mức đường huyết của bệnh nhân cao gấp ba lần mức bình thường. Họ nghi ngờ bệnh nhân bị đái tháo đường loại 1 (thường được chẩn đoán khi còn nhỏ), nhưng bệnh nhân có xét nghiệm âm tính với các biến thể di truyền và kháng thể thường liên quan đến đái tháo đường loại 1.
Cả đái tháo đường và Covid-19 đều có thể khiến hệ miễn dịch phản ứng thái quá
Đái tháo đường diễn ra khi tuyến tụy ngừng sản xuất đủ insulin, một enzym đưa đường từ máu vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng. Lượng đường trong máu quá cao có thể gây hư hại thành mạch máu, dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, mù và cắt cụt chi.
Trong trường hợp của bệnh nhân 19 tuổi người Đức, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết virus SARS-CoV-2 khiến hệ miễn dịch tấn công các tế bào beta ở tuyến tụy, nơi xử lý insulin. Những tế bào này chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh được gọi là thụ thể ACE2. Thật trùng hợp, những thụ thể này là nơi bề mặt có gai của virus corona bám vào tế bào. Đái tháo đường loại 1 cũng được cho là một rối loạn tự miễn, trong đó cơ thể tấn công các tế bào beta khỏe mạnh và ức chế chúng.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo một số trường hợp Covid-19 khác gây ra đái tháo đường. Có sự gia tăng đái tháo đường tự miễn trong đại dịch Covid-19 và giả thuyết của các nhà nghiên cứu là một lời giải thích hợp lý.
Nhưng không phải tất cả các chuyên gia đều bị thuyết phục – một số người đặt câu hỏi liệu đái tháo đường này là loại 1, loại 2 (có thể đẩy lùi nhờ chế độ ăn uống và tập thể dục) hay một loại khác được gọi là đái tháo đường khởi phát đột ngột. Một số trường hợp đái tháo đường liên quan đến virus SARS-CoV-2 đã khỏi theo thời gian; đái tháo đường loại 1 thường không thể hồi phục.
Video đang HOT
Các triệu chứng đái tháo đường cần theo dõi
Theo Hội Đái tháo đường Mỹ, các triệu chứng của đái tháo đường bao gồm mệt mỏi cực độ, khát nước hoặc đói quá mức, tăng cân hoặc giảm cân và mờ mắt. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số này dù có chẩn đoán Covid-19 hay không.
Đối với bản thân bạn, hãy làm mọi cách để ngăn chặn sự lây nhiễm và lây lan Covid-19 ngay từ đầu: Đeo khẩu trang, đi xét nghiệm nếu nghĩ mình bị nhiễm virus, tránh đám đông (và quán bar và tiệc tùng trong nhà), thực hành giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên, khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào.
Những người có nguy cơ mắc bệnh Whitmore
Whitmore có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua khiến người bệnh diễn biến nặng.
Gần đây, Việt Nam ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Whitmore. Số bệnh nhân tăng từ cuối tháng 7.
Nguy cơ mắc bệnh cao hơn vào mùa mưa
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết: "Theo các tài liệu y khoa và điều tra dịch tễ, Whitmore không phân bố theo mùa mà xuất hiện rải rác quanh năm. Tuy nhiên, trong 3-4 năm gần đây, số ca mắc tăng từ tháng 7 đến cuối năm".
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Quốc Toàn.
Nguyên nhân có thể là khoảng thời gian này trùng với mùa mưa tại Việt Nam. Theo bác sĩ Thúy, Whitmore là vi khuẩn sống trong bùn, đất và nguồn nước bị nhiễm bẩn.
"Trong mùa mưa, độ ẩm nhiệt độ thay đổi, đồng thời tình trạng ngập úng khiến nguy cơ tiếp xúc vi khuẩn của người lao động, trẻ em cao hơn", thạc sĩ này nhận định.
Theo chuyên gia này, Whitmore có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường, gout, suy giảm hệ miễn dịch..., có nguy cơ mắc và bị nặng hơn.
Những người lao động chân tay, tiếp xúc thường xuyên với bùn, đất như nông dân cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Ngoài ra, trẻ em dễ mắc khi chúng vô tình tiếp xúc bùn đất, vi khuẩn trên đồ chơi.
"Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc vi khuẩn này đều có biểu hiện bệnh. Theo báo cáo trên thế giới, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Whitmore nhưng không có triệu chứng khá cao", thạc sĩ Thúy nói.
Triệu chứng dễ nhầm
Thạc sĩ Thúy cho biết biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này rất đa dạng. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng ban đầu như viêm tuyến nước bọt mang tai, ổ viêm da lâu lành...
Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm khuẩn khác. Điển hình, với thể bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai trong Whitmore, giai đoạn đầu rất dễ nhầm với chứng quai bị. Ổ viêm ở quai bị sẽ nhỏ đi sau 3-5 ngày và dần cải thiện. Với Whitmore, ổ viêm sẽ to dần, diễn biến nặng hơn nếu không điều trị kháng sinh phù hợp.
"Một số người cho rằng đó là vết nhiễm trùng da đơn giản nên không điều trị hoặc tự dùng thuốc, khiến tình trạng bệnh kéo dài. Sau một thời gian, các vết to dần và gây đau đớn. Khi bệnh được phát hiện, tình trạng đã khá nặng", bác sĩ Thúy chia sẻ.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, Whitmore có thể chuyển nặng và dẫn tới tử vong. Hầu hết trường hợp diễn biến nặng đều nằm trong nhóm trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu hoặc người có nhiều bệnh nền, mạn tính.
Trưởng khoa Nhi kể: "Tôi từng gặp ca bệnh rất nặng khi còn công tác tại khoa Cấp cứu. Người này suy giảm miễn dịch do nghiện rượu, có các ổ áp-xe ở khắp nơi như gan, cơ chân tay, phổi trên nền nhiễm khuẩn huyết. Với trường hợp này, chúng tôi vẫn có khả năng xử lý. Tuy nhiên, họ phải được phát hiện và chuyển đến kịp thời".
Mới đây, một trường hợp tại Thanh Hóa bị ngừng tim khi đang trên đường đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bác sĩ không kịp cứu chữa trường hợp này.
Whitmore có thể để lại di chứng nếu áp-xe xuất hiện ở một số vị trí đặc biệt như phổi, thận, gan, lách, não hay thần kinh trung ương.
Whitmore có thuốc điều trị đặc hiệu
Hiện nay, chúng ta chưa có vaccine phòng Whitmore. Song thuốc điều trị bệnh này rất phổ biến.
"Thuốc điều trị Whitmore có ở tất cả tuyến bệnh viện. Bisepton hay thuốc kháng sinh thế hệ 3 thông thường đều được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc nhân viên y tế có phát hiện bệnh hay không", thạc sĩ Thúy cho biết.
Nếu chỉ được chẩn đoán như bệnh nhiễm trùng thông thường và điều trị trong thời gian ngắn, tình trạng có thể kéo dài dẫn đến thể nặng. Người bệnh có thể gặp các nguy cơ như suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết, các thể viêm thận, thần kinh trung ương bị ảnh hưởng.
Thạc sĩ Thúy lưu ý: "Bên cạnh điều trị cấp tính trong 2-4 tuần, bệnh nhân cần duy trì xử lý trong 3-6 tháng mới có thể dứt điểm tình hình, tránh tái phát".
Chuyên gia khuyến cáo người dân nên đi khám khi có các vấn đề bất thường như sốt, viêm nhiễm...
Mọi người cần đảm bảo an toàn lao động bằng các phương tiện như ủng, găng tay, băng kín các vết xước trước khi làm việc, tránh tiếp xúc nơi có nguy cơ lây nhiễm. Nếu tiếp xúc bùn, đất, nguồn nước bẩn, người dân cần nhanh chóng sát khuẩn và sơ cứu đúng quy trình.
Người bị suy thận bảo vệ sức khỏe như thế nào trong dịch Covid-19? Hầu hết trong số 30 ca mắc Covid-19 tử vong (đến sáng 27.8) tại Việt Nam là các bệnh nhân có bệnh mãn tính như ung thư, đái tháo đường, suy tim, suy thận, tăng huyết áp...; trong đó, các ca suy thận chiếm đa số. Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho bệnh nhân thận nhân tạo tại Hà Nội -...