Covid-19: Chuyên gia Trung Quốc trấn an thời gian ủ bệnh lâu là rất hiếm
Một trong những chuyên gia về hô hấp hàng đầu của Trung Quốc hôm 18-2 cảnh báo chủng virus corona mới ( SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 có thời gian ủ bệnh dài bất thường chỉ là một số ít trường hợp.
Thời gian ủ bệnh dài bất thường đã làm dấy lên mối lo ngại về việc đưa ra chẩn đoán chính xác nhưng chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng của Trung Quốc Chung Nam Sơn cho rằng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ.
Chuyên gia này nói trong một cuộc họp báo tại TP Quảng Châu rằng nghiên cứu cho thấy thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới 24 ngày nhưng con số trung bình là từ 3-7 ngày.
Ông Chung nhấn mạnh: “Đây là vấn đề xem xét đa số hoặc thiểu số các trường hợp. 3-7 ngày là khoảng thời gian trung bình và nó được áp dụng cho hầu hết trường hợp. Nhưng tôi không ngạc nhiên khi có những ngoại lệ”.
Chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng của Trung Quốc Chung Nam Sơn. Ảnh: Reuters
Ông Chung cùng nhóm của mình đã xem xét dữ liệu từ 1.099 bệnh nhân tại 522 bệnh viện trên cả nước. Họ phát hiện chỉ một bệnh nhân có thời gian ủ bệnh 24 ngày và 13 trường hợp có thời gian ủ bệnh hơn 14 ngày.
Video đang HOT
Mốc 14 ngày là khoảng thời gian khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để theo dõi các ca nhiễm và được dựa trên dữ liệu từ các bệnh do virus corona khác gây ra.
Chuyên gia này nói: “Trong tài liệu nghiên cứu của mình, chúng tôi phải trung thực và do đó chúng tôi đã tuyên bố rằng thời gian ủ bệnh dao động từ 0 đến 24 ngày. Tuy nhiên, chỉ một trong số 1.099 trường hợp có thời gian ủ bệnh là 24 ngày và chỉ 13 ca có thời gian ủ bệnh dài hơn 14 ngày”.
Thời gian ủ bệnh dài bất thường làm dấy lên lo ngại rằng SARS-CoV-2 có thể “bất động” lâu hơn nhiều so với những ước tính trước đây, khiến cho việc chẩn đoán chính xác gặp khó khăn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước đó ước tính giai đoạn ủ bệnh của SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 là từ 1 đến 12,5 ngày trong khi trung bình ở vào khoảng 5 đến 6 ngày.
Hôm 16-2, Trung Quốc ghi nhận một trường hợp ở tỉnh Hà Nam cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khoảng 19 ngày sau khi nhập viện.
Trong động thái trấn an người dân khi số ca tử vong trên toàn cầu lên đến 2.005 hôm 19-2, ông Michael Ryan, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cho rằng dịch Covid-19 đang rất nghiêm trọng và có thể còn tiếp diễn nhưng nhấn mạnh ảnh hưởng của dịch bên ngoài tỉnh Hồ Bắc là “rất, rất nhỏ”.
Đến nay có khoảng 900 ca nhiễm trên toàn cầu, trong đó có 5 trường hợp tử vong được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là Pháp, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan và Hồng Kông.
Xuân Mai
Theo SCMP/Người lao động
Vì sao nói chủng mới virus corona ở Trung Quốc bất thường?
Chủng mới virus corona gây dịch COVID-19 hiện nay được giới chuyên gia đánh giá là một chủng bất thường và có nhiều câu hỏi liên quan tới chủng virus này tới nay chưa được giải đáp rõ ràng.
Hình ảnh chủng mới virus corona gây dịch COVID-19 (màu cam) dưới kính hiển vi - Ảnh: AP
Theo Đài CNN (Mỹ), giới chuyên gia cho rằng chủng mới virus corona (SARS-CoV-2) được đánh giá là bất bình thường vì nhiều lý do. Đầu tiên, khoa học tin rằng chủng virus này đã lây lan từ một loài vật khác sang người, đây là một tình huống hiếm xảy ra.
Kế nữa, chủng virus corona mới đang hoành hành tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) lại là chủng có thể lây nhiễm từ người sang người, đây lại là trường hợp hiếm xảy ra hơn nữa.
Một người nhiễm bệnh thậm chí còn có thể không có biểu hiện triệu chứng bệnh sau 14 ngày phơi nhiễm virus mới. Khoảng thời gian từ 2-14 ngày cho tới nay vẫn là khoảng thời gian ủ bệnh được khuyến cáo của giới y khoa thế giới.
Thực tế này là đặc biệt đáng lo ngại vì nó cho thấy nguy cơ chủng mới virus corona có thể lây nhiễm ngay cả khi người mang mầm bệnh chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Những triệu chứng bệnh phổ biến nhất ở người bệnh bị COVID-19 gồm sốt, ho, sổ mũi, đau họng, khó thở. "Tình trạng bệnh có thể nặng hơn với một số người và có thể dẫn tới viêm phổi hoặc khó thở", Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo.
"Hiếm gặp hơn, bệnh này có thể gây tử vong. Những người già, những người đã có sẵn các bệnh tật khác trong người (như tiểu đường và tim mạch) có vẻ là những người dễ bị biến chứng nặng hơn khi nhiễm phải virus corona chủng mới", cũng theo khuyến cáo.
Trong diễn biến liên quan, theo Đài ABC, tới nay giới chuyên gia quốc tế vẫn chưa hiểu những thay đổi trong phương pháp thống kê số ca nhiễm SARS-CoV-2 của Trung Quốc cho thấy dịch bệnh COVID-19 tại đây đang diễn biến xấu đi hay tốt hơn.
Nhìn chung, theo bác sĩ John Wiesman, người đứng đầu cơ quan y tế bang Washington (Mỹ), nơi xác nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên của Mỹ, cho rằng để phòng ngừa bệnh COVID-19, công chúng "nên áp dụng những cách phòng ngừa như đã áp dụng với bệnh cúm mùa".
Ngoài ra mọi người cũng cần rửa tay sạch thường xuyên với xà bông và nước trong ít nhất 20 giây. WHO cũng khuyến cáo mọi người nên đứng xa ít nhất 2m với ai đó nghi nhiễm bệnh.
Theo Tuổi trẻ
WHO ủng hộ liệu pháp sử dụng huyết tương cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 Một chuyên gia cấp cứu hàng đầu tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sau đó, sử dụng huyết tương là một cách tiếp cận rất hợp lý để điều trị, nhưng điều quan trọng là phải có thời gian để tối đa hóa khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Các bác sĩ ở Thượng Hải đang sử dụng...