Covid-19: châu Âu có thể sắp bước vào ‘giai đoạn tĩnh lặng lâu dài’
Tổ chức Y tế thế giới cho rằng đại dịch Covid-19 sắp lắng xuống tại châu Âu, mang lại cơ hội kiểm soát lây nhiễm tốt hơn.
Một chợ cá tại Copenhagen, Đan Mạch vào ngày 1.2 khi nước này dỡ bỏ mọi quy định giới hạn nội địa về phòng chống Covid-19. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 3.2 dẫn lời giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Hans Kluge cho rằng sau 2 năm đại dịch Covid-19, châu Âu có thể sắp bước vào giai đoạn lắng xuống nhờ tỷ lệ tiêm vắc xin cao, biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn và mùa đông trôi qua.
Theo ông, giai đoạn sắp tới có thể là “sự ngừng bắn với khả năng mang lại yên bình và giúp chúng ta có thể có giai đoạn tĩnh lặng kéo dài”.
Mức kháng thể cao nhờ tỷ lệ tiêm vắc xin cao và ở những người đã khỏi bệnh, cùng với việc chuyển mùa còn giúp châu Âu có khả năng tốt hơn trong việc đối phó đại dịch lây lan mạnh trở lại.
“Ngay cả khi với một biến thể lây lan mạnh hơn, châu Âu vẫn có khả năng ứng phó được với các biến thể mới vốn sẽ xuất hiện không thể tránh khỏi mà không cần áp dụng lại các biện pháp ngăn chặn như trước”, ông nhận định.
Nên cách ly bao lâu để tránh lây Covid-19 cho người khác?
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng điều đó không có nghĩa là đại dịch qua đi mà là cơ hội kiểm soát lây nhiễm. Theo ông, viễn cảnh lạc quan chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các nước tiếp tục các chiến dịch tiêm vắc xin và tăng cường giám sát các biến thể mới.
Bên cạnh đó, ông kêu gọi cơ quan y tế bảo vệ các nhóm có nguy cơ và nâng cao trách nhiệm cá nhân trong việc khoảng cách và đeo khẩu trang.
Khu vực châu Âu theo phân chia của WHO, gồm 53 nước trong đó có một số nước Trung Á, đã ghi nhận thêm khoảng 12 triệu ca nhiễm trong tuần qua, mức cao nhất kể từ đầu dịch.
Tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện thấp hơn các đợt dịch trước giúp các nước như Anh, Ireland và Pháp dỡ bỏ đáng kể các quy định giới hạn trong phòng chống dịch, dù số ca nhiễm vẫn rất cao.
Đan Mạch hôm 1.2 trở thành nước EU đầu tiên dỡ bỏ tất cả các giới hạn về phòng chống Covid-19 trong nước. Na Uy cũng có quyết định tương tự vào cùng ngày.
Liên quan biến thể phụ BA.2 của Omicron, WHO cho biết biến thể phụ này đã xuất hiện tại 5 nước châu Phi và đang gây lo ngại vì các mẫu bệnh phẩm có thể không được xác định là một dạng của Omicron.
Theo chuyên gia Nicksy Gumede-Moeletsi của WHO tại châu Phi, biến thể phụ này đã xuất hiện tại Botswana, Kenya, Malawi, Senegal và Nam Phi. Bà cho biết WHO đang phối hợp chặt chẽ với các phòng thí nghiệm, đề nghị gửi các mẫu đã được xác định không phải là Omicron để phân tích thêm.
Trung Quốc sẽ tiếp tục “Zero Covid” bao lâu nữa?
Trong khi đó, giám đốc khu vực châu Phi của WHO Matshidiso Moeti lo ngại rằng tỷ lệ tiêm vắc xin tại châu lục này sẽ sụt giảm vì biến thể Omicron bị xem là ít gây bệnh nặng.
Theo bà, châu Phi ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 thấp hơn so với dự kiến vì châu lục này thiếu sự kết nối và dân số còn khá trẻ.
Đất nước coi Covid-19 như cảm lạnh
Dù số ca nhiễm còn cao, Đan Mạch vẫn quyết định dỡ bỏ mọi giới hạn trong đại dịch Covid-19.
Chào mừng bạn đến với Đan Mạch, nơi Covid-19 đã kết thúc một lần nữa. Ngày 1/2, quốc gia vùng Scandinavia đã trở thành nơi đầu tiên ở châu Âu chấm dứt mọi luật lệ liên quan đến virus SARS-CoV-2.
Trong mắt của Chính phủ Đan Mạch và đại đa số 5,8 triệu dân, virus SARS-CoV-2 không còn được coi là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội". Số ca nhiễm vẫn cao - rất cao (45.000 ca vào ngày 1/2) - nhưng người Đan Mạch đã sẵn sàng bước tiếp. Ngay cả khi có kết quả dương tính, một người không còn có nghĩa vụ pháp lý phải tự cách ly.
Nhà ga trung tâm ở Thủ đô Copenhagen
Tại Thủ đô Copenhagen, mọi người chen chúc trên tàu điện ngầm, xe buýt và vào các cửa hàng, không đeo khẩu trang.
Ngay cả biến thể BA.2 (thuộc Omicron) dễ lây truyền hơn đang thống trị ở Đan Mạch cũng không thể khiến mọi người bi quan. Tyra Grove Krause, Giám đốc Phòng chống lây nhiễm tại Cơ quan Bệnh truyền nhiễm SSI của đất nước, nhận định, không có cách nào khác ngoài việc để làn sóng mới "chạy qua dân".
"Với Omicron, không thể ngăn chặn sự lây lan, ngay cả với các hạn chế nghiêm ngặt", bà Krause nói. Bà dự đoán khả năng miễn dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng cao của Đan Mạch sẽ đẩy làn sóng mới nhất suy giảm vào giữa tháng 2. Covid-19 hiện đã giống với bệnh cảm thông thường.
Stine Thrane Andreasson, sinh viên, chia sẻ: "Thật tuyệt vời. Tôi rất vui và như trẻ lại khi có thể ra ngoài và làm tất cả những việc từng làm. Tôi không nghĩ các hạn chế sẽ sớm được gỡ bỏ như vậy".
Nhưng Andreasson vẫn đang làm quen với sự tự do mới. "Có cảm giác như bạn đang làm điều gì đó bất hợp pháp khi vào cửa hàng mà không đeo khẩu trang", cô nói.
Đan Mạch từng áp dụng chính sách tự do như vậy vào tháng 9 cho tới khi thay đổi hoàn toàn do Omicron tấn công vào cuối năm 2021.
Bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát và các điểm hòa nhạc đều đóng cửa trong Giáng sinh. Hầu hết mọi nơi đều yêu cầu khẩu trang và hộ chiếu vắc xin. Không rõ về biến thể mới, Đan Mạch không muốn hệ thống y tế trở nên quá tải.
Tại chợ cá ở Copenhagen
Michael Bang Petersen, Giáo sư khoa học chính trị và cố vấn chính phủ, đánh giá: "Trong suốt đại dịch, dữ liệu của chúng tôi cho thấy nỗi lo chính của người Đan Mạch không phải là sức khỏe của họ mà là bệnh viện bị quá tải".
Jens Flinck Bertelsen, kiến trúc sư đang làm việc ở trung tâm Copenhagen, nói, có một "cảm giác mâu thuẫn", giữa tỷ lệ lây nhiễm cao hiện nay và các hạn chế đã được dỡ bỏ.
"Nhưng tôi tin tưởng các nhà chức trách nắm bắt được tình hình. Dù số ca nhiễm rất cao và có nhiều người phải nhập viện, nhưng hệ thống y tế sẽ không quá tải nếu chúng ta mở cửa".
Đan Mạch đã phát triển tốt trong thời kỳ đại dịch. Đan Mạch đứng đầu bảng xếp hạng về thành tích kinh tế 2 năm qua trong danh sách 23 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Tỷ lệ tử vong trên một triệu dân là 640 người, khoảng một nửa mức trung bình của Tây Âu.
Các chuyên gia Đan Mạch lạc quan rằng Omicron báo trước "khởi đầu sự kết thúc" của giai đoạn cấp tính đại dịch Covid-19.
Số người tử vong vì Covid-19 ở Đan Mạch luôn rất thấp trong 2 năm qua, chưa tới 40 ca/ngày. Ngày 1/2 có 45.000 ca nhiễm mới nhưng chỉ có 15 người mất.
Hơn 80% dân số đã tiêm đủ 2 mũi, 60% đã tiêm mũi tăng cường.
COVID-19 thế giới 18-1: Liều vắc xin thứ tư - kháng thể tăng cao nhưng vẫn nhiễm Theo một nghiên cứu sơ bộ ở Israel, mũi vắc xin COVID-19 thứ tư dù tăng cường kháng thể lên mức cao hơn so với lần tiêm thứ ba, nó không đủ khả năng để ngăn bị nhiễm biến thể Omicron của virus gây SARS-CoV-2. Người đàn ông trong hình được tiêm liều vắc xin phòng bệnh COVID-19 thứ tư sau khi Israel...