Coteccons (CTD) bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc và công bố các vấn đề nền tảng trong chiến lược kinh doanh
Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) vừa ra nghị quyết thông qua các vấn đề mang tính nền tảng trong chiến lược kinh doanh, nhân sự cho Coteccons thời gian tới.
Ông Võ Thanh Liêm, giữ chức quyền Tổng giám đốc Coteccons từ ngày 6/8/2020
Theo đó, Hội đồng quản trị CTD bổ nhiệm ông Võ Thanh Liêm, hiện là Phó tổng giám đốc làm quyền Tổng giám đốc Công ty Coteccons kể từ ngày 6/8/2020.
Khởi động đổi mới để bước ra sân chơi quốc tế
Với vị thế dẫn đầu trong ngành xây lắp nhiều năm qua, Coteccons vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu tại thị trường Việt Nam với những công trình quy mô siêu lớn, đòi hỏi yêu cầu cao cả về kỹ thuật, năng lực và an toàn như: Landmark 81, Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, Tòa nhà trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, Casino Nam Hội An, Hồ Tràm Strip, Masteri Thảo Điền, Goldview, City Garden, Diamond Island…
Coteccons còn là doanh nghiệp tư nhân số 1 trong ngành xây dựng theo Vietnam Report và thuộc Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, theo công bố của Forbes trong 7 năm liên tiếp gần đây.
Mới đây, Coteccons đã công bố trúng thầu 5 dự án mới với tổng giá trị hợp đồng gần 3.200 tỷ đồng. Tầm nhìn của Công ty trong 5 đến 10 năm tới là sẽ bước ra các công trình ở thị trường quốc tế và gia tăng giá trị của Công ty để tiếp tục là niềm tự hào thương hiệu Việt Nam.
Với tầm nhìn này, nền tảng vận hành Công ty cần có sự cải tiến và bổ sung thêm nguồn lực chất lượng. Do đó, HĐQT đã quyết định bắt tay hợp tác với các tập đoàn, chuyên gia tư vấn hàng đầu thế giới về chiến lược, nhân sự, kỹ thuật và tài chính để nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế để sẵn sàng cho Coteccons bước ra sân chơi khu vực và quốc tế.
Các nhiệm vụ trọng yếu trước mắt được HĐQT Coteccons đưa ra gồm: Xây dựng chiến lược kinh doanh mới, với sự tư vấn của các chuyên gia thế giới để đưa Coteccons thành thương hiệu quốc gia có giá trị cao của Việt Nam, có năng lực vượt trội đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
Các Tiểu Ban trực thuộc HĐQT được tái cơ cấu và nâng cấp trở thành các ban chuyên biệt, đóng vai trò tư vấn và ra quyết định trong phạm vi được ủy quyền, nhằm đảm bảo sự ổn định trong kinh doanh và tuân thủ việc thực thi chiến lược cũng như áp dụng các thông lệ tốt nhất.
Các Tiểu ban sẽ hoạt động như một cầu nối để đảm bảo tính xuyên suốt giữa công tác quản trị và điều hành tại Coteccons. Thành viên các Tiểu ban sẽ bao gồm các thành viên HĐQT, thành viên Ban điều hành và các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực liên quan được Coteccons mời từ bên ngoài.
Các chuyên gia được đề cử có ông Wayne Harris, chuyên gia xây dựng có nhiều kinh nghiệm với các chuyên ngành về an toàn sức khỏe và quản lý vận hành, người có 3 năm phục vụ với Coteccons và hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc ở các thị trường khác nhau.
Video đang HOT
Tiếp đến là ông David Evans, chuyên gia tư vấn quản lý và chiến lược cấp cao trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý các nhà thầu, tư vấn xây dựng cho các dự án phức tạp tại các thị trường khác nhau trên toàn cầu.
Cấu trúc tổ chức của Công ty sẽ được hoàn thiện để thực hiện chiến lược kinh doanh mới đặt ra. Ngoài ra, tất cả các thành viên HĐQT đều nhất trí nhìn nhận quan điểm của nhau và có thể tự do trình bày ý kiến, góc nhìn khác nhau.
Quan điểm và ý kiến của các thành viên sẽ được lắng nghe, xem xét trong văn hóa hòa nhập và tôn trọng theo các thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất của Coteccons trên phương diện công ty và của các bên liên quan.
Kế thừa giá trị truyền thống, xây dựng chuẩn mực mới
Coteccons thành công và giữ vị trí dẫn đầu nhờ vào sức mạnh của tập thể đội ngũ cán bộ nhân viên đầy nhiệt huyết và sáng tạo trong suốt 16 năm qua. Giờ đây, với sự hỗ trợ của HĐQT mới, ông Võ Thanh Liêm, quyền Tổng giám đốc cùng với Ban điều hành sẽ là những người kế thừa giá trị truyền thống và phát huy chuẩn mực mới, tiếp tục xây dựng Cotecons thành một “đế chế” hùng mạnh trong ngành xây dựng.
Ông Võ Thanh Liêm là một trong những lãnh đạo chủ chốt góp phần dẫn dắt Coteccons trở thành nhà thầu số 1 tại Việt Nam.
Ông Võ Thanh Liêm bắt đầu làm việc với Coteccons từ năm 2002 và giữ chức vụ Phó tổng giám đốc từ năm 2017. Ông Liêm có nhiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành và chịu trách nhiệm chính tại Coteccons ở các lĩnh vực quan trọng: điều hành khối xây lắp, xúc tiến, mở rộng quan hệ với các với các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước. Ông là một trong những lãnh đạo chủ chốt góp phần dẫn dắt Coteccons vượt qua những cột mốc quan trọng để trở thành nhà thầu số 1 tại Việt Nam.
HĐQT đã lập lịch trình sơ bộ và giao trách nhiệm cho một số thành viên khởi động các hoạt động trên, thảo luận và thông qua một số vấn đề định kỳ bao gồm:
Thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu đạt 7.525 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 281 tỷ đồng.
Mục tiêu của năm 2020 là doanh thu 16.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 580 – 600 tỷ đồng.
Thông qua việc đề nghị lựa chọn đơn vị kiểm toán quốc tế E&Y. Hoàn tất các thủ tục thực hiện một số nghị quyết khác mà ĐHĐCĐ đã thông qua.
Ngoài ra, HĐQT CTD còn thông qua kế hoạch chi trả cổ tức cho cổ đông 30% mệnh giá (3.000 đồng/cổ phiếu), dự kiến thực hiện trong tháng 8 năm 2020.
Bên cạnh đó, HĐQT cũng đã thảo luận một số vấn đề về đại dịch Covid-19 và xác định đó vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để hoàn thiện Công ty.
Thế giới và Việt Nam đang đứng trước những thay đổi sâu sắc, nhanh chóng và mạnh mẽ. Nếu một doanh nghiệp thiếu sự chuẩn bị để đối mặt với những cú sốc của sự thay đổi ấy sẽ bị đào thải, Coteccons cũng không phải là ngoại lệ.
HĐQT Công ty có vai trò dẫn dắt để tạo ra những thay đổi thực sự chất lượng, bổ sung những giá trị tiên tiến, phù hợp, đồng thời duy trì và phát huy những giá trị cốt lõi Công ty đã tích lũy nhiều năm qua. Điều đó chính là nền tảng vững chắc giúp Coteccons tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu về uy tín, thương hiệu, thị phần.
Góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng thông qua việc mang đến những giải pháp và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời phát triển môi trường làm việc năng động cho cán bộ nhân viên Công ty, có trách nhiệm cao với đất nước, cộng đồng và đóng góp nhiều hơn nữa cho toàn xã hội.
Cơ hội nào cho các ngân hàng Việt thời covid 19?
Các ngân hàng được dự báo sẽ kinh doanh khó hơn, nhưng trong khó khăn lại sinh ra nhiều cơ hội, mà một trong số đó là tăng thêm nguồn thu từ dịch vụ...
Ảnh minh họa
Theo TS.LS. Bùi Quang Tín, dịch covid 19 không chỉ gây ảnh hưởng hay tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam mà nó còn tác động hết sức tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Rất nhiều tổ chức lớn trên thế giới ví dụ như IMS Bank trong những ngày vừa qua đã hạ dự báo nền kinh tế thế giới từ 0,1 - 0,5 điểm %.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, nếu covid-19 được kiểm soát ở quý II thì kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 6,3%. Còn nếu như dịch bệnh này đạt đỉnh điểm mà Việt Nam và các nước kiểm soát được ở cuối quý II thì mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm chỉ là 6 %. Điều đó cho thấy rằng nền kinh tế Việt Nam chịu rất nhiều thách thức.
Đối với hoạt động tài chính ngân hàng, từ tháng 1/2020 các ngân hàng lớn đã dự báo rằng mức tăng trưởng của năm 2020 tăng khoảng 10% tức là thấp hơn so với tăng trưởng lợi nhuận của năm 2019 (15 %). Tuy nhiên, các ngân hàng và các đơn vị tài chính trung gian khác cũng lại có rất nhiều cơ hội để họ tự nỗ lực, nhìn nhận thách thức và vượt qua các thách thức đó bằng chính những nền tảng các nguồn lực sẵn có của mình.
Và T.S Bùi Quang Tín nhận định, có 4 cơ hội để các ngân hàng vươn lên cũng như vượt qua được thách thức trong năm nay.
Thứ nhất là xử lý nợ xấu. Nếu so sánh với năm 2019, nhìn một cách tổng thể, tổng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là 78.522 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm 2019 và rất nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, có 1 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3 %. Tuy nhiên, nhìn theo xu hướng tích cực thì có 11 trong số 35 đơn vị ngân hàng đã mua lại sạch nợ xấu từ VAMC như VIB, Vietcombank, Techcombank, TPBank, Nam A Bank, Agribank, Kienlongbank, MBBank... Đây được xem là một tín hiệu khá tích cực khi mà hệ thống các ngân hàng đang nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu.
Nhìn chung số lượng ngân hàng mua lại nợ xấu càng tăng lên thì càng cho thấy hệ thống các ngân hàng đã đủ nguồn lực tài chính, cũng như là cách thức, phương thức... để đủ khả năng giải quyết nợ xấu.
Theo thông tư 02 (02/2013/TT-NHNN) và thông tư 19 (19/2013/TT-NHNN) thì khi ngân hàng (NH) mua lại nợ xấu và xử lý nợ xấu một cách triệt để thì NH đó có cơ hội hoàn nhập được dự phòng, sau đó chắc chắn lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng lên rất nhiều và đây là một trong những triển vọng rất lớn. Trước đó, NH có rất nhiều cách để tăng lợi nhuận và kinh doanh ví dụ như tăng cường cho vay. Bởi nguồn thu từ cho vay từ cấp tín dụng chiếm 70% nên các NH sẽ nỗ lực cho vay, nhưng cho vay tăng lên đồng nghĩa là các nợ xấu sẽ tăng lên.
Trong năm nay, nhìn chung các doanh nghiệp, các ngành nghề đều làm ăn không thuận lợi, nhưng nếu các ngân hàng thay vì việc cho vay thì họ kiểm soát tốt việc cho vay và kiểm soát tốt các rủi ro cũng như nỗ lực trong vấn đề xử lý nợ xấu tồn đọng trong những năm vừa qua thì chắc chắn sẽ là một cách để tăng lợi nhuận hiệu quả. Mặt khác, khi kiểm soát tốt nợ xấu thì lợi nhuận của NH trong năm 2020 sẽ là lợi nhuận thực chất, lợi nhuân ghi nhận được doanh số tức là lợi nhuận đó tồn tại giống như "tiền tươi thóc thật", điều đó còn tốt hơn việc tăng cường cho vay. Bởi lẽ, nếu ngân hàng tăng cường cho vay mà quán lý nợ không tốt thì chỉ dự thu được các khoản lãi từ các hoạt động cho vay mà không chắc là lợi nhuận thực chất của NH.
Nhìn chung nếu NH kiểm soát tốt hoạt động cho vay trong khẩu vị rủi ro hợp lý của mình và xử lý tốt các nợ xấu trong những năm vừa qua thì có thể xem như là cơ hội lớn cho hệ thống NH để họ vực dậy một cách mạnh mẽ.
Thứ hai là nỗ lực tuân thủ Basel 2: Tuy rằng Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho thời gian là 3 năm kể từ 1/1/2020 là thời gian chính thức áp dụng thông tư số 41/2016, nhưng với tình hình hiện nay NHNN đã lới lỏng thời hạn áp dụng trong thông tư số 41/2016 ra hơn 3 năm. Đến thời điểm này đã có 19 NH tuân thủ Basel 2. Do vậy, nếu các NH còn lại kết hợp cùng với 19 NH trên áp dụng đúng, đủ các quy định, tiêu chuẩn trong Basel 2 (cụ thể hóa trong thông tư 41) thì chắc chắn rằng việc tuân thủ đúng Basel 2sẽ giúp cho các hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa kinh doanh hiệu quả vừa quản lý tốt được rủi ro, và lúc đó các NH sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, minh bạch hóa các thông tin, đặc biệt là tuân thủ tỉ lệ an toàn vốn mới (chỉ số CAR). Và khi hoạt động kinh doanh đi liền với việc quản lý tốt rủi ro thì NH sẽ có cơ hội đạt lợi nhuận thực chất vào năm 2020.
Thứ ba là đồng lòng theo chính sách của NHNN: Hiện nay các NH đã đồng lòng theo chính sách của NHNN đó là hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, cho người dân đặc biệt là những trường hợp bị thiệt hại, tổn thất vì dịch covid-19 để họ kinh doanh. Theo như chính sách của NHNN thì nhìn bề ngoài có vẻ như các hệ thống NH sẽ bị thiệt. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì nếu NH nào có nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch covid 19 thì NH đó sẽ tăng được nguồn thu. Bởi vì nếu NH mà tăng về nguồn thu khách hàng thì hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn.
Hiện nay, những chính sách đang được các NH áp dụng trong mùa dịch covid-19 đó là chính sách miễn giảm các phí dịch vụ như: dịch vụ về thanh toán điện tử, dịch vụ về thông tin tín dụng,.. Bên cạnh đó NH sẽ khuyến khích khách hàng giao dịch online, hạn chế sử dụng tiền mặt hay một số NH còn tiến hành giảm lãi cho vay đối với khách hàng mà họ chứng minh được thiệt hại do dịch covid-19. Ngoài ra, NH còn giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng từ hệ thống CIC. Điển hình như hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất gồm Vietcombank, BIDV, Sacombank, ACB, VPBank, SHB...mức giảm từ 0,5 điểm % cho đến 3 điểm % tùy từng ngân hàng - là mức giảm rất lớn.
Với những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như khách hàng như trên thì các NH sẽ tạo được niềm tin với khách hàng, khiến khách hàng không quay lưng lại, cũng không tìm một đơn vị phục vụ khác mà họ sẽ tiếp tục gắn bó với những ngân hàng mà họ đã liên kết trong nhiều năm qua. Đồng thời điều này cũng tạo điều kiện tăng nguồn thu cho hệ thống NH.
Thứ tư là hệ thống NH sẽ nỗ lực tăng nguồn thu về dịch vụ: Đa số các NHVN đều có nguồn thu về cho vay hơn là nguồn thu từ dịch vụ ( khoảng 10 - 15% ). Chỉ một số NH lớn mới có nguồn thu từ dịch vụ tăng cao còn lại những NH nhỏ lẻ hay NH trung bình khác thì có nguồn thu từ dịch vụ chỉ chiếm khoảng 20%. Cho nên trong giai đoạn dịch covid-19 này, đó cũng vừa là thách thức vừa là một có hội để NH trong năm 2020 thay đổi cơ cấu nguồn thu.
Do khi có nguồn thu từ dịch vụ tăng cao thì lúc đó hoạt động kinh doanh của NH vừa hiệu quả lại vừa giảm đi rủi ro, vì nguồn thu dịch vụ chỉ sử dụng năng lực của người nhân viên chứ không phụ thuộc vào nguồn vốn, cho nên đây chính là một cách để NH có thời gian cơ cấu lại nguồn vốn, nguồn thu, trong đó có những nguồn thu từ dịch vụ ví dụ như việc liên kết với bảo hiểm. Các NH sẽ tăng cường kết hợp với các công ty bảo hiểm, đặc biệt trong năm nay dịch bệnh covid-19 tăng cao thì các sản phẩm bảo hiểm giúp người dân phòng ngừa, hạn chế rủi ro, lúc đó NH sẽ có nhiều điều kiện để tăng nguồn thu về dịch vụ thông qua sản phẩm.
Ngoài ra các NH sẽ tăng cường các dịch vụ về cung cấp tài chính, tư vấn giải pháp tài chính, kinh doanh và nguồn thu từ việc kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ... Trong năm nay, các hoạt động cho vay có khả năng sẽ bị thu hẹp lại, nhưng nếu các NH tăng cường đội ngũ có trình độ, đội ngũ phát triển dịch vụ để tiếp tục đồng hành và hỗ trợ khách hàng thì nguồn thu của ngân hàng chắc chắn có điều kiện tăng cao. Đặc biệt, nguồn thu chuyển hướng từ cho vay sang dịch vụ càng nhiều thì NH kinh doanh càng tốt.
Với 4 lý do trên đây thì trong năm 2020 hệ thống NH có thể kinh doanh tốt từ các chính sách hỗ trợ từ các ban ngành. Đặc biệt là khi Thủ tướng có cuộc họp với Bộ tài chính và yêu cầu, chỉ đạo Bộ tài chính phải đồng hành cùng các Bộ ban ngành khác và của nhà nước thực hiện các chính sách trong việc giảm phí, giảm thuế cho các doanh nghiệp khó khăn ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đang chịu thiệt hại lớn như: xuất nhập khẩu nông sản, vận tải, du lịch... Bên cạnh các chính sách của NHNH thì cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng Việt Nam hiện nay là rất lớn trong năm 2020 này.
Phạm Hậu (ghi)
Theo Trí thức trẻ
Nhà sản xuất bia Corona sắp có quý tệ nhất 10 năm Anheuser-Busch InBev dự báo lợi nhuận quý I/2020 giảm 10% khi nhu cầu uống bia suy yếu trong mùa dịch nCoV. Nhà sản xuất Budweiser, Corona và Stella Artois cho biết dịch viêm phổi đã khiến nhu cầu tiêu thụ bia ở Trung Quốc sụt giảm mạnh, kể cả tại quán bar lẫn mua về nhà, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên...