Cột mốc đáng nhớ của Apple
Smartphone của Apple chiếm hơn một nửa thị trường điện thoại Mỹ, đồng thời nắm giữ 78% thị phần điện thoại cao cấp toàn cầu.
Theo số liệu từ Counterpoint Research, Apple đã vượt mặt tất cả nhà sản xuất Android khi nắm giữ hơn 50% thiết bị điện thoại thông minh tại Mỹ vào quý II/2022.
Đây là thị phần lớn nhất từ trước đến nay của nhà sản xuất iPhone kể từ khi sản phẩm ra đời vào năm 2007. Tại Mỹ, dòng điện thoại của Táo khuyết phải cạnh tranh với gần 150 sản phẩm sử dụng hệ điều hành Android từ các hãng Samsung, Lenovo…
Cột mốc lớn của Apple
“Trong vòng 4 năm trở lại đây, xu hướng bắt đầu chuyển dịch từ Android sang iOS. Đây là cột mốc lớn của Apple và đang diễn ra ở nhiều thị trường khác nhau trên toàn cầu”, Jeff Fieldhack, Giám đốc nghiên cứu của Counterpoint Research, nhận định.
Để tính toán thị phần của iPhone tại thị trường Mỹ, Counterpoint Research không chỉ lấy số liệu doanh thu mà còn khảo sát lượng thiết bị đang hoạt động của hãng. Đây chính là nguồn động lực lớn nhất của Táo khuyết ở thời điểm hiện tại, Giám đốc tài chính Luca Maestri khẳng định trong báo cáo mới đây.
Thị phần iPhone tại Mỹ đã đạt đến mức cao nhất kể từ khi Apple thành lập đến nay. Ảnh: Financial Times.
Theo Financial Times, lượng thiết bị đang hoạt động là tiêu chí đánh giá tốt hơn so với lượng thiết bị xuất xưởng vốn luôn biến động vào mỗi quý. Số liệu này được thu thập dựa trên hàng triệu người dùng hệ sinh thái của Apple trên thị trường di động và thậm chí là những người đã mua iPhone từ lâu.
“Thị phần của Apple sẽ không tăng mạnh 10-15% chỉ trong một năm. Thay vào đó, hãng công nghệ tăng trưởng dần đều qua từng năm”, Ben Wood, nhà nghiên cứu tại CCS Insight, chia sẻ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một báo cáo khác của Counterpoint Research cũng chỉ ra Apple đang thống trị thị trường smartphone phân khúc cao cấp trên toàn cầu. Ở phân khúc điện thoại giá 400 USD trở lên, Apple nắm giữ hơn 57% thị phần. Trong khi đó, với thị trường thiết bị giá hơn 1.000 USD, hãng chiếm đến 78% thiết bị.
Số lượng iPhone đang hoạt động tăng trưởng qua từng năm. Ảnh: Financial Times.
Nhà phân tích Varun Mishra của Counterpoint Research nhận định mảng thị trường này không chỉ mang lại nguồn lợi khổng lồ mà còn ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái thị trường.
“Nguyên nhân là những khách hàng cao cấp thường không bị biến động thị trường chi phối. Trong khi đó, phân khúc tầm trung lại bị tác động nặng nề khi thị trường xuống dốc, còn phân khúc cao cấp lại ổn định và thậm chí là tăng giá bán”, chuyên gia chia sẻ.
Vị thế ngày càng vững chắc
Smartphone Android được ra mắt lần đầu vào năm 2008, một năm sau khi iPhone trình làng. Nhưng chỉ 2 năm sau, các thiết bị này đã vượt mặt iOS, theo số liệu của NPD Group.
Trong khi đó, từ năm 2007-2010, Apple chưa từng đạt cột mốc 50% thị phần smartphone vì doanh số thị trường này chủ yếu thuộc về Nokia, Motorola, Windows và BlackBerry.
Do đó, Financial Times nhận định, thành tựu mới này đã khiến Apple trở nên đáng gờm hơn bao giờ hết bất chấp những chỉ trích rằng hãng công nghệ đang thiếu sáng tạo cho sản phẩm của mình.
Dưới thời Tim Cook, iPhone là thiết bị chủ chốt đưa Apple trở thành công ty lớn nhất thế giới với vốn hóa hơn 2.500 tỷ USD. “Cook đã thừa kế tất cả những gì Steve Jobs để lại và thậm chí còn xây dựng một đế chế hùng mạnh”, nhà phân tích Ben Wood nhận định.
Tim Cook đã quyết định đầu tư phát triển lĩnh vực phim ảnh, TV, quảng cáo và thanh toán khi nhận thấy iPhone bắt đầu bị bão hòa. Điều này đã giúp tăng trưởng lợi nhuận mảng dịch vụ của hãng lên đến hai con số và chiếm hơn 70% lợi nhuận ròng, gấp đôi so với mảng kinh doanh thiết bị phần cứng.
iPhone đang ở vị thế tốt so với những smartphone Android khác. Ảnh: Getty Images.
Thực tế cũng chứng minh chiến lược của Tim Cook đã thành công khi những người mua iPhone sẽ tiếp tục mua ứng dụng và sử dụng những dịch vụ của hãng như iCloud, Apple Music, Apple Pay…
Theo Financial Times, số người thanh toán các dịch vụ của Táo khuyết đã đạt 860 triệu người tính đến quý II/2022, gấp đôi so với số người đăng ký dịch vụ Netflix và Disney Plus cộng lại. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng thị phần của Apple sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai mặc dù các thiết bị Android đang thống trị nhờ giá thành rẻ và độ đa dạng dịch vụ.
CEO Tim Cook cũng khẳng định rằng khách hàng đang có xu hướng chuyển từ Android sang iOS khi tỷ lệ người dùng Android chuyển sang iPhone vào quý II “tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 2 con số” so với cùng kỳ.
Sắp có điện thoại hấp dẫn mới từ Xiaomi
Xiaomi được cho là đang muốn mở rộng sự hiện diện hơn nữa trên thị trường điện thoại bằng việc tạo ra một thương hiệu phụ mới với điểm nổi bật là chạy các phiên bản thuần Android.
Được đưa ra bởi ấn phẩm The Mobile Indian, báo cáo cho biết mục tiêu của Xiaomi đối với dòng điện thoại mới là những người yêu thích công nghệ. Với việc trang bị phiên bản thuần Android, các sản phẩm này sẽ thu hút những người dùng có sở thích sử dụng phần mềm do Google phát triển.
Những smartphone này sẽ đi kèm các ứng dụng Google cài đặt sẵn và không có các ứng dụng của Xiaomi hoặc các bloatware khác. Về cơ bản, điều này gợi ý đến trải nghiệm được cung cấp bởi các thiết bị trong chương trình Android One. Các sản phẩm này được hứa hẹn nhận 3 năm cập nhật hệ thống, trong khi các bản sửa lỗi bảo mật định kỳ sẽ được đảm bảo trong ít nhất 4 năm.
Về thông số kỹ thuật, các mẫu smartphone này của Xiaomi được cho là sẽ đi kèm chip Snapdragon 700 series. Các mẫu cơ bản sẽ lấy cảm hứng từ Snapdragon 765, trong khi những mẫu đắt tiền hơn sẽ sử dụng chip Snapdragon 778.
Trên thực tế, các sản phẩm mới của Xiaomi sẽ hướng đến phân khúc tầm trung, nơi chúng có giá dao động trong khoảng từ 4,39 triệu đồng đến 7,34 triệu đồng. Giá trị đặt chúng trong tầm giá của những chiếc điện thoại Redmi Note khá phổ biến. Ngay cả POCO cũng có một số mẫu trong tầm giá này với độ phổ biến tốt trên thị trường.
Điều này có nghĩa là Xiaomi có thể sắp tung ra một thương hiệu mới để cạnh tranh trực tiếp với các hãng khác trong hệ sinh thái kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nó có thể giới hạn phạm vi ảnh hưởng của mình đối với một thị trường nhất định, chẳng hạn như Ấn Độ.
Hiên tại, các dữ liệu chỉ là phỏng đoán về những gì Xiaomi có thể đang lên kế hoạch khi công ty đến nay vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức về chiến lược của mình.
Thị phần điện thoại Samsung cao nhất trong 5 năm Giữ vị trí hãng smartphone lớn nhất thế giới, thị phần của Samsung trong tháng 4 còn đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Theo thống kê của Counterpoint Research, Samsung chiếm 24% thị phần smartphone trên toàn cầu trong tháng 4. Đây là tỷ lệ doanh số cao nhất của công ty Hàn Quốc trong 5 năm qua. Trước đó, Samsung...