Coronavirus có thể mang lại cơ hội thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam?
Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Dịch coronavirus ở quốc gia này khó tránh khỏi tác động đến đầu tư vào Việt Nam.
TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết: Tác động đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần nhìn nhận ở hai khía cạnh. Thứ nhất, đối với các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam; Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.
Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam, nhiều nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 54% tổng số dự án; trong đó ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất 54%, sản xuất điện-khí nước-điều hòa 26%).
Về địa bàn đầu tư, FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung tại 22/28 tỉnh ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa 2 nước.
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc tham gia vào nhiều khâu quan trọng trong sản xuất và điều hành dự án, doanh nghiệp. Việc những lao động này đang bị hạn chế trở lại Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết do các biện pháp phòng lây lan dịch nCoV có tác động trực tiếp đến các dự án, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này, cũng như thu nhập và đời sống của người lao động trong dự án, doanh nghiệp liên quan.
Video đang HOT
Thứ hai, dịch nCoV cũng có thể mang lại cơ hội để Việt Nam đón nhận thêm các dự án FDI mới bởi quan ngại dịch bệnh sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư xem xét dịch chuyển dòng vốn, dự án FDI từ Trung Quốc và lãnh thổ liên quan (Hong Kong, Macau…), vốn dĩ đã dịch chuyển thời gian qua cũng như bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung (mặc dù Việt Nam bị đánh giá là một trong những nước dễ bị tổn thương, chịu nhiều rủi ro lây lan dịch bệnh nCoV, nhưng quốc tế đánh giá cao sự chủ động và quyết liệt của Việt Nam trong phòng, chống bệnh này, và Chính phủ tiếp tục quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh).
Tuy nhiên, tác động tích cực này sẽ chủ yếu xảy ra trong trung hạn. Tính chung lại, thu hút FDI năm 2020 vẫn có thể tăng (khoảng 5%), thấp hơn 2,2 điểm % so với năm 2019.
Hoàng An (ghi)
Theo Trí thức trẻ
Áp trần chi phí lãi vay bao nhiêu là hợp lý?
Những ý kiến trái chiều xung quanh việc áp trần chi phí lãi vay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Vấn đề ở chỗ trần lãi vay nên được áp ở mức bao nhiêu là hợp lý?
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tiếp tục được Bộ Tài chính lấy ý kiến.
Để bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông đánh giá như thế nào về tác động của Nghị định 20 sau hơn 2 năm thực hiện?
Thật ra, mục tiêu ban đầu của Nghị định 20 nhằm hạn chế việc chuyển thu nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến một doanh nghiệp khác (trong cùng tập đoàn đa quốc gia) tại vùng lãnh thổ/quốc gia có thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế phải nộp.
Tuy nhiên, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc khống chế chi phí lãi vay được trừ 20% trên lợi nhuận thuần trước lãi và khấu hao lại là các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, những doanh nghiệp đang đầu tư vào những ngành trọng điểm cần số vốn rất lớn. Như vậy là hoàn toàn trái với mục tiêu ban đầu khi ban hành Nghị định.
Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước vốn ít, phần lớn phải vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tài chính khác. Đây là phần vốn vay độc lập không thuộc các hoạt động giao dịch liên kết.
-Ông có thể phân tích rõ hơn về những bất cập trong khống chế trần chi phí lãi vay, thưa ông?
Việc khống chế chi phí lãi vay tác động đến một số mô hình hoạt động đặc thù, như tập đoàn trong nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn như bất động sản. Tuy nhiên, để thực hiện dự án đầu tư cần tiếp cận nguồn vốn lớn, các công ty thành viên của tập đoàn trong nước thường không đủ năng lực để được vay vốn từ các ngân hàng thương mại.
Do đó, các tập đoàn, tổng công ty phải huy động vốn tập trung tại công ty mẹ để chuyển vốn cho các công ty con, công ty thành viên với mức lãi suất ưu đãi hơn. Vì vậy, việc khống chế tổng chi phí lãi vay tạo rào cản trong việc cho vay nội bộ trong tập đoàn và cơ hội đầu tư dài hạn vào các ngành nghề cần vốn lớn, làm phát sinh thêm chi phí do phải nộp thuế trùng đối với một giao dịch kinh doanh.
-Vậy, theo ông, để khắc phục vướng mắc nêu trên, quy định này cần được sửa đổi, bổ sung thế nào để vẫn đảm bảo mục tiêu ngăn ngừa hành vi chuyển giá, đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp làm ăn chân chính?
Có thể nới mức khống chế lãi vay lên 25% là hợp lý. Đây là mức phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Đồng thời, để có thể khắc phục chống chuyển giá thì các cơ quan nhà nước như: cơ quan thuế, hải quan, quản lý đầu tư, công an, viện kiểm sát, tòa án, ngân hàng thực hiện tốt việc phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp thông tin, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch liên kết và chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ngoài ra cần phải hoàn thiện khung pháp lý về chuyển giá, không ưu đãi thuế đại trà, không thu hút FDI bằng mọi giá,...
Đồng thời, Việt Nam nên có thêm các nghiên cứu, khảo sát đánh giá mô hình hoạt động, thực trạng cơ cấu vốn, chu kỳ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua đó đưa ra các hướng dẫn cụ thể hơn cho các mô hình hoạt động và ngành nghề đặc thù điển hình như hình thức huy động vốn thông qua mô hình công ty mẹ - con vì mục đích phát huy hiệu quả các hoạt động kinh tế hợp pháp của Tập đoàn, hoặc các công ty phải sử dụng nguồn vốn rất lớn như lĩnh vực bất động sản. Việc áp dụng quy định nên có lộ trình và tham khảo thông lệ quốc tế BEPS cũng như có sự cân nhắc đến thực tế phát triển và cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Huyền Trang thực hiện
Theo Enternews.vn
Giá vàng hôm nay 23/1: Vàng tăng do dịch bệnh Corona bùng phát Giá vàng hôm nay 23/1 tăng mạnh trên thị trường châu Á khi nhà đầu tư đánh giá rủi ro liên quan đến khả năng lây lan của virus Corona. Đầu giờ sáng 23/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.560 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức...