Coóng phù – món ăn nóng hổi ngày đông lạnh của người xứ Lạng
rong ngày đông giá lạnh của vùng núi xứ Lạng, không gì thú vị hơn khi ngồi xuýt xoa hít hà hương cay nồng của gừng, vị ngọt của đường, hòa trong cái dẻo dai của từng viên coóng phù.
Đến Lạng Sơn vào ngày lạnh, đừng quên ghé qua chợ Kỳ Lừa để nhâm nhi một bát coóng phù nóng hổi còn nguyên vị khói thơm. Thức quà giản dị nhưng nồng ấm của xứ Lạng cũng đủ để xua đi cái lạnh giá vùng núi miền cao.
Bột nếp pha thêm gấc chín để tạo màu hấp dẫn cho coóng phù.
Có cái tên khá lạ tai nhưng coóng phù khá giống với món bánh trôi nước của người miền xuôi. Loại bánh này có nguồn gốc từ cộng đồng người Tày tại Lạng Sơn. Cách làm coóng phù cũng tương tự như bánh trôi. Người ta dùng gạo nếp xay thành bột nước, nhào cho dẻo. Đặc biệt, bột càng lọc kỹ, bánh càng dẻo dai, không vỡ nát lúc sôi lửa.
Công đoạn nặn bánh đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Từng viên tròn đều tăm tắp, to cỡ viên bánh trôi. Mỗi viên được ấn dẹt phần đầu, chấm thêm chút vừng lên trên, rồi đặt ngay ngắn trong khay. Nếu như nhân bánh trôi của người dưới xuôi sẽ dùng đường phên đỏ, thì bên trong mỗi viên coóng phù là đỗ xanh xay nhuyễn trộn cùng đường cát tinh khiết. Ngoài những viên coóng phù màu trắng, người ta còn trộn thêm gấc chín để tạo sắc đỏ cam hấp dẫn.
Từng viên nặn đều tăm tắp, được xếp ngay ngắn trên khay
Khi có khách vào ăn, người bán mới bắt đầu thả những viên bánh vào nồi nước đường mật. Lửa được giữ ở mức liu riu cho tới khi nước sủi tăm, bánh nổi lên trên, tỏa hương thơm của gừng và nếp mới, cũng là lúc coóng phù chín tới. Người bán múc từng viên đỏ trắng xen kẽ ra bát, chan thêm nước đường, chút dừa nạo rắc lên, kèm theo lạc rang và tinh dầu chuối là thực khách có thể thưởng thức.
Bát coóng phù ấm nồng ngày đông xứ Lạng
Lẫn trong màu nước sệt quánh của mật đường là những viên coóng phù xinh xắn cam đỏ – trắng xen nhau, nổi bật cùng chút lạc vàng ruộm, trắng mởn của dừa. Miếng coóng phù dẻo dai đượm vị, hòa cùng chút ngọt mát của mật, hương thơm ấm xực từ gừng tươi, lẫn nhân đậu xanh béo ngậy, quyện đường, tạo nên sức hút kỳ lạ. Miếng bánh trôi xuống cổ, vị nồng ấm cũng lan tỏa khắp cơ thể, khiến cái rét sắc của vùng miền núi như trôi tuột từ khi nào.
Video đang HOT
Ngoài khu vực chợ đêm Kỳ Lừa, lang thang khắp chốn trong thành phố Lạng Sơn, người ta lại thấy thấp thoáng biển bán coóng phù nằm rải rác. Sẽ thật đáng tiếc và thiếu sót nếu có dịp về với xứ Lạng mà lỡ mất thứ quà chỉ xuất hiện trong ngày đông.
Theo Dân trí
Thịt bò xào ngó sen
Ngó sen có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh nhiệt, cầm máu. Không chỉ được chế biến thành các món gỏi giòn mát, ngó sen xào thịt bò cũng ngon không kém. Bỏ ngay vào sổ tay nội trợ gia đình nào!
Nguyên liệu làm thịt bò xào ngó sen
(cho 2 Phần ăn)
Thịt bò 250 gr
Ngó sen 150 gr
Hành lá 100 gr
Cần tây 100 gr
Cà rốt 1/2 củ
Chanh 1 trái
Dầu ăn 2 muỗng canh
Tỏi băm 1 muỗng cà phê
Nước mắm 1 muỗng cà phê
Dầu hào 1 muỗng cà phê
Muối 1/2 muỗng cà phê
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
Chuẩn bị
Bước 1: Thịt bò rửa sạch, cắt mỏng, ướp với 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm khoảng 5 phút.
Bước 2: Ngó sen cắt khúc, ngâm với nước có pha nước cốt chanh để ngó sen trắng sạch lên.
Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, bào mỏng. Hành lá, cần tây rửa sạch, cắt khúc khoảng 1-2cm.
Thực hiện
Bước 1: Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn, cho thịt bò đã ướp vào, xào nhanh tay khoảng 2 phút.
Không nên xào thịt bò lâu như vậy thịt bò sẽ bị dai.
Bước 2: Tiếp theo, cho ngó sen, cà rốt vào, đảo đều. Nêm gia vị 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê dầu hào, 1/2 muỗng cà phê muối cho vừa ăn.
Bước 3: Tắt bếp, cho hành lá, cần tây vào, đảo đều. Bày món ăn ra đĩa và ăn cùng với cơm nóng!
Theo Quatangcuocsong
Canh thịt heo bằm nấu bí đao Vị ngọt, mát của bí đao được nấu cùng với thịt heo bằm đơn giản nhưng rất ngon miệng dành cho những ngày bận rộn. Chỉ với 30 phút thôi. Nguyên liệu làm canh thịt heo bằm nấu bí đao (cho 2 Phần ăn) Bí đao 500 gr Thịt heo bằm 200 gr Hành lá 100 gr Muối 1 muỗng cà phê Tiêu...