Công Vinh và những cột mốc trước ngày sang Nhật
Những kỷ lục đang chờ Công Vinh phá ở trận đấu cuối của anh tại V-League mùa này.
Theo kế hoạch, ngay sau trận tiếp đón HAGL trên sân nhà chiều mai, Công Vinh sẽ lên đường sang Nhật Bản để khoác áo CLB Consadole Sapporo. Ngày Công Vinh chia tay SLNA càng được chú ý hơn, bởi rất có thể anh sẽ lập kỷ lục của bóng đá Việt Nam, khi là người đầu tiên cán mốc 100 bàn thắng tại V-League.
Công Vinh đang hướng tới không ít kỷ lục của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Với bàn ấn định tỷ số 2-0 cho SLNA trong trận tiếp Thanh Hóa ở vòng 16, Công Vinh có tổng cộng 99 bàn thắng tại đấu trường V-League. Như vậy, chỉ cần một pha lập công nữa, CV89 sẽ đi vào lịch sử V-League, là cầu thủ đầu tiên ghi được 100 bàn. “Tôi rất muốn ghi bàn vào lưới HAGL ở trận đấu cuối cùng cho SLNA tại V-League 2013, trước khi sang Nhật Bản. Hiện tại tôi có 99 bàn thắng và sẽ tuyệt vời nếu như cán mốc 100 bàn. Tôi đã sẵn sàng vào trận”, Công Vinh chia sẻ. Chiều mai, chắc chắn sẽ có rất đông CĐV Nghệ An tới sân Vinh chia tay Công Vinh, để động viên anh có thêm sức mạnh ghi thêm bàn thắng.
Việc Công Vinh ghi tròn 100 bàn thắng tại V-League không chỉ là niềm tự hào của xứ Nghệ, mà còn là của cả bóng đá Việt Nam. Kể từ khi bước vào nghiệp cầu thủ năm 2004, Công Vinh khoác áo 3 đội bóng là SLNA, Hà Nội T&T và CLB Hà Nội. Hầu như mùa giải nào, Công Vinh cũng ghi trên dưới 10 bàn thắng thể hiện phong độ ổn định đáng nể.
V-League 2009 đánh dấu sự toả sáng của Công Vinh khi anh có 14 bàn cho SLNA. Đó là một trong những thành tích tốt nhất của một cầu thủ nội. Số bàn thắng chỉ kém một bàn so với hai đồng Vua phá lưới mùa giải đó là Gaston Merlo và Lazaro (cùng ghi được 15 bàn).
Trong suốt hơn 10 mùa giải vừa qua, danh hiệu này luôn là cuộc chơi riêng của tiền đạo ngoại. Trong quá khứ, Công Vinh từng nhiều lần tỏa sáng trong mỗi mùa giải, nhưng anh vẫn chưa bao giờ vinh dự giành danh hiệu Vua phá lưới. Hiện tại, cầu thủ sinh năm 1985 dẫn đầu danh sách với 14 bàn thắng, nhưng chắc chắn anh sẽ phải từ bỏ cuộc đua sau 17 vòng đấu. “Thật đáng tiếc khi tôi không cùng SLNA thi đấu đến hết mùa giải năm nay. Thế nhưng, đó cũng không phải là vấn đề quan trọng lắm bởi tôi còn nhiều cơ hội phía trước”, Công Vinh chia sẻ.
Tân binh của Consadole Sapporo cũng đang giữ kỷ lục là chân sút nội ghi nhiều bàn nhất trong một mùa giải. Kể từ năm 2000 đến nay, mới có Minh Hải (HAGL) và Quang Hải (Khánh Hòa) ghi được 13 bàn thắng ở mùa giải 2004 và 2010. Nếu phá lưới HAGL chiều mai, Công Vinh còn tự phá kỷ lục với việc ghi được nhiều hơn 14 bàn thắng.
Nhiều cột mốc mới đang chờ Công Vinh chỉ sau một trận đấu, trước khi anh tiếp tục đi vào lịch sử khi là cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu cho hai CLB nước ngoài. Anh cũng đóng vai trò “khai phá” J-League cho làng bóng đá Việt.
Video đang HOT
Theo VNE
Công Vinh giàu cỡ nào?
Thu về vài chục tỷ tiền chuyển nhượng và lương thưởng, lại luôn biết cách tránh xa các tệ nạn nên trong giới cầu thủ Việt hiện tại, Công Vinh thuộc hàng có kinh tế vững vàng nhất.
Kiếm bộn tiền từ bóng đá
Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, Công Vinh xứng đáng được gọi là ông vua chuyển nhượng. Năm 2008, Như Thành tái ký hợp đồng cùng B.Bình Dương với giá 4,5 tỷ đồng, khiến dư luận ngỡ ngàng. Tuy nhiên, so với vụ Công Vinh về đầu quân cho Hà Nội T&T cũng trong năm đó thì vẫn chưa thấm tháp vào đâu. Để có được cái gật đầu của tiền đạo người xứ Nghệ, bầu Hiển đã phải chi ra số tiền lót tay kỷ lục: 8 tỷ đồng.
Trong những ngày đầu tiên của năm 2010, Công Vinh tự thưởng cho mình chiếc xe thể thao hai cửa Mercedes SLK 200 có giá gần 2 tỷ đồng.
Về đầu quân cho Hà Nội T&T, Công Vinh trúng đậm. Ngoài tiền lót tay, chân sút người xứ Nghệ còn được hưởng lương khủng, lên tới 40 triệu đồng/tháng (trước đó tại SLNA lúc cao nhất Công Vinh cũng chỉ được hưởng lương 15 triệu đồng/tháng). Đặc biệt, một khoản khổng lồ khác tiền đạo người xứ Nghệ được hưởng là tiền thưởng.
Thời điểm Công Vinh khoác áo Hà Nội T&T, bầu Hiển là ông bầu chịu chi nhất Việt Nam. Mỗi trận thắng, đội Hà Nội T&T luôn có từ 700 triệu đến 1,5 tỷ đồng để chia nhau.
Ngoài ra, nhiều thời điểm ông chủ Tập đoàn T&T còn thưởng cho mỗi bàn thắng 50 triệu. Nhờ vậy, khối tài sản của Công Vinh tăng lên nhanh chóng.
Thú chơi hi-tech của cầu thủ Việt
Có điều kiện, Công Vinh dễ dàng sắm cả một bộ sưu tập điện thoại. Anh từng dùng chiếc vertu giá hàng trăm triệu.
Năm 2011, Công Vinh tiếp tục tạo ra một kỷ lục trên thị trường chuyển nhượng. Chia tay bầu Hiển để về với bầu Kiên, tiền đạo người xứ Nghệ được hưởng 14 tỷ đồng "lót tay" (khi bầu Kiên bị bắt Công Vinh đã nhận được khoảng 10 tỷ đồng). Đặc biệt, dù lương trên hợp đồng của chân sút sinh năm 1985 chỉ là 50 triệu nhưng thực tế bầu Kiên luôn có khoản chi riêng, hàng tháng anh đều được nhận 70 triệu đồng.
Theo tiết lộ của một lãnh đạo ở CLB bóng đá Hà Nội, dù rất chặt tay trong chuyện thưởng nhưng bầu Kiên lại luôn ưu đãi đặc biệt với những công thần như Thành Lương, Công Vinh hay Xuân Thành. Khi bí bách về tài chính, các cầu thủ có thể "vay nóng" ông chủ một khoản mà không phải lăn tăn chuyện trả lại.
Sau khi bầu Kiên bị bắt, CLB bóng đá Hà Nội không dự V.League 2013, Công Vinh trở về đầu quân cho SLNA. Đây là lần duy nhất Công Vinh chuyển nhượng mà không được hưởng khoản lót tay. Ngoài ra, chân sút sinh năm 1985 còn phải chấp nhận giảm lương xuống còn 25 triệu đồng/tháng. Dẫu sao con số trên vẫn chấp nhận được so với mặt bằng chung của cầu thủ trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Công Vinh từng gây ồn ào khi mua tặng Thủy Tiên đồng hồ 4 tỷ.
Tuy nhiên, thời gian Công Vinh nhận lương 25 triệu đồng/tháng ở SLNA cũng chỉ kéo dài có 7 tháng. Từ ngày 1/8 đến hết 30/12, Công Vinh sẽ thi đấu cho CLB Sapporo của Nhật Bản với mức lương 7.000 USD/tháng (xấp xỉ 150 triệu/tháng). Đây chính là mức lương kỷ lục mà một cầu thủ Việt được nhận.
Ông vua quảng cáo trong giới cầu thủ
Sau khi Văn Quyến dính vào vụ bán độ, mất nghiệp, Công Vinh trở thành cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam. Đặc biệt, Công Vinh còn có vẻ điển trai, biết ăn mặc và khéo nói. Do vậy, anh trở thành cầu thủ hút được nhiều quảng cáo bậc nhất trong giới cầu thủ Việt.
Công Vinh là gương mặt đắt sô quảng cáo của Nike, Milo, dược phẩm Đông Á, Audi...
Không chỉ được Nike tài trợ dài hạn, Công Vinh còn từng quảng cáo cho Milo (năm 2012), hãng dược phẩm Đông Á (2007)... và hiện tại là đại sứ thương hiệu của Audi. Tuy thu nhập từ quảng cáo không thấm tháp gì so với thu nhập từ bóng đá nhưng nó cũng giúp Công Vinh dễ dàng bỏ túi thêm vài tỷ đồng.
Đặc biệt, Công Vinh kiếm nhiều tiền nhưng không tiêu xài hoang phí, không dính vào tệ nạn giống như Như Thành, Đắc Khánh... để rồi tán gia, bại sản. Ngoài chuyện mua cho bố một căn hộ tại chung cư cao cấp Tecco (đắt nhất nhì TP.Vinh), mua xe cho mẹ, giúp chị đầu có được ngôi nhà mặt đường để tiện làm ăn, giúp chị thứ hai xây nhà và mở tiệm Spa, Công Vinh dồn hết tiền gửi tiết kiệm.
Ông Lê Công Duệ, bố của Công Vinh, bên những danh hiệu của con trai tại căn hộ chung cư ở TP.Vinh.
Kinh tế vững vàng nên cách đây khoảng 1 năm chân sút người xứ Nghệ đã quyết định mua khu đất rộng tại quận 7. Để có được miếng đất này, Công Vinh đã phải chi ra khoảng 6 tỷ đồng. Theo dự định, Công Vinh sẽ xây dựng một biệt thự sang trọng có cả bể bơi để đón mẹ con Thủy Tiên về sinh sống thay vì ở tại chung cư cao cấp Hoàng Anh Gia Lai ở quận 2, TP.HCM.
Công Vinh sẽ sớm đón mẹ con Thủy Tiên về biệt thự hoành tráng đang được xây dựng trên mảnh đất mới mua tại quận 7, TP.HCM.
Theo VNE
Nơi Công Vinh đến không chỉ nổi tiếng vì bia và... Maria Ozawa Sapporo là cái tên được báo chí Việt Nam nhắc đến nhiều trong những ngày cuối tháng Bảy này, khi cầu thủ Công Vinh của Sông Lam Nghệ An ký một hợp đồng ngắn hạn sang thi đấu cho CLB bóng đá đang chơi ở giải hạng 2 Nhật Bản, Consadole Sapporo. Furano, Hokkaido Nói thêm về cái tên khá thú vị của...