Công việc như ‘đứng cạnh lò hạt nhân’ thời Covid-19
Mỗi khi Cory Deburghgraeve vào khu hồi sức tích cực để đặt ống nội khí quản, anh tự nhắc bản thân anh có thể là người cuối cùng bệnh nhân gặp.
Cho đến vài tuần trước, Deburghgraeve là bác sĩ gây mê tại bệnh viện thuộc Đại học Illinois- Chicago, chủ yếu cho các ca đẻ mổ. “Đôi khi có những ca sinh rủi ro cao. Chúng tôi được huấn luyện để trở thành người bình tĩnh nhất”, anh nói.
Khi Chicago trở thành điểm nóng Covid-19 ở Mỹ và khu hồi sức tích cực (ICU) của bệnh viện gần như chật kín người nhiễm nCoV, bệnh viện họp vào ngày 16/3 để vạch ra kế hoạch nhân sự. Họ thống nhất rằng cần hạn chế để nhân viên tiếp xúc gần với người nhiễm nCov nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm chéo dẫn đến thiếu nhân sự. Họ muốn chỉ định một người chuyên đặt nội khí quản vào ban ngày và một người khác vào buổi tối.
Thủ thuật đặt ống nội khí quản là giải pháp duy trì đường thở thông thoáng và thông khí nhân tạo bằng cách đưa một ống nhựa vào đường thở của bệnh nhân, nhằm hỗ trợ người bị suy hô hấp. Deburghgraeve nói rằng đây có thể là “công việc nguy hiểm nhất khi điều trị người nhiễm nCoV”, vì bác sĩ tiếp xúc rất gần với mặt bệnh nhân, có nguy cơ lây nhiễm cao.
Bác sĩ Cory Deburghgraeve tại Chicago. Ảnh: Washington Post.
“Lúc đó tôi nghĩ tôi mới 33 tuổi, chưa có con, không sống với người thân lớn tuổi. Khoảng một giờ sau cuộc họp, tôi gửi email cho cấp trên, tự nguyện nhận việc này. Tôi là người phù hợp”.
Deburghgraeve trực ca đêm 6 ngày một tuần, mỗi ca dài 14 giờ. 21h, nửa đêm, 2h rồi 3h30 sáng, mỗi ca trực anh phải đặt ống nội khí quản vài lần. Trong tuần này hoặc tuần sau nữa, con số này có thể lên tới 10.
“Đây là một thủ thuật thông thường”, anh nói. “Nhưng với bệnh nhân thiếu oxy, mỗi giây đều quan trọng”. Mỗi khi nhận được thông báo, Deburghgraeve cầm ba lô thuốc, túi đồ bảo hộ và chạy ra cầu thang. Anh không có thời gian chờ thang máy. Anh chạy bộ hai tầng lên ICU và mặc đồ bảo hộ bên ngoài phòng. Anh dính tất cả mọi thứ lại với nhau vì có một lần tay áo bị kéo lên, làm lộ ra cổ tay. Nhịp tim của Deburghgraeve tăng từ 58 nhịp/phút lên 130 nhịp/phút khi vào ICU. “Tôi rất căng thẳng và nóng nực khi mặc đồ bảo hộ. Nhưng tôi cố gắng không thể hiện điều đó”.
Đôi khi Deburghgraeve bị sốc khi gặp các bệnh nhân. Hầu hết còn khá trẻ, từ 30 cho đến ngoài 50 tuổi. Họ phải cấp cứu sau khi bị ho một hoặc hai ngày, thậm chí vài giờ trước. “Khi tôi vào phòng, họ đã suy hô hấp nặng. Mức oxy có thể là 70 hoặc 80% thay vì 100%. Họ thở 40 nhịp/phút thay vì bình thường là 12 – 14 nhịp/phút”, anh kể.
“Điều đầu tiên tôi làm là dựa người lên một chiếc ghế để cúi người ngang tầm mặt họ. Trong hầu hết trường hợp, họ nhìn tôi với ánh mắt sợ hãi. Nhưng đôi khi đó là sự nhẹ nhõm, giống như ‘tạ ơn Chúa, tôi không thể tự thở nữa’. Họ còn không có sức để hoảng loạn”, Deburghgraeve cho biết.
Deburghgraeve chụp mặt nạ oxy cho bệnh nhân và để mức oxy 100% trong vài phút rồi gây mê, sử dụng thuốc giãn cơ trước khi đặt ống nội khí quản. Khi anh bắt đầu đưa ống vào, virus có nguy cơ phát tán vì đường thở của bệnh nhân mở rộng mà không có gì che chắn. Bệnh nhân có thể ho hay sặc khi ống đi vào, phun những giọt nước bọt li ti lên mũ che mặt và khẩu trang của Deburghgraeve.
“Tôi nghiêng người về phía miệng bệnh nhân, đặt ngón tay lên lợi của họ, mở đường thở. Chỉ cần một cái ho hay nôn khan, nếu mọi việc không suôn sẻ, căn phòng có thể đầy virus”, anh nói.
“Tôi đứng ngay bên cạnh ‘lò phản ứng hạt nhân’. Tôi cần phải thực hiện dứt khoát và nhanh chóng, bởi vì nếu không thành công trong lần đầu tiên, tôi phải làm lại và có nguy cơ khiến virus phát tán nhiều hơn”, Deburghgraeve cho biết thêm.
Khi đặt ống xong, Deburghgraeve quay lại phòng trực và tập thể dục, cố gắng giữ cho phổi khỏe mạnh. Anh bị hen suyễn nặng từ khi còn bé, phải sử dụng ống hít hai lần một ngày.
Khi biết Deburghgraeve tình nguyện làm nhiệm vụ nguy hiểm, cả gia đình anh đều phản đối. Bố và anh trai Deburghgraeve tự chế một hộp chắn mica để đặt phía trên mặt bệnh nhân khi đặt ống nội khí quản, giống như một tấm khiên nhằm giảm bớt nguy cơ phát tán virus. “Tôi chưa sử dụng nó. Nhưng họ rất lo lắng, họ đang cố gắng bảo vệ tôi”, Deburghgraeve nói.
Bác sĩ ở Canada thử nghiệm hộp chắn khi đặt ống nội khí quản ngày 2/4. Ảnh: Business Wire.
Tuần trước, Deburghgraeve gọi điện và email cho gia đình, nói với họ về những ước nguyện nếu không may anh bị lây nhiễm và qua đời. “Đó là một cuộc trò chuyện khó khăn. Nhưng tôi biết virus này nguy hiểm đến mức nào”.
Khi Deburghgraeve ngồi trong phòng trực, anh có thể theo dõi dấu hiệu sinh tồn của tất cả bệnh nhân qua màn hình. Một bệnh nhân trẻ không còn cần dùng máy thở vào đầu tuần trước đã xuất viện. Tuy nhiên, các trường hợp khác thường đi theo chiều hướng xấu hơn.
“Tôi đang nhìn vào màn hình, một bệnh nhân đêm nay sẽ không qua khỏi. Ba người khác đang nguy kịch”, Deburghgraeve viết trong một buổi tối tuần trước.
“Thật bất lực khi nhìn một bệnh nhân qua đời. Nồng độ oxy giảm, nhịp tim giảm, huyết áp giảm. Những bệnh nhân này chết khi vẫn đang dùng máy thở, đôi khi lúc nhân viên nhà xác đến mang thi thể đi, ống nội khí quản vẫn còn trên người họ”.
Phương Vũ
TQ tuyển mãi vẫn chưa đủ người thử nghiệm thuốc khắc chế virus corona
Tiến độ thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị virus corona ở Trung Quốc chậm hơn dự kiến vì quá ít bệnh nhân đủ điều kiện thử nghiệm khi phần lớn có sử dụng thuốc khác từ trước.
Trung Quốc đang cho thử nghiệm lâm sàng phương thuốc điều trị người nhiễm chủng virus corona mới tại Vũ Hán. Tuy nhiên, các bệnh viện đang khá chật vật tìm người đáp ứng đủ điều kiện thử nghiệm, theo Wall Street Journal.
Yêu cầu đặt ra là bệnh nhân không sử dụng bất kỳ thuốc nào khác trong vòng 30 ngày, trong khi đa số những ca nhiễm ở Vũ Hán lại đang không đáp ứng tiêu chí này.
Tiến độ thử nghiệm lâm sàng chậm hơn dự kiến. Trong vòng 10 ngày đầu, các bệnh viện chỉ tìm được chưa đến 200 ứng viên, còn mục tiêu đặt ra cho thử nghiệm hiệu quả là hơn 700 người.
Thử nghiệm lâm sàng cho thuốc điều trị virus corona được tiến hành đầu tiên tại bệnh viện Kim Ngân Đàm ở Vũ Hán vào đầu tháng 2. Ảnh: AP.
Khó tìm người thử nghiệm
Đã có 168 bệnh nhân với các triệu chứng nghiêm trọng và 17 bệnh nhân có triệu chứng từ trung bình đến nhẹ đăng ký tham gia thử nghiệm thuốc điều trị. Các bệnh nhân được chọn từ 11 cơ sở y tế trên khắp Vũ Hán, theo thông báo ngày 15/2 của Zhang Xinmin, một quan chức tại Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Thử nghiệm lâm sàng cho remdesivir của hãng dược Gilead Sciences được công bố đầu tiên vào ngày 5/2 tại bệnh viện Kim Ngân Đàm, một trong những cơ sở chủ lực tại Vũ Hán điều trị người dương tính với virus corona. Theo Tân Hoa xã, kế hoạch thử nghiệm lâm sàng cần điều trị cho 760 người nhiễm, trong đó có 308 người có triệu chứng từ nhẹ đến vừa và 452 người có triệu chứng nặng.
Để tham gia dùng thử thuốc, người bệnh nặng cần được bắt đầu điều trị trong vòng 12 ngày kể từ khi phát bệnh và chưa dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào trong 30 ngày đổ lại. Người bệnh vừa và nhẹ cần bắt đầu điều trị trong vòng 8 ngày kể từ khi phát bệnh.
Những tiêu chuẩn mà đơn vị phát triển đặt ra đã loại đi phần lớn ứng viên. Nhiều người nhiễm virus corona tại thành phố Vũ Hán đều chọn tự mua thuốc uống tại nhà. Điều này có thể xuất phát khuyến nghị từ truyền thông nhà nước giữa tình cảnh bệnh viện Vũ Hán quá tải, do những tin đồn trên mạng hoặc do người nhiễm còn mắc phải những căn bệnh khác.
Một số bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng rõ rệt cũng không thể thử nghiệm điều trị bằng thuốc mới vì xét nghiệm âm tính với virus corona, dù kết quả có khả năng thiếu chính xác.
Theo Tân Hoa xã, bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm điều trị bằng remdesivir là một nam giới 68 tuổi. Ông đã xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng và đang được điều trị ở Kim Ngân Đàm.
Zhao Jianping, bác sĩ tại bệnh viện Thái Khang Đồng Tế, trưởng nhóm cố vấn điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona, cho biết 2/3 các ca nặng tại bệnh viện sẽ được điều trị bằng remdesivir. Số ca còn lại được điều trị song song bằng các biện pháp tiêu chuẩn, nhưng vẫn được cho thêm giả dược Remdesivir.
Với biện pháp giả dược, người bệnh không biết mình dùng thuốc mới hay không, giúp tâm lý không bị ảnh hưởng và đảm bảo hiệu quả so sánh tác dụng của thuốc mới.
Người phát ngôn của Gilead Sciences nói nghiên cứu trên hai nhóm người bệnh nặng và người bệnh vừa được bắt đầu cách nhau 1 tuần. Công ty khẳng định thử nghiệm lâm sàng được thực hiện bởi giới chức Trung Quốc.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người dân tại Bắc Kinh. Ảnh: Getty.
Thử nghiệm các liệu trình khác
Theo ông Zhang Xinmin, ngoài remdesivir, biện pháp điều trị bằng chloroquine trị sốt xuất huyết và favipiravir trị cúm sẽ đã cho thấy hiệu quả trong một số thử nghiệm lâm sàng.
Sun Yanrong, một quan chức khác của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, ngày 17/2 xác nhận chloroquine đã chứng minh hiệu quả trong điều trị người nhiễm virus corona mà không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Các chuyên gia đã đề xuất bổ sung vào bộ hướng dẫn toàn quốc thuốc chloroquine, vốn nằm trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trong hơn 70 năm qua, trong đợt cập nhật về phương án điều trị cho người nhiễm virus corona.
Hai hãng dược quốc doanh lớn tại Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất chloroquine, theo thông báo ngày 18/2 từ Zhao Shitang, quan chức tại Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản nhà nước.
Thuốc điều trị cúm favipiravir cũng được thử nghiệm so sánh cùng Kaletra, một loại thuốc AVR (viết tắt của antiretroviral, giúp ngăn virus sinh sôi) chuyên dùng để điều trị bệnh nhân nhiễm HIV.
Bệnh viện Thâm Quyến Số 3 tuần qua thông báo thử nghiệm lâm sàng cho thấy favipiravir hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn. Nghiên cứu được thực hiện trên 80 ca dương tính. Cơ sở này đã đề nghị mở rộng quy mô thử nghiệm để điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona.
Favipiravir được phát triển bởi Nhật Bản để trị cúm và thể hiện hiệu quả trong điều trị người nhiễm viurs Ebola. Các cơ quan quản lý thuốc của Trung Quốc tuần qua cũng phê duyệt sử dụng favipiravir để điều trị cúm và thử nghiệm lâm sàng trong điều trị người nhiễm virus corona mới.
Các nỗ lực thử nghiệm thuốc điều trị đang tiếp tục được đẩy nhanh giữa lúc số ca dương tính tại Trung Quốc tiếp tục tăng, dù số ca nhiễm mới đã có xu hướng giảm những ngày qua. Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) của Trung Quốc ngày 19/2 cập nhật tổng ca nhiễm được xác nhận tại Trung Quốc đại lục lên 74.185 người. Số ca tử vong tại Trung Quốc đại lục được NHC công bố là 2.004 tính tới hết ngày 18/2.
58 triệu dân Hồ Bắc được lệnh tự cách ly khẩn cấp
Các nhà chức trách yêu cầu 58 triệu người dân tại Hồ Bắc tự cách ly và cấm các phương tiện lưu thông trên đường.
Theo
Chồng đốt xe hơi, giết vợ và 3 con nhỏ Một người đàn ông đốt xe của vợ mình, giết chết cô và 3 người con trong khi tranh chấp quyền nuôi những đứa trẻ. Daily Mail hôm 19-2 đưa tin câu chuyện đau lòng xảy ra ở bang Queensland - Úc. Ông Rowan Charles Baxter, 42 tuổi, đã châm lửa xe của vợ mình khiến 3 người con gồm Aaliyah, 6 tuổi,...