Cổng vào Ấn Độ – phiên bản Taj Mahal khác ở Mumbai
Cổng vào Ấn Độ, còn được mệnh danh là Taj Mahal của Mumbai, là điểm thu hút khách du lịch hàng đầu của thành phố biển này.
Cổng vào Ấn Độ (Gateway of India) nằm trên bờ sông phía nam thành phố Mumbai, nhìn ra Biển Ả Rập. Cổng chào này là một công trình xây dựng trong thế kỷ 20 ở Bombay, Ấn Độ.
Tượng đài này là công trình kỷ niệm ngày Vua George V và Nữ hoàng Mary đến cảng Apollo Bunder (nay là bến Wellington) trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 12 năm 1911. Viên đá đầu tiên dựng nền móng xây cổng được đặt vào ngày 31.3.1911. Thực tế khi Vua George V và Nữ hoàng Mary đến, công trình này chỉ có đá nền đã được đặt xuống, và tất cả những gì họ thấy là mô hình bằng bìa cứng.
Cổng vào Ấn Độ là công trình biểu tượng của thành phố Mumbai. Ảnh: Vũ Quý Dương
Thiết kế cuối cùng cho cổng chào này là của kiến trúc sư George Wittet. Bản vẽ cuối được chấp thuận vào năm 1914 và công trình hoàn thành vào năm 1924.
Kiến trúc sư George Wittet thiết kế Cổng Ấn Độ theo phong cách Indo-Saracenic. Đó là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Vòm lớn được thiết kế theo phong cách Hồi giáo. Mái vòm trung tâm có đường kính khoảng 14m và cao hơn 25m ở điểm cao nhất. Vật liệu xây dựng chính là đá bazan vàng và bê-tông cốt thép.
Cổng sau đó được sử dụng làm lối vào nghi lễ mang tính biểu tượng tới Ấn Độ dành cho các Phó vương quan chức và Thống đốc mới nhậm chức của Bombay. Ước tính công trình này có chi phí xây dựng khoảng 2 triệu rupee vào đầu thế kỷ 20.
Video đang HOT
Rất nhiều du khách quốc tế, kể cả một số người Ấn Độ, nhầm lẫn hai cái tên ‘Cổng Ấn Độ’ (India Gate) và ‘Cổng vào Ấn Độ’ (Gateway of India). Thực tế, Cổng Ấn Độ là một tượng đài mang tính biểu tượng khác nằm ở New Delhi. Nó được xây dựng như một đài tưởng niệm chiến tranh dành riêng cho 82.000 binh sĩ Ấn Độ đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất.
Biển Ả Rập phía sau Cổng vào Ấn Độ. Ảnh: Swaminathan/Flickr
Đến cố đô Agra nghe chuyện tình Taj Mahal vĩnh cửu
Đền Taj Mahal, biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, một trong bảy kỳ quan của thế giới đương đại và được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983, là nơi nhiều người ước ao một lần đặt chân đến.
Đó không chỉ là một ngôi đền đẹp bởi kiến trúc và chất liệu, mà chính câu chuyện tình yêu bất tử đã làm nên giá trị vĩnh hằng của một ngôi mộ có một không hai trên thế giới. Để hôm nay, sau hơn 400 năm, Taj Mahal vẫn là một viên ngọc trắng trinh nguyên, lung linh tỏa sáng mà không gì có thể làm lu mờ vẻ đẹp diễm lệ, nghệ thuật bất hủ của nó.
Từ một lời hứa thủy chung
Chuyện thật, kể về một tình yêu đẹp của vị vua thứ 5 của đế chế Mughal, vua Shah Jahan, trị vì Ấn Độ trong 30 năm (1628 -1658), và người vợ ông hết mực thương yêu, hoàng hậu Mahal Mumtalz.
Dù được hứa hôn từ lúc nàng 14 tuổi nhưng phải đến 5 năm sau hai người mới nên vợ nên chồng. Mahal Mumtalz không phải là người vợ duy nhất của Shah Jahan. Ông còn có hai người vợ khác, cả hai cuộc hôn nhân đó đều vì lý do chính trị, nên Mahal Mumtalz chính là tình yêu duy nhất của Shah Jahan. Trong 19 năm tình nghĩa vợ chồng, Mahal Mumtalz đã luôn sát cánh cùng chồng chinh chiến và bàn bạc chính sự, kể cả những lúc nàng đang mang thai. 14 người con là kết quả tình yêu của họ, nhưng không may lần sinh đứa con gái cuối cùng cũng chính là lúc Mahal Mumtalz vĩnh viễn ra đi, ở tuổi 39.
Từ 5 giờ 30 sáng, người dân từ khắp nơi đã đến xếp hàng vào thăm ngôi đền.
Trước lúc lâm chung, hoàng hậu Mahal Mumtalz có bốn thỉnh cầu với vua Shah Jahan: hãy kết hôn một lần nữa, hãy chăm sóc và thương yêu các con, hãy xây một ngôi đền xứng đáng với tình yêu của hai người và hãy viếng thăm mộ nàng hằng năm vào ngày nàng mất. Đền Taj Mahal chính là lời hứa mà Shah Jahan đã thực hiện để minh chứng cho tình yêu chung thủy ông dành cho người vợ yêu quí của mình. Có lẽ ở đâu đó nơi thiên đàng, nàng Mahal Mumtalz cũng không thể tưởng tượng Shah Jahan đã thực hiện nguyện ước của nàng với ngôi đền Taj Mahal diễm lệ như thế.
Lúc xây đền, vua Shah Jahan chỉ chú tâm thiết kế nơi an nghỉ dành cho vợ mình, không dành cho một người thứ hai nào, kể cả ông. Tương truyền rằng, ông có mong muốn sẽ xây riêng cho mình một khu mộ bằng đá cẩm thạch đen, kề sát bên ngôi đền đá cẩm thạch trắng, như để chứng minh rằng, ông và vợ của mình mãi mãi bên nhau. Thế nhưng, vào những năm cuối đời, khi sức khỏe yếu, vua Shah Jahan đã bị một trong những người con trai của mình chiếm ngôi, đưa ông vào giam lỏng trong một căn phòng nhỏ của khu pháo đài đỏ, nơi ông chỉ có thể dõi ánh mắt xa xăm về đền Taj Mahal mà không thể thực hiện ước nguyện cuối.
Nhưng sau khi qua đời, vua Shah Jahan cũng được các con đưa vào Taj Mahal và an nghỉ bên cạnh người vợ yêu dấu. Đó là lý do vì sao khi đến thăm ngôi đền Taj Mahal, người dân lại thấy mộ của người vợ được đặt ở chính giữa, còn mộ vua Shah Jahan dù to hơn song cũng chỉ nằm nép về phía bên trái.
Kỳ quan thế giới, biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu
Tọa lạc bên bờ sông Yamuna, trên một khu vực có diện tích khoảng 12.000m2 ở phía Nam của thành phố cổ Agra, Taj Mahal (trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là "Cung điện Vương Miện") là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mughal, một phong cách tổng hợp các yếu tố kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Toàn bộ Taj Mahal gồm 5 khu: Darwaza (cổng chính), Bageecha (không gian vườn), Masjid (nhà thờ Hồi giáo), Naqqar Khana (nhà nghỉ) và Rauza (lăng Taj Mahal). Tất cả đều đạt đến mức độ đối xứng chính xác nhất mà khó có công trình nào có thể qua mặt.
Theo sử sách ghi lại, sau khi người vợ qua đời, vua Shah Jahan chỉ mất một năm chuẩn bị thiết kế nhưng phải cần đến 22 năm (1631-1653), tuyển mộ khoảng 20.000 nhân công mới có thể hoàn thành cung điện đặt lăng mộ vợ mình. Vật liệu xây đền chỉ toàn đá cẩm thạch trắng nhập từ khắp các vùng miền của Ấn Độ, và các nước láng giềng. Trên nền cẩm thạch tinh khiết ấy còn được khảm 28 loại đá quý, đá bán quý với các màu sắc khác nhau để tô điểm cho công trình. 400 năm về trước, khi chưa có máy móc và công cụ vẫn còn thô sơ, nhưng những chi tiết đá khảm đã được các nghệ nhân đo vẽ và đính vào chính xác tuyệt đối, khiến những bức tường từ nhỏ nhất cũng hiện lên như một bức tranh nghệ thuật sắc màu tinh tế.
Sự tinh xảo trong lối kiến trúc xây dựng đền Taj Mahal được thể hiện trong chi tiết nhỏ với những cột đá cứ 3cm vuông là được chạm khắc 50 viên đá quý, sàn nhà được lát đá cẩm thạch chia ô bàn cờ đen trắng, 4 tháp cao khoảng 40m ở góc và vòm ở trung tâm, khu vườn rộng mênh mông (320m x 300m) với hồ nước ở giữa cũng được lát bằng đá cẩm thạch như một tấm gương phản chiếu hình ảnh lúc ẩn lúc hiện của đền Taj Mahal.
Cổng vào được làm từ đá cẩm thạch đỏ. Ảnh: Hoàng Anh.
Toàn bộ lăng (bên trong cũng như bên ngoài) được trang trí bằng các hoa văn khảm và thư pháp sử dụng các loại đá quý như mã não và thạch anh. Các bức tường của phòng mái vòm trung tâm và bốn phòng nối tiếp có rất nhiều họa tiết trang trí theo kiểu Hồi giáo. Màu sắc của ngôi đền biến đổi kỳ ảo trong ngày nhờ sự biến màu của các loại đá đá quý theo những thời điểm khác nhau. Taj Mahal có màu hồng nhạt lúc bình minh, màu trắng sữa vào ban trưa và vàng vào những buổi hoàng hôn và lung linh huyền ảo vào những đêm trăng. Món quà của tình yêu và là biểu tượng của Ấn Độ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1983. Ngôi đền cũng được mô tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".
Mỗi năm có khoảng một đến hai triệu du khách đến thăm nơi này. Để chứng kiến vẻ đẹp kiến trúc trên cả tuyệt vời của Taj Mahal, du khách thường chọn thời điểm ghé thăm đền vào lúc tảng sáng và lúc mặt trời lặn. Những năm gần đây, khi vào đền Taj Mahal, khách chỉ được mang túi xách nhỏ đựng máy ảnh và điện thoại, tuyệt đối không được mang thức ăn, mỹ phẩm. Quy định này nhằm bảo tồn vẻ đẹp nguyên sơ của ngôi đền, bởi nhiều năm về trước, người dân đến tham quan ngôi đền, có người quá phấn khích đã dùng son và một số mỹ phẩm khác tô vẽ tên tuổi địa chỉ của mình lên tường đá nhằm đánh dấu nơi đã ghé thăm.
Một điểm đáng chú ý nữa là khi mua vé, khách sẽ được phát một chai nước 500 ml và một đôi bọc giày để mang vào đền. Vé vào đền Taj Mahal dành cho khách nước ngoài là 1.000 rupee (350.000 VND) và chỉ được ở lại trong khuôn viên đền trong 3 tiếng. Thời gian có ghi rõ trong vé, nếu bạn ở quá thời gian quy định sẽ phải trả thêm tiền. Đền mở vào 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Nhưng thực tế thì tầm 5 giờ sáng là đền đã mở cửa vì nhiều người rất thích vào đền ngắm bình minh. Nếu vào 5 giờ sáng thì thời gian lưu lại ở đền cũng được tính từ 6 giờ đến 9 giờ, nghĩa là bạn sẽ có nhiều thời gian hơn ở trong đền. Taj Mahal có một nhà thờ Hồi giáo đang hoạt động nên thường đóng cửa vào các ngày thứ Sáu hàng tuần để cầu nguyện.
Có nhiều cách để đến Agra từ khắp nơi trong nước Ấn rộng lớn. Nhưng phần lớn du khách Việt Nam đều bay đến thủ đô Delhi, rồi tìm cách đến Agra. Từ Delhi có nhiều phương tiện tàu, xe để đến Agra. Nếu từ sân bay, du khách có thể thuê taxi trả trước ngay tại sân bay. Có rất nhiều tour đi về Agra, có tour 1 ngày, tour 2 ngày. Tour đi về trong ngày sẽ rất vất vả bởi ngồi trên xe phải mất 10 tiếng, cả đi lẫn về thì sẽ không có đủ thời gian khám phá Agra. Vì ngoài đền Taj Mahal còn có pháo đài đỏ Red Fort, hay còn được gọi là Agra Fort, là cung điện của đế chế Mughal.
Pháo đài này được xây bằng đá sa thạch đỏ, trên một khuôn viên rộng lớn và có hướng nhìn sang đền Taj Mahal. Khám phá Red Fort cũng mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Vì thế tốt nhất là đi hai ngày một đêm (24 tiếng) để có thêm thời gian nghỉ ngơi khám phá Agra, sẽ rất thoải mái.
Đến thăm Taj Mahal, 'kỳ quan thế giới' kết tinh từ tình yêu vĩnh cửu Đền Taj Mahal là một trong bảy kỳ quan thế giới đương đại, kết tinh những nét đặc sắc của nghệ thuật Hồi giáo thế kỷ 17. Công trình này cũng được xem là biểu tượng của tình yêu vĩnh hằng. Nằm cạnh dòng sông Yamuna ở thành phố Agra, bang Uttar Pradesh (Ấn Độ), Đền Taj Mahal được xây dựng từ năm...