Công ty yêu cầu thử việc 4 tháng để… hiểu nhau hơn, nàng công sở gật đầu chấp nhận và cái kết
Sau 2 tháng thử việc, nàng công sở được yêu cầu thử thêm 2 tháng để “hiểu công ty hơn”, cô gật đầu chấp nhận. Làm tiếp thêm 1 tháng, cô bắt đầu nhận ra cái kết không hề có hậu đang xảy đến với mình.
Giai đoạn cuối năm thường chẳng ai lại đi nghỉ việc bởi còn phải đợi lương tháng 13 dù đã chán nản công ty lắm rồi. Tuy nhiên, nàng công sở trong công chuyện dưới đây là ngoại lệ. Cô nghỉ việc công ty cũ cách đây tầm 3 tháng và với giai đoạn cao điểm công việc triền miên của ngành nghề đang làm, cô nhanh chóng có việc mới.
Ban đầu, cô cho rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn vì công ty mới khá “xịn xò” với cái mác ngoại. Ấy vậy mà sau 2 tháng thử việc, cô được yêu cầu thử thêm 2 tháng để “hiểu công ty hơn”, cô gật đầu chấp nhận. Làm tiếp thêm 1 tháng, cô bắt đầu nhận ra cái kết không hề có hậu đang xảy đến với mình.
Cụ thể thế nào đọc xong câu chuyện do chính cô kể sẽ rõ:
“Mình đang thử việc vị trí senior tại công ty. Sau thời gian thử việc 2 tháng, mình thấy công việc tuy nhiều nhưng cũng ok, công ty đề nghị gia hạn thử việc thêm 2 tháng nữa để “hiểu nhau hơn”. Mình cũng suy nghĩ vì 2 tháng nữa là quá luật và vị trí mình cũng senior rồi nhưng vì công ty Mỹ cũng có tên tuổi nên ký tiếp.
Lương theo thỏa thuận thì rất cao và nhiều phúc lợi (có bảo hiểm cho người thân) nhưng không áp dụng khi thử việc (lương thử việc tính 100% lương cơ bản nên còn thấp hơn mức cũ của mình nhiều). Khi mình làm được khoảng hơn 3 tháng thì công việc giãn dần và đơn giản hơn, sếp bắt đầu chơi bài bẩn để mình nghỉ.
Video đang HOT
Sau đó mình mới biết công ty năm nào cũng dùng chiêu này, sử dụng senior hết mùa cao điểm sau đó tìm cách đuổi hoặc gây áp lực cho tự nghỉ. Công việc này qua mùa cao điểm chỉ cần thuê nhân viên bình thường để làm. Thiết nghĩ công ty tìm thời vụ ngay từ đầu cho rồi, chứ đã muốn nhân viên senior mà còn đòi ngon, bổ, rẻ nữa.
Chia sẻ với mọi người để không gặp chỗ hãm như chỗ này với lúc phỏng vấn nên hỏi thêm câu là tuyển mới hay thay thế/mức độ thay đổi nhân sự là bao lâu. Giờ làm rồi mới nghĩ tới chứ nếu hỏi trước thì ít nhiều cũng có thêm thông tin để quyết định”.
Đấy, chị em công sở thấy đấy, không phải cứ là công ty tập đoàn lớn với mác nước ngoài là sẽ luôn “chơi đẹp” trong mọi tình huống. Và cái kết xảy đến với cô nàng trên chính là một trong những “chiêu bài” cực kỳ xấu thường được rất nhiều công ty “làm ăn cà chớn” áp dụng để giảm tải khối lượng công việc trong mùa cao điểm. Tuyển dụng theo mùa, hết mùa sẽ đuổi với ý nghĩ “tội gì phải trả lương cho một senior cả năm chỉ để làm việc có vài tháng”.
Với tính chất lợi dụng người lao động, đồng thời cũng vi phạm luật khi yêu cầu thử việc tận 4 tháng, câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng “500 anh chị em” công sở.
Dưới phần bình luận, phần đông đều lắc đầu ngao ngán trước sự nhẹ dạ cả tin của cô gái nhân vật chính, đồng thời gửi gắm lời khuyên như sau: “Nể bạn thật, senior mà khi công ty gia hạn thử việc thì phải nhận ra ngày có mùi chơi xấu chứ”, “giờ mới nghe vụ thử việc theo lương cơ bản các kiểu”, “khi lên đến level senior rồi thì bạn đi công ty nào cũng được mà. Công ty tệ thì mình đi thôi do bạn chưa tìm hiểu công ty trước nữa”, “cận Tết rồi bạn kiện một phát cho vui nhà vui cửa đi”,…
Bên cạnh đó cũng có không ít người khác đều đồng lòng kiến nghị cô nàng cung cấp tên công ty để mọi người biết mà né, nhất là giai đoạn sau Tết người người tìm việc, nhà nhà tìm việc mới.
Theo Helino
Dưới trướng sếp đa nghi, nàng công sở bỗng bị vu cho tội... bán thông tin về công ty cũ
"Sếp hiện tại của mình không có cảm tình tốt với công ty cũ của mình, nhưng lại kêu mình về làm cùng. Bây giờ sếp nghi ngờ mình bán thông tin cho công ty cũ".
Hai công ty trong cùng một lĩnh vực chẳng ưa gì nhau suy cho cùng cũng là chuyện dễ hiểu. Thương trường cạnh tranh khốc liệt, đối thủ thường xem nhau như kẻ thù cơ không đội trời chung cơ mà.
Ấy thế, cứ tưởng đó chỉ là chuyện của những nhà lãnh đạo, nhưng không, mới đây sự "không ưa" to tát này đã ảnh hưởng trực tiếp đến một nàng công sở vốn chỉ thuộc dạng "làm công ăn lương" bình thường. Cụ thể, cô nàng đăng đàn khóc kể với cộng đồng cư dân mạng và xin lời khuyên như sau:
"Mình chán nản quá các bạn ơi. Tư vấn giúp mình với.
Sếp hiện tại của mình không có cảm tình tốt với công ty cũ của mình, nhưng lại kêu mình về làm cùng. Nhưng bị một điều là sếp mình quá cảm tính và làm việc theo cảm xúc cá nhân. Bây giờ sếp nghi ngờ mình bán thông tin cho công ty cũ.
Thiệt tình mình không biết phải làm sao cho nhẹ cái đầu để tập trung làm việc chứ kiểu như vậy chả có tinh thần làm việc gì cả. Các bạn cho mình xin ý kiến chia sẻ nhé. Nên tiếp tục ở lại hay ra đi?".
Vâng, tựu trung lại có thể dễ dàng thấy rằng, chỉ vì nhảy từ công ty này sang công ty khác vốn là đối thủ cạnh tranh, đã thế còn dưới trướng một vị sếp đa nghi nên cô nàng công sở nhân vật chính đã rơi vào tình cảnh chua như chanh và chát như chuối xanh.
Và có vẻ như thấu hiểu nỗi lòng này, hàng loạt dân công sở đã nhanh chóng "tràn" vào bài tâm sự để giúp đỡ cho lời khuyên. Một số người thì bảo rằng cô gái nên nhanh chóng "dứt áo ra đi" vì: "Sếp đa nghi kiểu này sống gì nổi", "thôi có cố gắng ở lai cũng chẳng có cơ hội thăng tiến đâu", "sếp mà chả lý trí cứ làm việc theo cảm xúc khó mà có thể cùng đi lâu dài",...
Trong khi đó, một số khác lại cho rằng, trước khi đưa ra quyết định đi hay ở, nàng công sở nên cho mình và sếp một cơ hội để cùng ngồi xuống nói chuyện với nhau, biết đâu qua đó sẽ hóa giải được những khúc mắc, hiểu lầm không đáng có.
"Em đã trao đổi với sếp chưa? Để hiểu tại sao sếp em lại nghi ngờ, biết đâu có hiểu lầm gì mà mình giải tỏa được thì sao. Chị vẫn sẽ khuyên em tìm việc khác nếu tình hình không cải thiện, nhưng trước khi ra đi hãy cho mình và sếp một cơ hội thẳng thắn với nhau, mình vẫn nên nỗ lực giải quyết vấn đề trước khi từ bỏ vấn đề nha em. Chúc em may mắn".
"Thật ra, hiểu lầm giữa sếp và nhân viên trong môi trường làm việc vẫn nhiều như cơm bữa, quan trọng là chúng ta có chịu ngồi xuống để cùng nhau đàm thoại giải quyết không. Chứ có hiểu lầm, ngờ vực xong quyết định nghỉ việc thì... kém quá, nói nghe dễ chứ nghỉ xong lại thất nghiệp một thời gian đi tìm việc mới khó và cực lắm em. Nói chuyện thẳng thắn một lần với sếp trước đã".
Theo Helino
Đối tác gửi hơn chục phần quà Tết, sếp chẳng chia cho nhân viên mà còn dõng dạc: Mang hết về nhà anh! "Quà bánh đối tác đưa có chia thành túi nhỏ, đại loại nhìn vào là hiểu ý có 5 người mỗi người 1 phần. Nhưng sếp mình kêu cả đám xách đến nhà sếp để đó, chẳng bảo các chị em chia nhau hay gì hết". Những ngày này, dân văn phòng có lẽ đều xôn xao xoay quanh chủ đề "lương tháng...