Công ty xe điện Trung Quốc dự kiến bàn giao ô tô bay trong năm 2026
Xpeng AeroHT, một công ty liên kết của nhà sản xuất xe điện Trung Quốc Xpeng, đặt mục tiêu cung cấp ô tô bay cho khách hàng vào năm 2026.
Thiết kế chiếc Land Aircraft Carrier của Xpeng. Ảnh: CNBC
Ông Brian Gu, đồng chủ tịch của Xpeng đã chia sẻ thông tin này với kênh CNBC (Mỹ) vào hôm 17/5.
Năm 2023, Xpeng AeroHT đã giới thiệu Land Aircraft Carrier – một chiếc xe điện lớn với thiết bị bay không người lái gồm hai chỗ ngồi bên trong. Thiết bị bay có thể tách ra khỏi xe điện và sau đó mọi người có thể vào trong nó và cất cánh.
Ông Brian Gu lưu ý: “Lý do chúng tôi tự tin là bởi chúng tôi thiết kế sản phẩm này không nhằm mục đích sử dụng ở các trung tâm đô thị mà cho vùng ngoại ô, trong khu thắng cảnh, nơi chúng tôi sẽ làm việc với chính quyền các thành phố để tạo ra công viên bay và vùng bay cho mọi người tận hưởng chuyến bay mà không gặp rắc rối từ phê duyệt phức tạp”.
Video đang HOT
Xpeng trong năm nay thông báo ô tô bay hiện đang trải qua quá trình chứng nhận với cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc. Mốc thời gian năm 2026 muộn hơn so với mục tiêu giao hàng vào quý 4 năm 2025 mà Xpeng đã đưa ra trước đó.
Xpeng đang tìm cách mở rộng sang các lĩnh vực di chuyển bằng điện khác. CEO He Xiaopeng của Xpeng trước đây đã nói với CNBC rằng robot và ô tô bay là một phần trong các mục tiêu dài hạn của công ty.
Các công ty ở Mỹ, châu Âu và châu Á đang đua nhau phát triển ô tô bay (taxi hàng không). Theo JPMorgan, thị trường ô tô bay có thể đạt giá trị 1 nghìn tỷ USD vào năm 2040. Do đó, một số công ty đang cố gắng dẫn đầu “làn sóng mới”.
Ô tô bay có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Và nó được cung cấp năng lượng bằng điện chứ không phải nhiên liệu truyền thống.
Các cơ quan quản lý hàng không trên toàn thế giới chịu trách nhiệm đưa ra quy tắc liên quan đến ô tô bay, gồm Cơ quan an toàn hàng không của Liên minh châu Âu (EASA), Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc.
Tất cả các cơ quan quản lý này đã đưa ra nhiều quy tắc và chứng nhận khác nhau mà các nhà sản xuất và khai thác ô tô bay cần tuân thủ, đáp ứng trước khi có thể đưa những phương tiện này vào hoạt động thương mại. Các chứng chỉ thường xoay quanh khía cạnh như an toàn máy bay và giấy phép phi công.
Doanh nhân Pháp mất ngủ vì 'bão Trung Quốc' bao trùm mảng xe điện châu Âu
Phát biểu được người đứng đầu tập đoàn Renault (Pháp) đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc áp hạn chế lên xuất khẩu gali và gecmani, hai kim loại quan trọng trong sản xuất xe điện.
Hãng Reuters ngày 9.7 dẫn lời Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Renault (Pháp) Jean-Dominique Senard cảnh báo "cơn bão Trung Quốc" hiện bao trùm lĩnh vực xe điện (EV) đang phát triển của châu Âu. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nắm giữ các nguyên liệu thô chính để sản xuất chế tạo pin cho ô tô không phát thải.
"Khi nói về một cơn bão Trung Quốc, tôi đang nói về áp lực mạnh mẽ hiện nay liên quan việc nhập khẩu xe (điện) của Trung Quốc vào châu Âu", ông Senard phát biểu tại hội thảo về công nghệ ở TP.Aix-en-Provence (Pháp) ngày 8.7.
Ông Jean-Dominique Senard đến TP.Douai (Pháp) vào 6.2021 để khảo sát địa điểm tiềm năng để phát triển trung tâm sản xuất xe điện. Ảnh REUTERS
Theo ông Senard, châu Âu có khả năng sản xuất xe điện, nhưng đang vật lộn để đảm bảo an toàn cho nguồn cung. Ông cho biết thêm rằng ngành công nghiệp xe điện và chuỗi cung ứng nguyên liệu thô của Trung Quốc là kết quả của nhiều năm đầu tư tiêu tốn hàng tỉ euro.
Hãng Bloomberg dẫn lời ông Senard cho biết nguy cơ Trung Quốc cắt nguồn cung cấp nguyên liệu thô là điều khiến ông "phải thức trắng đêm". "Đó là một vấn đề chiến lược lớn. Chúng ta có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn chỉ sau một đêm, và không ai lường trước được điều này", ông nói thêm, đồng thời cảnh báo Liên minh châu Âu đã không đánh giá tác động từ sự phụ thuộc của lục địa già vào kim loại Trung Quốc.
Các hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng gây ra nhiều gián đoạn hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, châu Âu đang gấp rút tìm giải pháp thay thế trong trường hợp xấu nhất. Ông Senard cho hay việc phát triển các loại nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như điện tử tổng hợp và hydro, sẽ rất quan trọng trong trường hợp thiếu pin đột ngột do khan hiếm nguyên liệu thô.
Các phát biểu của ông Senard ám chỉ việc Trung Quốc trong tuần này áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu gali và gecmani, hai kim loại quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn, viễn thông và xe điện. Quyết định của Bắc Kinh được cho là đòn ăn miếng trả miếng mới của Trung Quốc trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ.
Trung Quốc là nhà sản xuất thống trị toàn cầu trong lĩnh vực xuất khẩu gali và gecmani, và chiếm 94% sản lượng gali của thế giới, theo thống kê từ Trung tâm theo dõi khoáng sản quan trọng của Anh.
EU mở rộng danh sách điều tra hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc Ủy ban châu Âu (EC) đã mở một cuộc điều tra đối với các sản phẩm sắt hoặc thép cán phẳng, mạ hoặc tráng thiếc từ Trung Quốc để đánh giá liệu hàng nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) có được bán với giá quá thấp hay không. Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất nhôm cán ở tỉnh...