Công ty vốn 5 tỷ vay nước ngoài 1.400 tỷ đồng, chịu lãi suất 20%/năm
Với vốn điều lệ chỉ 5 tỷ đồng, Công ty Thương mại Hồng Hoàng vẫn huy động được 1.400 tỷ từ tổ chức đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 20%/năm.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng vừa có thông báo gửi về Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc đã hoàn tất phát hành hơn 14 triệu trái phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, công ty này đã huy động thành công hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó toàn bộ trái phiếu được mua bởi nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Lô trái phiếu này được tư vấn và lưu ký bởi Công ty chứng khoán ACB (ACBS). Trái chủ không có quyền chuyển đổi nhưng có tài sản đảm bảo với kỳ hạn 5 năm.
Đặc biệt, lãi suất trái phiếu công ty này phát hành lên tới 20%/năm, mức lãi suất trái phiếu cao nhất hiện nay trên thị trường. Nếu tính theo sổ sách, mỗi năm công ty này sẽ phải chi ra khoảng 280 tỷ đồng để trả lãi cho các trái chủ. Và sau 5 năm, tổng số tiền gốc và lãi Hồng Hoàng phải thanh toán vào khoảng 2.800 tỷ đồng, gấp đôi số tiền huy động được hiện tại.
Mức lãi suất của công ty trên bỏ xa mức lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp bình quân trong tháng 10 trên sàn HNX, ở mức 10,69%. Trong khi đó, mức lãi suất đối với các khoản trái phiếu kỳ hạn 5 năm tương đương phổ biến ở mức 9,5-10,95%.
Công ty Hồng Hoàng là doanh nghiệp có nhiều giao dịch phát sinh liên quan cổ phiếu Ngân hàng ACB. Ảnh minh họa: KT.
Mức lãi suất trái phiếu mà Hồng Hoàng đưa ra cũng vượt xa các con số lãi suất trái phiếu trước đó của Công ty Bất động sản Phát Đạt là 14,5%/năm hay 13% của Pharmacity.
Đáng chú ý, huy động tới 1.400 tỷ đồng với lãi suất 20%/năm nhưng Hồng Hoàng chỉ có vốn điều lệ hơn 5 tỷ đồng. Công ty do bà Phạm Thị Khánh Hồng làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Video đang HOT
Doanh nghiệp này được thành lập tháng 11/2016 và có trụ sở tại tầng 3, tòa nhà An Phú Plaza, số 117-119 Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM.
Trước đợt phát hành trái phiếu với lãi suất kỷ lục nói trên, Hồng Hoàng cũng thực hiện một hợp đồng bảo đảm bằng cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu (ACB).
Theo đó, công ty này đã lấy hơn 60,77 triệu cổ phiếu ACB để làm tài sản bảo đảm với bên nhận đảm bảo là Saigon Asia Credit Limited – pháp nhân có trụ sở tại thiên đường thuế Cayman Islands.
Hiện tại, thị giá cổ phiếu ACB vào khoảng 25.000 đồng, tương đương lượng cổ phiếu Hồng Hoàng dùng làm tài sản bảo đảm có trị giá hơn 1.500 tỷ đồng, cao hơn giá trị lô trái phiếu mà doanh nghiệp này vừa mới phát hành.
Liên quan đến cổ phiếu Ngân hàng ACB, ngày 30/10 vừa qua (một ngày sau khi Công ty Hồng Hoàng hoàn tất phát hành trái phiếu) đã xuất hiện 4 giao dịch thỏa thuận cổ phiếu ACB tại mức giá 23.800 đồng. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 60,77 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị giao dịch 1.446 tỷ đồng. Trong đó có 3 lệnh với tổng khối lượng 35,2 triệu cổ phiếu, đúng bằng số cổ phiếu quỹ mà ACB bán ra.
Lô cổ phiếu ACB được giao dịch thỏa thuận này cũng trùng khớp với số cổ phiếu mà Công ty Hồng Hoàng nắm giữ và dùng làm tài sản bảo đảm với Saigon Asia Credit Limited trước đó.
Theo News.zing.vn
Vòng xoáy lãi suất cao
Tổng giám đốc một ngân hàng cho rằng, lãi suất cao chính là vòng xoáy đào sâu hố ngăn cách giữa các ngân hàng thương mại.
Ảnh minh họa.
Một tuần sau quyết định hạ lãi suất cơ bản lần thứ ba trong năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thị trường đón thêm quyết định của một số ngân hàng trung ương khác.
Thái Lan tiếp tục giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục. Trung Quốc cũng vừa cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) lần đầu tiên kể từ đầu năm 2016...
Thống kê của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay đã có 46 ngân hàng trung ương trên thế giới cắt giảm lãi suất.
Việt Nam cũng nằm trong số đó, với quyết định từ ngày 16/9 vừa qua. Nhiều ý kiến trong giới nghiên cứu và phân tích (qua khảo sát cụ thể tại một hội thảo chuyên ngành gần đây) cùng nghiêng về khả năng các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ dừng lại như hiện nay mà khó có giảm thêm nữa cho đến năm 2020.
Ở một chuyển động khác, rất đáng chú ý: gần đây một số ngân hàng thương mại đã rút dần các mức lãi suất huy động cao vượt trội qua đợt tăng trong quý III/2019, hoặc biểu niêm yết đặt trước các điểm giao dịch đã có giảm xuống so với trước.
Dù vậy, lãi suất huy động vốn trung và dài hạn tại Việt Nam hiện vẫn khá cao, nhiều ngân hàng vẫn đang áp từ 8,5% đến gần 9%/năm.
Trao đổi về cạnh tranh những mức lãi suất cao đó, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cho rằng đây đang là vòng xoáy đào sâu hố ngăn cách giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam. Và vòng xoáy này ngày một trở nên khắc nghiệt.
"Lãi suất do thị trường quyết định, chứ ý chí một ngân hàng riêng lẻ không thể quyết định được", vị tổng giám đốc trên đặt vấn đề.
Theo đó, khi lãi suất huy động tăng, các ngân hàng cùng phân khúc cạnh tranh thường xem xét tăng theo để giữ chân và giữ cân đối nguồn. Lãi suất đầu vào cao, lãi suất cho vay đầu ra cũng thường cao lên.
Khi lãi suất cho vay cao, chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng, ngân hàng đó phải tiếp cận những khách hàng ở phân khúc có độ rủi ro cao hơn, tiềm ẩn nợ xấu. Những khách hàng tốt, chất lượng khoản vay tốt thường tìm đến những nguồn cho vay có chi phí thấp.
Lãi suất cho vay cao, rủi ro tiềm ẩn nợ xấu cao hơn, và khi vướng nợ xấu thì ngân hàng càng khó khăn trong việc rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng khác trong cạnh tranh.
Còn nếu lãi suất huy động cao, ngân hàng vẫn cố gắng cho vay lãi suất thấp hoặc không nâng lãi suất cho vay tương ứng, biên lợi nhuận sẽ mỏng lại. Khi biên lợi nhuận mỏng đi, nguồn lợi nhuận giữ lại kém đi, nguồn lực để đầu tư, phát triển các yếu tố nền tảng cũng hạn chế đi.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều ngân hàng đã thoát hẳn giai đoạn khó khăn 2011-2015, bắt đầu tăng tốc và gia tăng lợi nhuận để tích lũy nguồn lực, có thêm điều kiện để tăng đầu tư cho hạ tầng, nhân sự, công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ..., thì vẫn có nhiều thành viên phải loay hoay với lãi suất cao để cân đối nguồn, mà nguồn lực đầu tư cho các yếu tố nền tảng càng hạn chế.
Theo phân tích của vị lãnh đạo ngân hàng trên, vòng xoáy lãi suất cao với những mối liên hệ đó khiến khoảng các giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng doãng rộng.
Còn riêng về lãi suất, đến nay, khoảng cách chênh lệch lãi suất huy động cao nhất giữa các nhóm ngân hàng đã vượt trên mức 2%/năm, mà những năm gần đây phổ biến chỉ chênh lệch trong khoảng 1,2-1,5%/năm mà thôi.
MINH ĐỨC
Theo Bizlive.vn
Thông tin mới nhất về lãi suất ngân hàng ACB Trong tháng 11, mức lãi suất ngân hàng ACB cao nhất tại hình thức gửi tiết kiệm thường là 8%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 18 tháng trở lên và số tiền từ 5 tỉ đồng trở lên. Thông tin từ ngân hàng ACB, trong tháng 11, nhà băng này tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất huy động cho...